Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

7 mẹo siêu đơn giản ngăn ngừa bệnh tật do nắng nóng, ai cũng có thể làm

Chỉ với một vài mẹo đơn giản như theo dõi nhiệt độ và độ ẩm trong ngày, uống đủ nước, tránh hoạt động dưới nắng gắt, thường xuyên nghỉ giữa giờ khi lao động, bạn vẫn có thể tận hưởng một mùa hè ý nghĩa và hạnh phúc bên những người thân yêu.

Vào thời kỳ cao điểm do nắng nóng hàng năm, những bệnh liên quan tới sốc nhiệt như đột quỵ hay kiệt sức do nhiệt độ cao có thể ảnh hưởng tới người dân.

Một số triệu chứng do sốc nhiệt bao gồm mệt mỏi, đổ mồ hôi, nhịp tim tăng nhanh, chuột rút, chóng mặt, buồn nôn, và nôn.

Nếu không sớm can thiệp, sốc nhiệt có thể tiến triển thành đột quỵ. Các triệu chứng của đột quỵ bao gồm:

- Thân nhiệt cao trên 39 độ C

- Đau đầu.

- Da đỏ bừng.

- Lú lẫn và mất ý thức.

Vì vậy, điều quan trọng là bạn cần phải bảo vệ bản thân trong cái nắng oi nồng của mùa hè. Sau đây là 7 bước giúp bạn và những người thân yêu tránh các bệnh tật liên quan tới nắng nóng mùa hè này.

Bảo vệ sức khỏe trong cái nắng gắt là cách để tận hưởng mùa hè bên những người thân yêu.

1. Luôn theo dõi nhiệt độ trong ngày

Theo dõi bản tin thời tiết để nắm rõ nhiệt độ trong ngày. Các ứng dụng thời tiết cũng góp phần giúp bạn sẵn sàng chuẩn bị khi ra ngoài.

Mức nhiệt thường tính toán theo tương quan với độ ẩm tương đối trong không khí. Nó sẽ chính xác hơn nếu có thêm chỉ số hấp thu nhiệt của cơ thể bạn. Chẳng hạn như nếu nhiệt độ ngoài trời là 35-36 độ C và độ ẩm tương đối là 65%, cơ thể bạn sẽ hấp thu mức nhiệt tương đương với trên 49 độ C.

2. Uống nhiều nước

Cơ thể bạn cần nhiều nước hơn trong những ngày hè nóng nực do bị mất nước khi đổ mồ hôi, và do nước bốc hơi nhanh hơn khỏi bề mặt da.

Vì vậy tránh mất nước là cách hiệu quả nhất để chống các bệnh do nắng nóng. Uống nhiều nước, tránh uống quá nhiều đồ uống có cồn và chứa caffein, bởi những chất kích thích này khiến bạn đi tiểu nhiều hơn, do vậy càng làm mất nước hơn.

Uống nhiều nước tốt cho cơ thể vào mùa hè.

Điều quan trọng là uống nước trước khi bạn cảm thấy khát chứ không phải khi khát mới uống. Bởi khát là một biểu hiện của mất nước. Một mẹo mà mọi người cần biết là hãy giữ một chai nước bên mình mọi lúc, mọi nơi để uống nước trở thành một thói quen.

Không có lời khuyên chính xác bạn nên uống bao nhiêu nước bởi cơ thể mỗi người khác nhau. Tuy nhiên, nếu bạn đi tiểu cứ sau 4 giờ/lần và nước tiểu có màu vàng nhạt thì chứng tỏ bạn đã uống đủ nước để không bị mất nước.

3. Không bỏ quên bất kỳ ai, kể cả thú cưng trong ô tô

Tử vong do bị bỏ quên trên ô tô, hay còn gọi là sốc nhiệt trong xe thường xảy ra nhất khi người lớn bỏ quên trẻ trên xe, hoặc khi trẻ mở cửa xe vào trong rồi vô tình bị kẹt trong xe.

Nhiệt độ bên trong một chiếc xe bị khóa có thể tăng thêm 6-7 độ C chỉ trong vòng 10 phút, dễ dẫn đến tình trạng sốc nhiệt hoặc thậm chí đột quỵ nếu ai đó bị kẹt trong xe. Cũng cần lưu ý là khi xe tắt máy và điều hòa không hoạt động, kể cả việc để hé mở cửa sổ ô tô một chút cũng không thể giảm nhiệt độ trên ô tô.

Vì vậy, đừng bao giờ bỏ quên bất kỳ ai (kể cả thú cưng) trong ô tô. Nếu không tìm thấy bé nhà bạn ở đâu, hãy đảm bảo bé không bị bỏ quên trên ô tô. Nếu bạn nhìn thấy một trẻ em hay thú cưng bị kẹt trong xe, hãy nhanh chóng tìm kiếm cha mẹ hay người chủ hoặc gọi đội cứu hộ để mở được cửa ô tô.

4. Tránh những hoạt động quá sức

Trong những ngày nóng nực, kể cả khi bạn nghỉ ngơi, cơ thể vẫn gặp khó khăn hơn trong việc duy trì nhiệt độ cơ thể ở ngưỡng an toàn. Nếu bạn hoạt động quá sức ngoài trời khi nhiệt độ cao, bạn sẽ dễ bị tăng thân nhiệt, ảnh hưởng tới các cơ quan trong cơ thể. Điều này có thể dẫn tới mất nước nhanh, sốc nhiệt, đột quỵ và suy tạng.

Ở ngoài trời , hãy tìm nơi có bóng râm vào mùa hè.

Để khỏe mạnh, cần tránh các hoạt động cường độ cao giữa những giờ cao điểm nắng nóng nhất trong ngày. Nên ở trong bóng râm nhiều nhất có thể. Hãy mặc quần áo phù hợp, thường xuyên dừng lại nghỉ một lát khi hoạt động thể chất, đảm bảo uống đủ nước.

5. Cẩn thận trước những tác dụng phụ của thuốc

Điều quan trọng là cần phải nhận biết về những tác dụng phụ của các thuốc mà bạn đang sử dụng. Một số đơn thuốc có thể khiến cơ thể bạn trở nên nhạy cảm hơn dưới ánh nắng, khiến bạn bị tụt huyết áp, tăng nguy cơ ngất và làm cho bạn dễ bị mất nước hoặc bị các bệnh do mức nhiệt cao gây ra.

6. Hãy thận trọng hơn nếu bạn là đối tượng có nguy cơ cao

Một số đối tượng dễ nhạy cảm hơn với nắng nóng và nhiệt độ cao như trẻ em, người cao tuổi và người mắc bệnh lý nền. Những đối tượng này sẽ dễ mắc các bệnh liên quan tới nắng nóng hơn so với những người khác.

Lời khuyên rằng những đối tượng này nên ở trong nhà nhiều nhất có thể trong những ngày nắng nóng cao điểm. Hãy sử dụng điều hòa, uống nhiều nước và nước trái cây. Tìm kiếm trợ giúp y tế nếu bắt đầu có các triệu chứng như mất nước hay sốc nhiệt hoặc khi tình trạng bệnh lý nền nặng lên.

Vào mùa hè, hãy mặc những trang phục rộng rãi, tạo cảm giác thoải mái cho cơ thể.

7. Mặc quần áo chất liệu nhẹ, thoáng mát

Da bạn là cơ quan bao phủ diện tích lớn nhất trên cơ thể, cũng đồng nghĩa rằng nó đóng vai trò quan trọng trong việc giữ cho thân nhiệt ở mức an toàn. Trong thời tiết oi bức, hãy mặc quần áo nhẹ, rộng rãi, thoáng mát cho phép thấm mồ hôi và làm mát da.

Bạn nên đội mũ rộng vành khi ra đường, bởi điều đó đảm bảo điều hòa cơ thể, do 50% nhiệt lượng cơ thể được giải phóng qua da đầu và da mặt.

Tham khảo thêm thông tin bài viết: Chống nắng bằng cách uống nước gạo.

Nguyễn Vân (theo GoHealth) - Theo suckhoedoisong.vn
Bình luận
Tin mới
  • 19/06/2025

    Cập nhật nghiên cứu về mối liên quan giữa vitamin K2 và nguy cơ thấp còi

    Nói đến phát triển chiều cao, chắc chắc phải nói đến canxi và vitamin D – những thành phần cốt lõi cho sự phát triển và duy trì sức khỏe của xương. Các bằng chứng khoa học gần đây chứng minh rằng, cùng với canxi và vitamin D còn có vai trò vô cùng quan trọng của vitamin K2. Một số nghiên cứu gần đây đã cho thấy vitamin K2 có thể tác động trực tiếp đến sự tăng trưởng chiều cao của trẻ, đặt ra vấn đề cấp thiết cần cung cấp đủ K2 trong những giai đoạn vàng của sự phát triển ở trẻ nhỏ.

  • 19/06/2025

    Sử dụng D3K2 hiệu quả: Vai trò của công nghệ tiên tiến

    Vitamin D3 và K2 là hai vi chất thiết yếu giúp trẻ phát triển hệ xương chắc khỏe và tăng trưởng chiều cao tối ưu. Tuy nhiên, không phải cứ bổ sung là cơ thể sẽ hấp thu hiệu quả. Thực tế, cả vitamin D3 và K2 đều là vitamin tan trong dầu, và đặc tính này khiến chúng rất khó hấp thu qua đường tiêu hóa, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Việc bổ sung mà không có sự hỗ trợ của công nghệ có thể dẫn đến hấp thu kém, giảm hiệu quả và gây lãng phí.

  • 19/06/2025

    5 loại rau đặc biệt tốt cho gan

    Các bệnh về gan ngày càng gia tăng, ảnh hưởng đến hàng triệu người trên toàn cầu. Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của gan.

  • 19/06/2025

    Làm thế nào để trung hòa tác dụng của Caffeine?

    Có thể bạn uống quá liều cà phê hay uống một ly nước tăng lực, bạn gặp dấu hiệu run rẩy, nhịp tim không đều, đau bụng và các tác dụng phụ khác của caffeine. Từ việc uống nước đến ăn chuối, hãy tìm hiểu cách thực sự hiệu quả để trung hòa tác dụng của quá nhiều caffeine.

  • 19/06/2025

    Lựa chọn vitamin D3 K2: Đừng chỉ nhìn vào nhãn, hãy xem kỹ chất lượng nguyên liệu

    Vitamin D3 (cholecalciferol) và vitamin K2 (menaquinone) là hai vi chất dinh dưỡng đóng vai trò thiết yếu trong quá trình chuyển hóa canxi và phát triển hệ xương. Trong bối cảnh trẻ em có xu hướng giảm đáng kể tiếp xúc với ánh nắng tự nhiên (nguồn tổng hợp chính của vitamin D3) và chế độ ăn uống của trẻ không đảm bảo đủ lượng vitamin K2, việc bổ sung phối hợp hai vi chất này thông qua các sản phẩm bổ sung ngày càng được quan tâm của các chuyên gia dinh dưỡng nhi khoa cũng như các bậc cha mẹ.

  • 18/06/2025

    6 cách ăn uống để hạn chế suy thận ở người trẻ

    Suy thận thường được coi là bệnh của người lớn tuổi nhưng thực tế, các yếu tố nguy cơ và thói quen ăn uống không lành mạnh ở một bộ phận người trẻ có thể âm thầm dẫn đến suy thận.

  • 18/06/2025

    Tiêm chủng vaccine có thật sự cần thiết?

    Trong suốt lịch sử y học, tiêm chủng được coi là một trong những phát minh quan trọng nhất, mang lại khả năng phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Tuy nhiên, trên thực tế, vẫn tồn tại không ít lo ngại và hiểu lầm về quy trình và tác dụng của việc tiêm vaccine.

  • 18/06/2025

    Bổ sung vitamin D3 từ nguồn nào tốt?

    Vitamin D3 (cholecalciferol) là một vi chất dinh dưỡng thiết yếu, có vai trò trung tâm trong quá trình khoáng hóa xương, chuyển hóa canxi–phospho, hỗ trợ hệ miễn dịch, điều hòa nội tiết và góp phần phòng ngừa nhiều bệnh mạn tính. Các thụ thể vitamin D được tìm thấy ở hầu hết các mô trong cơ thể, cho thấy phạm vi ảnh hưởng sinh học rất rộng của vitamin D(1).

Xem thêm