Mùa hè thời tiết thường nắng nóng, cần chăm sóc trẻ như thế nào để đảm bảo sức khỏe và an toàn cho trẻ trong những ngày hè. Dưới đây là những sai lầm mà các bậc cha mẹ cần tránh.
Mùa hè không cần tắm nắng
Nhiều cha mẹ cho rằng mùa hè có nhiều ánh nắng mặt trời nên việc trẻ lớn không cần tắm nắng. Điều này chưa hẳn đúng, việc tắm nắng mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe. Vì ánh nắng mặt trời là nguồn cung cấp Vitamin D tự nhiên dồi dào nhất. 80% Vitamin D được tổng hợp khi tia cực tím của mặt trời chiếu vào da, giúp cơ thể hấp thụ canxi và phốt pho từ các nguồn thực phẩm tiêu thụ hàng ngày, có tác dụng tăng cường sức khỏe cho xương.
Đối với trẻ em, tắm nắng sẽ giúp phát triển xương, tăng trưởng chiều cao, ngăn ngừa bệnh vàng da. Đối với người lớn, tắm nắng có tác dụng phòng ngừa bệnh loãng xương. Tắm nắng còn giúp cơ thể tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng, chống chọi với bệnh tật tốt hơn.
Tắm nắng cũng được coi là bài thể dục hữu hiệu cho tim. Ánh nắng mặt trời làm tăng lưu thông máu, đặc biệt ở các tĩnh mạch, giảm Cholesterol và nhu cầu tiêu thụ ôxy ở cơ tim, giúp điều hòa huyết áp, từ đó hạn chế nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Việc tắm nắng trong mùa hè sẽ mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe của trẻ.
Để đảm bảo an toàn, nên tắm nắng trong khoảng 15 - 30 phút vào mỗi buổi sáng. Đối với những người có sức khỏe tốt, có thể áp dụng trong khoảng 1 giờ. Khi mới bắt đầu tắm nắng, chỉ nên phơi nắng khoảng 5 - 10 phút để làn da thích ứng dần với ánh nắng mặt trời. Thời điểm tắm nắng an toàn là 7h – 9h sáng đối với mùa đông, 6h30 – 7h30 sáng đối với mùa hè. Vào thời điểm này, các tia tử ngoại thấp, không gây hại cho sức khỏe mà còn giúp da hấp thụ Vitamin D.
Không nên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong khoảng thời gian từ 10 giờ sáng đến 3 giờ chiều, vì những tia nắng lúc này thường gắt và có hại, ảnh hưởng xấu đến làn da, tăng nguy cơ ung thư da. Tắm nắng nên tắm trực tiếp và phải tắm cả lưng, chân và đầu. Để da không bị cháy nắng nên sử dụng kem chống nắng và đeo kính râm để bảo vệ mắt. Tuyệt đối không được lạm dụng việc tắm nắng vì nếu tiếp xúc với ánh nắng mặt trời quá nhiều có thể bị cảm nắng, hỏng mắt, bỏng da, cứng và khô da, làm da sần sùi, sạm da và tăng khả năng bị ung thư da.
Xem ti vi an toàn hơn các thiết bị công nghệ khác
Ngày nay, nhiều cha mẹ lo lắng không cho trẻ dùng điện thoại, máy tính… nhưng lại cho trẻ xem ti vi và đây được xem là "cứu tinh" không hại đến trẻ. Nghỉ hè, cha mẹ đi làm, bận rộn với việc nhà như giặt giũ, nấu ăn... đều bật ti vi cho trẻ xem để có thể an tâm làm việc.
Tuy nhiên, điều này không hẳn đúng, việc xem ti vi nhiều (trên 2 giờ đồng hồ) lẫn sử dụng các thiết bị công nghệ có những tác hại dễ nhận thấy. Các nghiên cứu cho thấy, khi trẻ xem ti vi nhiều làm trẻ giảm vận động các nhóm cơ kiểm soát sự tập trung. Nguyên nhân là khi trẻ xem ti vi, trẻ chỉ tiếp thu một chiều, không có sự giao tiếp và phản hồi. Do đó, trẻ sẽ không thể phán đoán chính xác giá trị, quy mô sự việc. Nếu trẻ không có hiểu biết chính xác về bản thân và không giao tiếp tốt với người khác, trẻ không có EQ cao.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng trẻ xem ti vi, smartphone... hơn 5 giờ mỗi ngày có mối tương quan rõ ràng với bạo lực chống đối xã hội. Một mặt, trẻ bị ảnh hưởng bởi những nội dung truyền hình không tốt nên đã bắt chước một cách vô thức. Mặt khác, do trẻ em thiếu sự giáo dục và giám sát của cha mẹ nên chúng có những hành vi bất thường.
Một số trẻ ngửa cổ khi xem TV dễ gây ra hiện tượng lác mắt. Ánh sáng của ti vi và hình ảnh thay đổi quá nhanh sẽ làm ảnh hưởng đến thị giác của trẻ.
Chính vì vậy, Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến nghị trẻ em từ 2 đến 5 tuổi xem ti vi, điện thoại, màn hình máy tính không quá 1 giờ mỗi ngày. Trẻ lớn hơn cũng khuyến cáo ít hơn 2 giờ mỗi ngày.
Ánh sáng của ti vi và hình ảnh thay đổi quá nhanh sẽ làm ảnh hưởng đến thị giác của trẻ.
Cho trẻ thức khuya và ngủ bù vào hôm sau
Nhiều cha mẹ cho rằng nghỉ hè không phải đi lớp nên thoải mái cho trẻ trẻ thức khuya và ngủ bù vào hôm sau. Điều này thực sự không tốt cho sức khỏe nếu lặp lại nhiều ngày. Theo thống kê, giấc ngủ chiếm khoảng 1/3 thời gian hoạt động của mỗi người. Khi ngủ, cơ thể tiết ra những hormone quan trọng giúp trao đổi chất giữa các tế bào, tích lũy năng lượng cần thiết cho hoạt động trong ngày và quá trình tăng trưởng cơ thể, giúp não bộ sắp xếp lại thông tin một cách có hệ thống và củng cố khả năng nhớ dài hạn của não. Các nhà nghiên cứu cho thấy sau khi thức khuya, sự trao đổi chất trong não của mọi người đều có những bất thường. Ở một số vùng não, giấc ngủ bổ sung hầu như không cải thiện.
Học sinh ngủ đủ và đúng nhịp sinh học, trí nhớ sẽ được cải thiện, tâm trí trở nên minh mẫn, nhạy bén, tiếp thu bài học rất nhanh và khả năng tư duy tốt. Nếu thường xuyên "ngủ ngày cày đêm" thì sẽ bồn chồn, khó chịu, dễ nóng giận, bần thần, mệt mỏi, uể oải trong ngày, đau khớp cổ, lưng, vai, hay quên, không thể tập trung vào công việc, học tập.
Ngoài ra, vào buổi tối cha mẹ không cho trẻ ăn quá no hoặc tập thể thao mạnh trước lúc đi ngủ. Nên có những giấc ngủ trưa ngắn để cho não nghỉ ngơi. Thời gian ngủ trong 1 ngày tùy thuộc vào mỗi trẻ: Trẻ em từ 6 - 13 tuổi cần khoảng 9 - 11 giờ ngủ, trong khi trẻ em từ 14 - 17 tuổi cần từ 8 - 10 giờ ngủ.
Cho trẻ ở trong phòng điều hòa cả ngày là thủ phạm khiến sức đề kháng cơ thể của trẻ yếu đi.
Ở trong nhà có điều hòa cả ngày
Những ngày hè nắng nóng, cho trẻ ở trong phòng điều hòa là giải pháp được nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên, cách tránh nóng này lại là thủ phạm khiến sức đề kháng của cơ thể yếu đi. Khi dùng điều hòa thường xuyên, cửa phòng luôn luôn trong tình trạng đóng kín sẽ khiến không khí không thể lưu thông, dẫn đến việc vi khuẩn, bụi bẩn tích tụ ngày càng nhiều và là nguyên nhân làm tăng các bệnh đường hô hấp, cơ thể mệt mỏi do thiếu không khí sạch.
Đặc biệt, việc di chuyển đột ngột từ môi trường có nhiệt độ cao sang môi trường có nhiệt độ thấp sẽ làm nhiệt độ cơ thể hạ đột ngột, mồ hôi không toát ra được, dễ ngấm ngược lại dẫn đến cảm lạnh và nguy cơ mắc các căn bệnh về hô hấp.
Vì vậy, sáng sớm và chiều tối mát cần cho trẻ ra khỏi phòng để vận động, thời gian ở trong phòng nên chỉ để điều hòa khoảng 26 - 27 độ C. Nhiệt độ trong phòng và ngoài trời không nên chênh nhau quá 5 độ C. Trong phòng sử dụng điều hòa nên có một chiếc quạt thông gió để có thể trao đổi không khí với bên ngoài. Cần tránh việc đi ra đi vào phòng điều hòa và bên ngoài vì khi nhiệt độ cơ thể bị thay đổi liên tục do nhiệt độ bên ngoài tác động sẽ dễ bị sốc nhiệt. Trước khi ra ngoài nên tắt điều hòa trước 15 - 20 phút để tránh sự chênh lệch quá lớn giữa trong nhà và ngoài trời.
Tham khảo thêm thông tin bài viết: Cách chăm sóc trẻ khi chuyển mùa hè - thu cha mẹ nào cũng cần biết.
Mùa hè mang theo những ngày nắng kéo dài, không khí oi bức và nền nhiệt độ cao, tạo nên nhiều thách thức đối với sức khỏe con người. Một trong những ảnh hưởng phổ biến nhưng ít được chú ý là tình trạng đau đầu do nóng.
Chất béo là một trong ba nhóm dưỡng chất thiết yếu, cùng với carbohydrate và protein, có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể con người.
Mùa hè đến, cái nắng gay gắt không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi mà còn tiềm ẩn những mối nguy hiểm khôn lường đối với sức khỏe, trong đó đột quỵ nhiệt là một trong những tình trạng đáng lo ngại nhất.
Cá cơm là một nguồn dinh dưỡng ấn tượng, mang lại những lợi ích sức khỏe đáng ngạc nhiên.
Kháng sinh (hay thuốc kháng sinh) đóng vai trò then chốt trong y học hiện đại, giúp điều trị hiệu quả các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn.
Chất béo thường bị hiểu lầm là “kẻ thù” của sức khỏe, đặc biệt là đối với tim mạch và cân nặng. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cho thấy không phải tất cả chất béo đều có hại. Ngược lại, một số loại chất béo tốt lại đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì năng lượng, hấp thụ vitamin và bảo vệ cơ thể khỏi viêm nhiễm. Trong đó, dầu ăn có nguồn gốc thực vật như dầu ô liu, dầu bơ, dầu mè... không chỉ mang lại hương vị phong phú cho món ăn mà còn cung cấp các acid béo có lợi cho tim mạch, não bộ và hệ miễn dịch.
Mùa hè với những ngày nắng gay gắt không chỉ mang đến niềm vui của những chuyến đi chơi mà còn ẩn chứa nguy cơ sức khỏe mà ít ai để ý: cảm nắng. Đây là một tình trạng nghiêm trọng xảy ra khi cơ thể không thể tự điều hòa nhiệt độ trong môi trường nóng bức, dẫn đến những hậu quả khôn lường nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời.
Gan đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể. Lựa chọn đúng loại thực phẩm cũng như tránh những chất có hại góp phần bảo vệ chức năng gan khỏe mạnh.