Trẻ em là đối tượng rất dễ mắc bệnh chốc lở do sức đề kháng còn non nớt.
Triệu chứng chốc lở
Chốc là một bệnh nhiễm khuẩn da do vi khuẩn tụ cầu vàng, liên cầu gây nên. Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc trưng bởi các vết loét đỏ trên da, sau đó nhanh chóng phát triển thành mụn nước và vỡ tạo thành những lớp vỏ màu vàng. Trẻ nhỏ bị chốc lở có thể bị sốt, mệt mỏi, chán ăn khiến gia đình lo lắng.
Chốc lở có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng đa phần là các bé tuổi nhà trẻ, mẫu giáo và thường xuất hiện tại các vùng da hở như: Mặt, tay, chân, cổ, vai... Tuy là bệnh ngoài da thường gặp lành tính, nhưng nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến biến chứng như: Chàm hóa và để lại sẹo, nhiễm trùng máu, viêm cầu thận cấp, viêm phổi…
Hướng dẫn chăm sóc trẻ bị chốc lở tại nhà
Vệ sinh cơ thể, vết thương sạch sẽ
Áp dụng các biện pháp chăm sóc thân thể và vết chốc lở đúng cách sẽ rút ngắn thời gian mắc bệnh.
Để phòng ngừa bội nhiễm vết chốc lở, phụ huynh cần lưu ý giữ vết thương của trẻ sạch sẽ, không tiếp xúc với đồ vật gây kích ứng hoặc tác động trực tiếp lên da. Có thể sử dụng nước muối sinh lý hoặc một số dung dịch sát trùng theo chỉ dẫn của bác sĩ để làm sạch vết chốc lở. Đồng thời, vệ sinh cơ thể trẻ sạch sẽ giúp tinh thần thoải mái, mau chóng bình phục.
Hạn chế để trẻ cào, gãi vết thương
Các vết thương và bọng nước do chốc lở thường gây ngứa ngáy khó chịu, đặc biệt là trong mùa hè. Trẻ sờ gãi vào vết thương có thể làm lây lan ra vùng da khỏe mạnh hoặc người thân. Phụ huynh nên cắt ngắn móng tay trẻ, hạn chế cào, gãi gây kích ứng, tổn thương nặng hơn.
Mặc đồ thoáng mát
Khi trẻ bị chốc lở, cha mẹ nên cho bé mặc trang phục rộng rãi, thoáng mát, tránh trang phục bó sát, chất liệu vải cứng có thể làm tăng nguy cơ bội nhiễm.
Giữ vệ sinh môi trường sống
Điều kiện sống thiếu vệ sinh là cơ hội cho virus, vi khuẩn tấn công. Vì vậy, cần nâng cao ý thức giữ vệ sinh, tránh để nhà cửa ẩm thấp, thiếu ánh sáng hạn chế tối đa tác nhân gây bệnh. Đặc biệt, trẻ đang trong quá trình điều trị chốc lở nên tránh vui chơi gần các vật cứng nhọn, hạn chế chơi gần vật nuôi, tránh côn trùng.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Nguyên nhân gây chốc lở và cách xử trí.
Quan hệ ngày “đèn đỏ” có được không, quan hệ lúc hành kinh hay đến tháng quan hệ có dính bầu không… là những thắc mắc khá phổ biến. Hãy cùng tìm hiểu câu trả lời qua bài viết dưới đây bạn nhé!
Viêm họng và viêm xoang có mối quan hệ như thế nào, phải làm gì nếu tình trạng xảy ra liên tiếp, nhất là thời điểm nắng nóng hiện nay khiến cho bệnh viêm nhiễm hầu họng gia tăng.
Đối với đa số nữ giới, vấn đề đau bụng, nhất là đau âm ỉ vùng dưới được coi là chuyện bình thường, dễ dàng bỏ qua. Chính sự chủ quan này gây nguy hiểm đến sức khỏe, cuộc sống hằng ngày thậm chí còn liên quan đến thiên chức làm mẹ ở nữ giới.
Viêm phổi là căn bệnh hay gặp ở trẻ nhỏ và là nguyên nhân chủ yếu khiến trẻ phải nhập viện. Sau khi trẻ được điều trị, các bác sĩ dặn tái khám theo lịch. Tuy nhiên, rất nhiều cha mẹ đã không thực hiện lịch hẹn này.
Khi ung thư vú di căn có nghĩa là bệnh đã tiến triển đến giai đoạn nặng hơn so với ung thư tại chỗ. Vậy, ung thư vú có thể di căn đến những bộ phận nào, bài viết dưới đây giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Mùa hè nóng bức là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, virus gây bệnh phát triển. Thời tiết nắng nóng, ăn uống kém cộng với hệ miễn dịch của trẻ còn yếu, nên nguy cơ mắc bệnh sẽ cao hơn. Vậy, bí quyết nào để tăng sức đề kháng cho trẻ thời điểm này, giúp cơ thể trẻ chống lại tác nhân gây bệnh?
Nước bể bơi có thể chứa một số hóa chất gây kích ứng ngoài da. Một số lưu ý sau giúp bạn bảo vệ làn da và mái tóc khi thường xuyên đi bơi trong mùa Hè.
Bạn muốn tối ưu hóa và hỗ trợ khả năng tập luyện thể thao của mình bằng các loại thực phẩm bổ sung, nhưng không phải tất cả các loại thực phẩm bổ sung hiện nay đều đem lại lợi ích như mong muốn. Một số loại thực phẩm bổ sung nếu sử dụng với liều cao còn có thể gây nguy hiểm. Dưới đây là một số loại thực phẩm bổ sung phổ biến trong thể thao và tác dụng thật sự của chúng.