Tiêu chảy là cách cơ thể tự loại bỏ vi khuẩn gây bệnh, và hầu hết các đợt bệnh thường kéo dài vài ngày đến một tuần. Tiêu chảy có thể xảy ra kèm theo sốt, buồn nôn, nôn, đau bụng, mất nước, thậm chí phát ban. Một số lý do phổ biến nhất khiến trẻ bị tiêu chảy bao gồm:
Nhiễm trùng: Tiêu chảy do nguyên nhân nhiễm trùng có thể do virus như rota virus, vi khuẩn như salmonella và hiếm khi là ký sinh trùng như giardia. Virus là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra bệnh tiêu chảy của trẻ. Triệu chứng đặc trưng bao gồm phân lỏng hoặc nước, kèm theo các triệu chứng do nhiễm trùng dạ dày gồm nôn, buồn nôn, nhức đầu và sốt.
Điều trị viêm dạ dày ruột do virus có thể kéo dài 5-14 ngày và điều quan trọng nhất là ngăn ngừa tình trạng mất nước. Với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cần uống thêm sữa mẹ hoặc dung dịch điện giải (Oresol). Chỉ bổ sung nước khoáng không chứa natri, kali và các chất dinh dưỡng là không đủ để giúp trẻ hồi phục. Ngoài ra, cha mẹ cần tham khảo ý kiến của các nhân viên y tế về số lượng dịch cần bù cho trẻ, làm thế nào để trẻ có thể bổ sung đủ lượng nước đó, thời điểm cho trẻ uống và cách theo dõi tình trạng mất nước của trẻ.
Với những trẻ lớn hơn bị tiêu chảy, có thể cho trẻ uống bất kỳ loại nước nào để giúp giữ đủ nước. Ngoài ra, có thể sử dụng túi truyền để truyền chất lỏng vào cơ thể của trẻ đang bị nôn và cần bù nước từ từ.
Nếu trẻ có đi du lịch trước đó, trẻ có thể cần phải xét nghiệm phân để được chẩn đoán chính xác. Nếu triệu chứng kéo dài hơn hai tuần, hãy cho trẻ đi khám sớm nhất khi có thể.
Sử dụng một số loại thuốc như thuốc nhuận tràng hoặc thuốc kháng sinh cũng có thể gây ra tiêu chảy ở trẻ em giống như người lớn. Đối với tiêu chảy nhẹ do dùng thuốc, hãy giữ cho trẻ uống đủ nước một cách an toàn. Nếu một đợt kháng sinh gây tiêu chảy cho trẻ, hãy nhớ tiếp tục sử dụng thuốc và trao đổi với bác sĩ điều trị về tình trạng của trẻ. Các bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn về cách giảm liều, bổ sung probiotic, thay đổi chế độ ăn hoặc chuyển sang sử dụng một loại kháng sinh khác.
Ngộ độc thực phẩm: Ngộ độc thực phẩm cũng có thể gây tiêu chảy ở trẻ em. Các triệu chứng thường xảy ra nhanh chóng, bao gồm nôn mửa và có xu hướng biến mất trong vòng 24 giờ. Điều trị tiêu chảy liên quan đến ngộ độc thực phẩm cũng giống như đối với tiêu chảy do nhiễm trùng: Giữ cho trẻ luôn đủ nước và liên hệ với nhân viên y tế khi có bất kỳ triệu chứng bất thường nào.
Các nguyên nhân khác của tiêu chảy: Bao gồm bệnh ruột kích thích, bệnh Crohn, viêm loét đại tràng, dị ứng thực phẩm và bệnh celiac.
Cách nhận biết tình trạng mất nước của trẻ
Mất nước là một trong những biến chứng đáng lo ngại nhất của bệnh tiêu chảy ở trẻ em. Tiêu chảy nhẹ thường không gây mất nước đáng kể, nhưng tiêu chảy vừa hoặc nặng có thể gây nguy hiểm cho trẻ. Mất nước nghiêm trọng rất nguy hiểm; tình trạng này có thể gây co giật, tổn thương não, thậm chí tử vong. Nhận biết các dấu hiệu mất nước là rất quan trọng, cần cho trẻ đến các cơ sở y tế nếu trẻ có các triệu chứng sau:
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Giải pháp điều trị tiêu chảy đến từ thiên nhiên
Chế độ ăn uống lành mạnh không thể thiếu thực phẩm giàu creatine - hợp chất tự nhiên giúp cung cấp năng lượng cho cơ bắp, cải thiện hiệu suất tập luyện và sức khỏe não bộ.
Có rất nhiều loại bệnh võng mạc khác nhau. Những bệnh này có thể do gen di truyền từ cha mẹ hoặc từ tổn thương võng mạc tích lũy trong suốt cuộc đời. Một số loại bệnh võng mạc phổ biến hơn các bệnh khác.
Chuối là một trong những loại thực phẩm có lợi ích dinh dưỡng đáng kể. Vậy khi ăn chuối luộc có tác dụng gì?
Nhiễm ký sinh trùng có thể dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe như các triệu chứng về tiêu hóa không rõ nguyên nhân, ngứa, thiếu máu, đau cơ và khớp, ăn không thấy no,… Cùng tìm hiểu về 10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng qua bài viết sau đây!
Nước dừa có thành phần dinh dưỡng đặc biệt và nhiều lợi ích cho sức khỏe như cung cấp chất điện giải, giúp hạ huyết áp... Đây là lý do nước dừa ngày càng trở thành lựa chọn phổ biến của nhiều người.
Dù là trà đen, trà xanh, trà trắng hay trà ô long, trà nóng hay trà đá đều có nguồn gốc từ cây trà, Camellia sinensis. Nhưng trà thảo mộc thì khác. Trà thảo mộc bắt nguồn từ việc ngâm nhiều loại hoa, lá hoặc gia vị trong nước nóng. Hầu hết các loại trà này đều không có caffeine. Bạn có thể bắt đầu bằng những túi trà làm sẵn hoặc ngâm các nguyên liệu rời và sau đó lọc bỏ bã.
Nhiều người thực hiện thải độc cơ thể theo hướng dẫn truyền miệng và trên các nền tảng xã hội... và hiện nay đang dấy lên trào lưu thải độc bằng nước cốt chanh. Vậy sự thật về phương pháp thải độc này như thế nào?
Dầu dừa là một chất dưỡng ẩm tự nhiên. Nhiều người bị chàm nhận thấy dầu dừa có tác dụng làm dịu da và giảm các triệu chứng như khô và ngứa.