Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Sốt xuất huyết khi nào cần nhập viện?

Sốt xuất huyết nếu không được chẩn đoán sớm và xử trí kịp thời dễ dẫn đến tử vong. Vậy thời gian ủ bệnh là bao lâu và khi nào cần nhập viện là những vấn đề nhiều người thắc mắc. Bài viết dưới đây giúp độc giả hiểu hơn về vấn đề này.

Việt Nam là một nước nằm trong vùng có tỷ lệ mắc sốt xuất huyết cao. Bệnh xảy ra quanh năm, thường gia tăng vào mùa mưa. Bệnh sốt xuất huyết gặp ở cả trẻ em và người lớn với đặc điểm là sốt, xuất huyết và có thể dẫn đến sốc giảm thể tích tuần hoàn, rối loạn đông máu, suy tạng, nếu không được chẩn đoán sớm và xử trí kịp thời dễ dẫn đến tử vong.

1. Thời gian ủ bệnh sốt xuất huyết là bao lâu?

Giai đoạn ủ bệnh sốt xuất huyết là lúc mà cơ thể sản sinh ra các kháng thể nhằm chống lại các tác nhân lạ như virus, vi khuẩn. Đến khi những kháng thể không còn khả năng chống trả thì bệnh sẽ bắt đầu biểu hiện bằng các triệu chứng trên cơ thể.

Thông thường, thời gian ủ bệnh sốt xuất huyết diễn ra trong khoảng 4 đến 7 ngày, đôi khi có thể kéo dài lên tới 14 ngày. Trong giai đoạn này người bệnh vẫn khỏe mạnh và không biểu hiện triệu chứng gì, nhưng khoảng 12-18h trước khi có triệu chứng sốt thì người bệnh đã có thể là nguồn lây bệnh. Do quá trình ủ bệnh kéo dài và âm thầm nên rất nhiều người khi mang mầm bệnh mà không hề hay biết rồi vô tình làm phát tán virus từ khu vực này tới khu vực khác làm bùng phát thành dịch lớn.

Trên thực tế, thời gian ủ bệnh sốt xuất huyết có thể ngắn hơn hoặc kéo dài hơn tùy thuộc vào các yếu tố như cơ địa mỗi người bệnh, khả năng hoạt động của hệ miễn dịch, nhiễm bệnh do chủng virus nào hay tuổi tác của người bệnh...

Trong trường hợp người mang mầm bệnh sốt xuất huyết bị muỗi đốt và lây cho người thân trong gia đình hoặc người sinh sống trong cùng khu vực thì khi người lây bệnh đã khỏi hoặc sắp khỏi bệnh thì người bị lây mới bắt đầu có hiện tượng sốt. Và trong thời gian ủ bệnh này, nếu người bệnh có làm xét nghiệm thì cũng không thể phân biệt được bị sốt xuất huyết hay là nhiễm các loại bệnh khác.

Sau thời gian ủ bệnh thì sốt xuất huyết có biểu hiện. Các triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết dengue có thể nhẹ hay nặng tùy theo từng người bệnh, các biểu hiện thường thấy là sốt, đau đầu, đau nhức 2 hố mắt. Đau mỏi cơ và khớp, mệt mỏi nhiều, phát ban, buồn nôn, nôn, tiêu chảy. Người bệnh có thể ho, đau họng và xuất hiện ban xuất huyết dưới da, mắt đỏ… Một số người bệnh có thể có triệu chứng nặng: đau bụng, chướng bụng, nôn ra máu, chảy máu mũi, phân đen, co giật, kinh nguyệt đến sớm, số lượng nhiều hoặc kéo dài.

Giai đoạn nặng của sốt xuất huyết thường ở ngày thứ 3 đến ngày thứ 7.

2. Sốt xuất huyết ngày thứ mấy là nguy hiểm nhất?

Sốt xuất huyết thường kéo dài 5-7 ngày, chia làm 3 giai đoạn:

- Giai đoạn sốt

- Giai đoạn nặng

- Giai đoạn phục hồi.

Giai đoạn nặng bắt đầu vào khoảng thời gian hết sốt, thường ở ngày thứ 3 đến ngày thứ 7. Giai đoạn này kéo dài khoảng 24-48 giờ. Người bệnh có thể còn sốt hoặc đã giảm sốt và có thể có các biểu hiện như: đau nhức người, nếu thoát huyết tương nhiều sẽ dẫn đến sốc với các biểu hiện vật vã, bứt rứt hoặc li bì.

Xuất hiện xuất huyết, các nốt xuất huyết rải rác hoặc chấm xuất huyết thường ở mặt trước hai cẳng chân và mặt trong hai cánh tay, bụng, đùi, mạng sườn hoặc mảng bầm tím. Người bệnh có thể xuất huyết ở niêm mạc - chảy máu mũi, lợi, tiểu ra máu, kinh nguyệt kéo dài hoặc xuất hiện kinh sớm hơn kỳ hạn.

3. Vì sao sốt xuất huyết trở nên nghiêm trọng?

Nhiều người lầm tưởng rằng khi mắc sốt xuất huyết sẽ nghiêm trọng khi các biểu hiện xuất huyết niêm mạc như chảy máu lợi, kinh nguyệt sớm, tiểu ra máu… và như vậy mới gọi là nghiêm trọng.

Tuy nhiên, ngoài triệu chứng xuất huyết, bệnh còn có các biểu hiện nặng khác như tụt huyết áp, tổn thương các tạng của cơ thể, viêm não… Một số trường hợp nặng có thể có biểu hiện suy tạng như viêm gan nặng, viêm não, viêm cơ tim. Những biểu hiện nặng này có thể xảy ra ở một số người bệnh không có dấu hiệu thoát huyết tương rõ hoặc không sốc.

4. Khi nào cần nhập viện?

Phần lớn các trường hợp bị sốt xuất huyết có thể điều trị ngoại trú và theo dõi tại y tế cơ sở. Chủ yếu là điều trị triệu chứng.

‎Khi sốt ≥ 38,5 độ C: có thể uống hạ sốt bằng paracetamol (liều dùng và số lần theo hướng dẫn của bác sĩ) và kết hợp lau mát liên tục.

‎Khuyến khích bệnh nhân ăn uống bình thường, đặc biệt uống nhiều nước. Có thể uống nước lọc, oresol, nước trái cây, nước dừa…. Hạn chế các loại thực phẩm có màu nâu hoặc đỏ như xá xị, chocolate.

‎Phải tái khám và theo dõi bởi các bác sĩ. Bạn cần đến ngay bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất nếu có một trong những dấu hiệu sau đây:

- Cảm giác khó chịu hơn mặc dù sốt giảm hoặc hết sốt.

- Không ăn uống được.

- Nôn ói nhiều.

- Đau bụng nhiều hơn.

- Tay chân lạnh, ẩm.

- Mệt lả, bứt rứt.

- Chảy máu mũi, miệng, xuất huyết âm đạo bất thường, nôn ra máu, tiêu phân đen hoặc máu đỏ.

- Có các hành vi thay đổi như lú lẩn, kích thích, vật vã hoặc li bì.

- Trên 6 giờ không tiểu tiện.

Để đối phó với sốt xuất huyết, tốt nhất là diệt muỗi, bọ gậy (loăng quăng) và phòng chống muỗi đốt. Loại bỏ nơi sinh sản của muỗi, diệt bọ gậy (loăng quăng).Thu gom, hủy các vật dụng phế thải xung quanh nhà như chai lọ vỡ, ống bơ, vỏ dừa..., dọn vệ sinh môi trường, lật úp các dụng cụ chứa nước khi không dùng đến.

Phòng chống muỗi đốt cần ngủ trong màn (mùng) kể cả ban ngày. Dùng bình xịt diệt muỗi, hương muỗi, kem xua muỗi, vợt điện diệt muỗi...

Tham khảo thêm thông tin bài viết: Trẻ mắc sốt xuất huyết: Những lưu ý trong điều trị, chăm sóc.

BS. Lê Thị Hoa - Theo suckhoedoisong.vn
Bình luận
Tin mới
  • 25/04/2024

    10 mẹo để loại bỏ nếp nhăn biểu cảm

    Nếp nhăn biểu cảm là những đường nhăn trên khuôn mặt xuất hiện khi chúng ta cử động cơ mặt. Chúng thường xuất hiện ở những vùng da mỏng manh như trán, giữa hai lông mày và xung quanh mắt và miệng.

  • 25/04/2024

    Dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu hụt protein

    Protein là một chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với sức khỏe. Khi cơ thể thiếu hụt protein sẽ xuất hiện một số dấu hiệu cảnh báo..

  • 25/04/2024

    Dùng thuốc an toàn khi đang cho con bú

    Nếu bạn đang cho con bú sữa mẹ, bạn đang cho con bạn một khởi đầu khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu cần dùng thuốc, bạn có thể thắc mắc về việc thuốc có thể ảnh hưởng đến sữa mẹ như thế nào. Bài viết dưới đây là những gì bạn cần biết.

  • 25/04/2024

    Cẩn trọng với thói quen bóc da môi

    Bóc da môi là một thói quen không lành mạnh phổ biến ở nhiều người. Dù là vô tình hay hữu ý, nó có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự khỏe đẹp của đôi môi.

  • 25/04/2024

    Tập thể dục khi mang thai

    Duy trì thói quen tập thể dục thường xuyên trong suốt thai kỳ có thể giúp bạn khỏe mạnh và cảm thấy tốt nhất. Tập thể dục cũng có thể cải thiện tư thế của bạn và giảm một số khó chịu thường gặp như đau lưng và mệt mỏi. Một số bằng chứng cho thấy tập thể dục có thể ngăn ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ (bệnh tiểu đường phát triển trong thai kỳ), giảm căng thẳng và tăng cường sức chịu đựng cần thiết cho quá trình chuyển dạ và sinh nở.

  • 24/04/2024

    Ngủ không quá 5 giờ mỗi đêm khiến da chảy xệ và nhiều nếp nhăn gấp đôi

    Thiếu ngủ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây lão hoá da. Nghiên cứu cho thấy người ngủ không đủ giấc làm tăng gấp đôi nếp nhăn và sự chảy xệ da so với người có giấc ngủ chất lượng.

  • 24/04/2024

    Mẹo chăm sóc da dầu mùa Hè

    Nhiệt độ cao kết hợp với ánh nắng khiến tuyến bã nhờn trên da hoạt động mạnh mẽ, da đổ nhiều dầu và dễ nổi mụn. Một vài mẹo chăm sóc da dưới đây giúp bạn kiểm soát dầu nhờn trên da.

  • 24/04/2024

    Nỗi lo an toàn thực phẩm mùa nắng nóng

    Thời tiết nắng nóng càng làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Cùng với sự quản lý của cơ quan chức năng, người dân cần nâng cao ý thức trách nhiệm, bởi nếu xuê xoa với bất kỳ vi phạm an toàn thực phẩm dù là nhỏ cũng gây hậu quả khôn lường.

Xem thêm