Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Cảnh báo nguy cơ thừa mỡ máu

Theo thống kê của Hội Phòng chống tai biến mạch máu não Việt Nam, có 200.000 người Việt đột quỵ mỗi năm do rối loạn mỡ máu. “Mỡ máu cao đã và đang trở thành vấn đề báo động, gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng”, Thạc sĩ Lưu Liên Hương - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu VIAM - Viện Y học ứng dụng Việt Nam đã nhấn mạnh điều này khi trả lời phỏng vấn của Báo Tiếng nói Việt Nam.

Cảnh báo nguy cơ thừa mỡ máu

Theo thống kê của Hội Phòng chống tai biến mạch máu não Việt Nam, có 200.000 người Việt đột quỵ mỗi năm do rối loạn mỡ máu.

“Mỡ máu cao đã và đang trở thành vấn đề báo động, gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng”, thạc sĩ Lưu Liên Hương - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu VIAM - Viện Y học ứng dụng Việt Nam đã nhấn mạnh điều này khi trả lời phỏng vấn của Báo Tiếng nói Việt Nam.

Tình trạng người dân nước ta hiện nay bị mỡ máu cao có gì đáng báo động, thưa chị?

Mỡ máu cao đã và đang trở thành vấn đề báo động, gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng, nhưng cộng đồng vẫn chưa được trang bị kiến thức đúng đắn, trong khi tình trạng này có thể dự phòng và kiểm soát được thông qua chế độ dinh dưỡng và vận động.

Theo thống kê về Gánh nặng bệnh tật toàn cầu vào năm 2019, rối loạn lipid máu, thường được biết tới với tên gọi mỡ máu cao gây ra gần 4,4 triệu ca tử vong, tương đương 7,78% số ca tử vong trên toàn cầu và được xác định là một trong các yếu tố nguy cơ chính của nhiều bệnh mạn tính không lây. Tại Mỹ, năm 2015 - 2018, có 12% người trưởng thành từ 20 tuổi trở lên có mức cholesterol tổng số trên 240mg/dl. Tại Việt Nam, cứ 10 người trưởng thành thì có 3 người cholesterol máu cao (chiếm tỷ lệ 30%), ở thành thị là 44,3%. Hơn 50% phụ nữ 50 - 65 tuổi bị thừa cholesterol máu. Trong đó, thừa cholesterol do chế độ dinh dưỡng và vận động không hợp lý là nguyên nhân chính gây nên tình trạng này.

Thạc sĩ Lưu Liên Hương (ảnh nhỏ), Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu VIAM - Viện Y học ứng dụng Việt Nam.

Thạc sĩ Lưu Liên Hương (ảnh nhỏ), Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu VIAM - Viện Y học ứng dụng Việt Nam.

Chị có thể phân tích nguyên nhân dẫn tới tình trạng mỡ máu cao? Và khi chỉ số cholesterol trong máu cao sẽ gây ra hệ lụy như thế nào tới sức khỏe?

Bệnh có nhiều nguyên nhân, chủ yếu do lối sống sinh hoạt và ăn uống không phù hợp gây tổn hại đến sức khoẻ và làm giảm hiệu quả chuyển hoá lipid trong máu. Trong đó nguyên nhân phổ biến là do lối sống như: lười vận động, thừa cân, béo phì, hút thuốc lá, uống rượu bia, ăn nhiều thức ăn chứa nhiều chất béo, nhất là mỡ động vật. Thứ 2 là do di truyền - đây là một nguyên nhân liên quan đến vấn đề gen và đột biến. Nguyên nhân này gây nên các vấn đề trong chuyển hoá cholesterol, nhất là nhóm cholesterol xấu (LDL).

Biến chứng của các bệnh: đái tháo đường, suy thận, suy gan, bệnh nhiễm trùng, hội chứng Cushing, viêm ruột… Bên cạnh đó, việc sử dụng thuốc tránh thai, thuốc lợi niệu, thuốc an thần… cũng có nguy cơ làm rối loạn chuyển hóa lipid, tăng lượng mỡ trong máu.

Rối loạn nội tiết: Khi bước sang thời kỳ trung niên, cao tuổi và sau thời kỳ mãn kinh ở phụ nữ, nồng độ cholesterol có thể tăng lên do rối loạn nội tiết.

Bệnh tim mạch: Khi nồng độ cholesterol trong máu quá cao, sẽ hình thành các mảng xơ vữa, tích tụ trên các thành động mạch. Hậu quả là làm tắc nghẽn sự lưu thông máu trong lòng mạch, làm cho thành mạch trở nên xơ cứng hơn. Tình trạng này gọi là xơ vữa động mạch - là nguyên nhân gây ra các bệnh tim mạch: nhồi máu cơ tim, nhồi máu não, đột quỵ, bệnh máu ngoại vi, tăng huyết áp...

WHO ước tính, rối loạn mỡ máu có liên quan đến 48% trường hợp tai biến mạch máu não, 56% ca thiếu máu cơ tim trên toàn thế giới. Riêng tại Việt Nam, theo thống kê của Hội Phòng chống tai biến mạch máu não Việt Nam, có 200.000 người Việt đột quỵ mỗi năm do rối loạn mỡ máu. Nghiên cứu cho thấy, những người có lượng cholesterol trong máu cao có tỷ lệ mắc bệnh mạch vành cao gấp 2 - 3 lần so với người có lượng cholesterol bình thường (bình thường cholesterol máu dưới 5,2 mmol/l).

Gan nhiễm mỡ: Gan nhiễm mỡ là khi có sự tích lũy của chất béo trong gan vượt quá 5% trọng lượng của gan. Gan nhiễm mỡ thường không có triệu chứng rõ ràng, mặc dù nó trực tiếp gây suy giảm chức năng gan và làm xơ gan. 50% bệnh nhân mỡ máu cao có nhiễm mỡ gan và 25% bệnh nhân mỡ gan kèm viêm gan có thể gây xơ gan và tử vong.

Khi hàm lượng mỡ máu tăng cao sẽ làm gia tăng các biến chứng như bệnh mạch vành, tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, đột quỵ. (Ảnh minh họa: L.H)

Khi hàm lượng mỡ máu tăng cao sẽ làm gia tăng các biến chứng như bệnh mạch vành, tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, đột quỵ.

(Ảnh minh họa: L.H)

Sỏi mật: Khi lượng cholesterol trong cơ thể gia tăng, nồng độ của chúng trong mật cao, nồng độ muối mật thấp, cùng với sự ứ đọng dịch mật, cholesterol sẽ bị kết tủa trong dịch mật hình thành sỏi mật.

Đái tháo đường: Rối loạn chuyển hóa lipid máu làm tăng các chất béo tự do trong máu, làm chết hoặc rối loạn chức năng tế bào tụy, dẫn đến suy giảm bài tiết insulin, gây tăng đường huyết. Rối loạn mỡ máu kéo theo rối loạn chuyển hóa đường, đồng thời bệnh đái tháo đường lâu dần cũng sẽ gây ra rối loạn mỡ máu.

Chỉ số mỡ máu như thế nào thì cần điều trị thuốc? Trong khi điều trị, người bệnh cần lưu ý điều gì để đạt kết quả trị liệu tốt nhất?

Khi bị mỡ máu cao, nếu bác sĩ chỉ định dùng thuốc, điều đó có nghĩa là bạn đang ở ngưỡng nguy cơ trung bình và có các yếu tố làm tăng hay có nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đột quỵ. Cụ thể, các trường hợp được khuyến nghị cần dùng thuốc hạ mỡ máu là: Nồng độ cholesterol cao đến mức làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch hoặc đã từng xảy ra biến cố tim mạch (như nhồi máu cơ tim, đột quỵ); Nồng độ cholesterol xấu LDL cao hơn 190mg/dL (10,5mmol/L); Bị bệnh đái tháo đường (làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch gấp 2 - 4 lần) hoặc có nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch và nồng độ LDL > 70mg/dL (3,9mmol/L).

Người mỡ máu cao nên uống thuốc đều đặn, theo đúng chỉ định và chú ý uống thuốc vào cùng một thời điểm mỗi ngày. Đừng uống “bù” nếu lỡ quên. Nếu quên dùng một liều, hãy uống ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu gần đến lúc dùng liều tiếp theo, hãy bỏ qua liều đã quên và quay lại lịch dùng thuốc thông thường. Dùng thuốc điều trị mỡ máu cao vẫn cần phối hợp với việc thay đổi lối sống và việc duy trì thói quen lành mạnh trong ăn uống, sinh hoạt. Sau khi bắt đầu dùng thuốc hoặc sau khoảng 2 - 3 tháng, bạn cần làm xét nghiệm máu để xem các chỉ số mỡ máu có được cải thiện không. Nên hỏi ý kiến bác sĩ khi có ý định dùng bất cứ loại thuốc nào khác, bao gồm thuốc không kê đơn, thảo dược hoặc thực phẩm chức năng.

Còn với người trẻ, tình trạng mỡ máu có gì đáng lo, thưa chị?

Thực tế, người trẻ hoàn toàn có nguy cơ gặp phải tình trạng cholesterol cao và hệ quả của nó sẽ là những vấn đề sức khỏe khi trưởng thành.

Ba tác nhân nguy cơ chính làm tăng nồng độ cholesterol ở người trẻ gồm: chế độ ăn uống không lành mạnh và nhiều chất béo (đặc biệt là chất béo bão hòa và chất béo dạng trans), di truyền khi cha mẹ có nồng độ cholesterol cao; bị thừa cân béo phì (đặc biệt là những người trẻ có chế độ ăn không lành mạnh và ít vận động).

Chúng tôi cũng khuyến nghị các bạn trẻ nên thường xuyên khám và xét nghiệm sức khỏe định kỳ để biết nồng độ cholesterol có nằm trong ngưỡng an toàn hay không.

Áp dụng một chế độ ăn khỏe mạnh, cân bằng: Ăn nhiều rau và ngũ cốc nguyên cám; ăn đủ lượng trái cây theo khuyến nghị theo tuổi, ưu tiên chọn trái cây ít đường và có chỉ số đường huyết (GI) thấp; ưu tiên sử dụng dầu thực vật và thực phẩm chứa nhiều chất béo không bão hòa; hạn chế tối đa tất cả các thực phẩm có chứa chất béo bão hòa, chất béo dạng trans và cholesterol; ăn đa dạng nguồn protein như thịt nạc, thịt gia cầm bỏ da, cá và các loại đậu; hạn chế đồ uống và giảm tối đa lượng đường; ưu tiên sữa và chế phẩm sữa không béo, ít béo và ít đường; Tăng cường tập luyện thể dục thể thao, 5 ngày thể dục, 2 ngày thể thao.

Trân trọng cảm ơn chị!

Lưu Hường - Theo VOV
Bình luận
Tin mới
  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

  • 18/04/2024

    Tại sao bạn hay cảm thấy buồn ngủ quá mức?

    Buồn ngủ quá mức là gì và tại sao bạn lại gặp phải tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/04/2024

    6 thực phẩm trong chế độ ăn giúp giảm nguy cơ ung thư

    Ung thư có thể phòng ngừa nhờ điều chỉnh lối sống với những thói quen tốt cho sức khỏe như ăn uống lành mạnh. Một số thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng có thể hỗ trợ giảm nguy cơ mắc ung thư.

  • 18/04/2024

    Vì sao không nên tập thể dục khi vẫn còn lớp trang điểm?

    Makeup đã trở thành thói quen hàng ngày của nhiều chị em. Nhiều người thậm chí cả đi tập thể dục cũng không quên trang điểm. Tuy nhiên, việc này có thể gây hại cho da.

  • 18/04/2024

    Dị ứng có nên giữ con bạn ở nhà?

    Bệnh dị ứng của con bạn có khiến trẻ phải nghỉ học hoặc cản trở chuyến đi chơi của gia đình không? Mỗi ngày, 10.000 trẻ em ở Hoa Kỳ phải nghỉ học vì các triệu chứng dị ứng.

Xem thêm