Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Giảm cân hợp lý cách nào?

Có rất nhiều chế độ giảm cân được đề xuất nhưng việc chọn chế độ ăn uống phải dựa trên hoàn cảnh cụ thể của cuộc sống.

Béo phì được coi là nguyên nhân gây ra các bệnh mạn tính không lây, trong đó có các bệnh lý tim mạch. Một chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học sẽ giúp bạn phòng tránh béo phì.

Béo phì là một trong những vấn đề nổi cộm ở các nước phát triển và có xu hướng tăng mạnh mẽ ở các nước đang phát triển. Hiện nay, có khoảng 55% dân số Mỹ bị thừa cân (overweight) hoặc béo phì (obese). Đây là một hệ quả của sự phát triển xã hội với đời sống dinh dưỡng ngày một nâng cao và lối sống phương tây hoá. Một vấn đề đã rõ ràng là béo phì chính là một nguy cơ của sức khoẻ với nhiều hệ lụy đặc biệt cho bênh tim mạch và các bệnh mạn tính không lây. Bởi vậy để phòng chống béo phì, chúng ta cần phải hiểu biết và có chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý.

Béo phì được coi là “bệnh của người nghèo ở các nước phát triển và người giàu của các nước đang phát triển”. Với các nước đang phát triển như Việt Nam, thừa cân và béo phì cũng đang dần trở thành vấn đề đáng lo ngại.

Thế nào là béo phì?

Để đánh giá tỷ trọng của một người, các nhà dinh dưỡng học đã cho ra công thức được tính bằng chỉ số BMI.

BMI = (Trọng lượng cơ thể tính bằng kilogam) / (chiều cao tính bằng mét)2.

"Thiếu cân": BMI < 18

"Bình thường": 18,5 – 23,0

"Thừa cân": 23,0 – 27,5

"Béo phì": > 27,5

Một số thông số khác dựa trên vòng eo và tỷ lệ eo/hông. Khi nam giới có vòng eo trên 90 cm hoặc nữ trên 80 cm là có nguy cơ cao. Nam giới thường béo bụng nhiều hơn (còn gọi là béo hình quả táo) và nguy cơ lớn hơn nữ giới thường béo hông (béo hình quả lê).

Nguyên nhân dẫn đến thừa cân và béo phì là gì?

Rất khó có thể đưa ra một câu trả lời đơn giản cho nguyên nhân của béo phì. Thông thường béo phì và quá cân thường do lượng calo ăn vào vượt quá lượng calo tiêu thụ. Hay việc sử dụng một số thuốc cũng có thể gây béo phì. Một nguyên nhân quan trọng khác của béo phì là do yếu tố di truyền (gen). Các gen này có dịp phát huy mạnh khi con người ở môi trường mà các thức ăn giàu năng lượng sẵn có.

Yếu tố về tâm sinh lý cũng là một trong những nguyên nhân có thể gây béo phì. Như vậy, có nhiều yếu tố tương tác nhau để có thể là nguyên nhân dẫn đến béo phì. Tuy nhiên, duy trì được lượng calo đưa vào và lượng calo tiêu thụ ở mức cân bằng là một trong những biện pháp hữu hiệu ngăn chặn được béo phì.

Giảm cân hợp lý không chỉ đẹp về thẩm mĩ mà còn giúp phòng tránh nhiều bệnh tật.

Chọn chế độ giảm cân như thế nào?

Có rất nhiều chế độ giảm cân được đề xuất nhưng việc chọn chế độ ăn uống phải dựa trên hoàn cảnh cụ thể của cuộc sống. Đôi khi cũng nên hỏi ý kiến tư vấn của bác sỹ. Tuy nhiên, cần lưu ý những nguyên tắc cơ bản như sau:

Béo phì là một tình trạng mạn tính nhưng có thể khống chế được bằng kế hoạch ăn uống hợp lý cho tương lai của bạn.

Rất dễ bị béo phì hoặc tăng cân trở lại sau những đợt tích cực chế độ giảm cân. Do vậy, phải luôn kiên trì và giữ gìn chế độ liên tục.

Không có một chế độ nào hoặc thuốc nào là kỳ diệu để có thể làm giảm cân và chống béo phì như ý muốn mà chỉ có sự kiên trì và nghị lực mới có thể giảm được cân và giữ được cân nặng.

Chế độ ăn ít chất béo có ý nghĩa gì?

Những nghiên cứu lớn và theo dõi lâu dài đã chứng minh rõ ràng là chế độ ăn ít chất béo đã có tác dụng rõ ràng trong việc làm giảm tỷ lệ bệnh lý tim mạch (bệnh động mạch vành và tăng huyết áp).

Tuy nhiên, một vấn đề còn bàn cãi là chế độ ăn với tỷ lệ chất béo thế nào thì thích hợp ?. Nếu chúng ta ăn quá ít chất béo thì cơ cấu bữa ăn sẽ trở nên không cân đối và cơ thể phải điều chỉnh bằng chuyển hoá các chất khác sang chất béo gây ra những rối loạn chuyển hoá. Bởi vì, chất béo rất cần để cung cấp năng lượng và tổng hợp một số chất quan trọng của cơ thể đặc biệt là các chất nội tiết. Một số nghiên cứu cho rằng nên có chế độ ăn khoảng 10% chất béo.

Chế độ ăn chay thì sao?

Đây là chế độ ăn bao gồm các thức ăn nguồn gốc từ thực vật với rất ít chất béo, nhiều chất tinh bột và nhiều chất xơ. Chế độ ăn này có lợi cho tim mạch nhưng có thể gây thiếu năng lượng, protein và tương đối khó thực hiện cũng như không phải phổ biến để có thể theo đuổi lâu dài. Một số tác giả còn đề cập đến chế độ ăn kiều Địa Trung Hải với đặc trưng nhiều cá hoặc chế độ ăn lỏng. Tuy nhiên, các chế độ này khó phổ biến và cầu kỳ.

Vậy có thể ăn nhiều hơn khi đã tập thể dục đều?

Xin trả lời là không. Thể dục là công việc bắt buộc trong lộ trình giảm cân nhưng nếu chỉ thể dục mà không có chế độ ăn kiêng thì cũng sẽ không có ích gì, thậm chí có thể còn làm bạn tăng cân nhanh hơn vì thể dục đã giúp chuyển hoá thức ăn dễ hơn và bạn ăn ngon miệng hơn.

Các nghiên cứu đã khuyên nên tập thể dục đều đặn ít nhất 30 phút hàng ngày trong tuần. Việc đó làm thiêu đốt khoảng 700-1000 calories trong vòng một tuần và bạn cần thiêu đốt khoảng 3500 calories để giảm được nửa cân.

Một số điều cần lưu ý là: Tuổi thọ của bạn sẽ được cải thiện đáng kể nhờ tập thể dục đều đặn và nó là một khâu quan trọng để giảm cân.

Bạn cần phải được thăm khám và tư vấn của bác sỹ trước khi tiến hành tập thể dục. Nam giới trên 40 tuổi và nữ giới trên 50 tuổi cần được làm nghiệm pháp gắng sức trước khi có chế độ tập thể dục hợp lý. Khi tập thể dục có thể làm bạn căng thẳng, mệt mỏi hoặc chấn thương khớp. Hãy bắt đầu hết sức từ tốn và phải nghe ngóng tình trạng sức khoẻ sau đó mới tăng dần cường độ tập thể dục.

Các thuốc giảm cân, vitamine có tác dụng gì không?

Hãy luôn nhớ rằng, tăng cân rất dễ trở lại sau khi giảm cân. Hiện nay có hai nhóm thuốc giảm cân được sử dụng nhiều là Redux và Fen-phen. Tuy nhiên, thực tế đã cho thấy dùng các thuốc này gây giảm cân nhanh nhưng khi ngừng thường tăng cân lại nhanh.

Hơn thế nữa khi dùng các thuốc giảm cân thường có nhiều tác dụng phụ. Tóm lại không nên tự dùng các thuốc giảm cân mà chỉ nên bằng chế độ luyện tập và ăn uống. Trong mọi trường hợp, nếu thấy thật cần thiết thì phải có chỉ định của thầy thuốc và sự giám sát chặt chẽ trong việc dùng các thuốc giảm cân.

Một số lưu ý:

Béo phì có xu hướng ngày càng phổ biến. Nó thực sự là mối nguy hiểm về sức khoẻ chứ không phải chỉ đơn thuần là vấn đề thẩm mỹ hoặc sự thổi phồng.

Không có một phương cách kỳ diệu nào để giảm cân nhanh chóng, mà chỉ có sự quyết tâm bền bỉ mới là bí quyết thành công.

Việc giảm cân ở người béo phì chắc chắn làm giảm được nguy cơ bệnh tật (đặc biệt bệnh tim mạch) và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Không có một mục tiêu giảm cân nào được coi là thống nhất. Tuỳ từng thể trạng, và nói chung nên đặt mục tiêu ban đầu giảm 10% trọng lượng sau đó tiếp tục cho đến mức trọng lượng lý tưởng.

Các thuốc giảm cân không được khuyến cáo dùng một cách thường quy và thường là “lợi bất cập hại”.

Chúc các bạn thành công.

B.S Lê Hiếu - Theo Sức khỏe & Đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 03/04/2025

    Đẻ mắc vai hay dấu hiệu “con rùa” trong sản khoa

    Đẻ mắc vai hay còn gọi là dấu hiệu “con rùa” - là tình trạng xảy ra khi một hoặc cả hai vai của em bé bị kẹt trong quá trình sinh thường. Không có dấu hiệu báo trước và không có cách nào để ngăn ngừa tình trạng này xảy ra. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể bao gồm việc em bé quá lớn, xương chậu của mẹ nhỏ hoặc đỡ đẻ sai tư thế. Tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng bao gồm cả chấn thương thần kinh cho em bé. Cùng đọc bài viết sau để hiểu thêm về tình trạng này!

  • 02/04/2025

    Nâng cao tầm vóc Việt

    Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế

  • 01/04/2025

    Tăng cường miễn dịch cho trẻ mùa xuân

    Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.

  • 01/04/2025

    Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ: Hiểu đúng và đồng hành cùng người tự kỷ

    Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).

  • 31/03/2025

    Chăm sóc da cho bé vào mùa xuân: Mẹo nhỏ cho mẹ

    Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.

  • 30/03/2025

    Những thay đổi về làn da tuổi mãn kinh

    Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?

  • 30/03/2025

    Người cao tuổi và bệnh giao mùa

    Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.

  • 29/03/2025

    Đi bộ nhanh mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong

    Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.

Xem thêm