Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Điều gì xảy ra khi bạn ăn rau xanh hàng ngày?

Tiêu thụ rau xanh hàng ngày sẽ giúp tăng cường thị lực, kiểm soát cân nặng, ngăn ngừa ung thư và phòng chống các vấn đề về tim mạch.

Theo Boldsky, chế độ ăn uống hàng ngày của con người nên bao gồm rau củ quả, đặc biệt là rau lá xanh cùng nhiều mặt hàng thực phẩm khác. Nó được gọi là thực phẩm kỳ diệu vì chứa tất cả các chất dinh dưỡng lành mạnh, thiết yếu cho cơ thể như vitamin, khoáng chất, canxi, sắt, chất xơ...

Ngoài việc giúp bạn giảm cân, rau xanh giảm nguy cơ bệnh tiểu đường, tăng huyết áp và ung thư. Nhưng làm thế nào để tiêu thụ nhiều rau xanh mỗi ngày? Một số nghiên cứu khuyên bạn nên ăn 2-3 chén rau (nấu, hấp, chiên, xào, hay ăn sống) mỗi ngày cho người trưởng thành là tốt nhất. 

Dưới đây là 7 lợi ích sức khỏe của việc ăn rau xanh hàng ngày mà nhiều người chưa biết.

Giảm cholesterol

Các loại rau xanh như rau bina, cải xoăn giúp giảm lượng cholesterol, hay bắp cải rất giàu chất chống oxy hóa, ngăn ngừa cholesterol xấu và tăng lượng cholesterol tốt cho cơ thể.

Cải thiện thị lực

Theo The Health Site, tất cả các loại rau xanh đều hữu ích trong việc cải thiện thị lực. Chúng có hàm lượng lutein và zeaxanthin cao, các thành phần quan trọng cho đôi mắt, bảo vệ các điểm vàng, ngăn chặn thiệt hại do ánh sáng xanh. Chúng cũng giúp ngăn ngừa các bệnh về mắt như đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng do lão hóa. Ngoài ra, cơ thể con người chuyển đổi beta-carotein trong rau lá xanh thành vitamin A, giảm nguy cơ mắc bệnh quáng gà.

Kiểm soát cân nặng

Rau lá xanh rất ít calo, nhiều dinh dưỡng. Chúng là một trong số ít thực phẩm bạn có thể ăn nhiều mà vẫn giảm cân. Vì vậy, chúng được khuyến khích bổ sung vào bữa ăn hàng ngày, đặc biệt là bữa trưa để kiểm soát trọng lượng cơ thể dễ dàng hơn.

Rau xanh có chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe mà bạn nên ăn hàng ngày. Ảnh: Livestrong.

Nguồn dinh dưỡng tối ưu

Bạn cần ăn rau xanh hàng ngày vì chúng cung cấp lượng vitamin, khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Có một số loại vitamin được lưu trữ trong cơ thể để sử dụng cho tương lai, nhưng một số loại thì không. Các loại vitamin nhóm B như vitamin B1, B2, B3, B5, B6, B12, biotin, choline, axit folic và vitamin C là những loại vitamin tan trong nước, không thể lưu trữ trong cơ thể và cần bổ sung hàng ngày. Trong khi đó, rau xanh là nguồn thực phẩm phong phú cho một hỗn hợp đầy đủ các loại vitamin tan trong nước này.

Tốt cho xương khớp

Theo thời gian, xương khớp có xu hướng trở nên yếu hơn, đặc biệt là phụ nữ, dễ mắc các bệnh loãng xương hay nội tiết. Rau xanh chứa hàm lượng canxi, vitamin K cao, có khả năng củng cố xương, cải thiện mật độ xương, làm chúng dày và khỏe mạnh hơn. 

Ngăn ngừa ung thư

Một số nghiên cứu cho thấy tác động của chế độ ăn uống giàu rau xanh có thể phòng chống ung thư. Chúng chứa nhiều chất chống oxy hóa, carotenoids, flavonoids giúp chống lại các bệnh ung thư dạ dày, ruột, da và ung thư vú. Thường xuyên tiêu thụ bông cải xanh, cải bruxen, bắp cải kích thích cơ thể sản xuất ra các hợp chất chống ung thư như indoles, sulforaphane, isothiocyanates...

Giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Rất nhiều loại rau xanh như rau bina, cải xoăn có nồng độ polyphenol và các chất chống oxy hóa cao, những hợp chất hữu ích trong việc ngăn ngừa bệnh tiểu đường loại 2.

Phòng chống bệnh tim

Một số loại rau như rau cải xanh, bắp cải... chứa lượng cholesterol thấp, đồng thời có lượng beta-carotene cao, rất tốt cho sức khỏe tim mạch, ngăn ngừa các vấn đề về tim.

Phương Mai - Theo Zing
Bình luận
Tin mới
  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

  • 18/04/2024

    Tại sao bạn hay cảm thấy buồn ngủ quá mức?

    Buồn ngủ quá mức là gì và tại sao bạn lại gặp phải tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/04/2024

    6 thực phẩm trong chế độ ăn giúp giảm nguy cơ ung thư

    Ung thư có thể phòng ngừa nhờ điều chỉnh lối sống với những thói quen tốt cho sức khỏe như ăn uống lành mạnh. Một số thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng có thể hỗ trợ giảm nguy cơ mắc ung thư.

  • 18/04/2024

    Vì sao không nên tập thể dục khi vẫn còn lớp trang điểm?

    Makeup đã trở thành thói quen hàng ngày của nhiều chị em. Nhiều người thậm chí cả đi tập thể dục cũng không quên trang điểm. Tuy nhiên, việc này có thể gây hại cho da.

  • 18/04/2024

    Dị ứng có nên giữ con bạn ở nhà?

    Bệnh dị ứng của con bạn có khiến trẻ phải nghỉ học hoặc cản trở chuyến đi chơi của gia đình không? Mỗi ngày, 10.000 trẻ em ở Hoa Kỳ phải nghỉ học vì các triệu chứng dị ứng.

Xem thêm