Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Dùng sản phẩm giảm cân: Cảnh giác các thành phần “ẩn” gây hại

Nhiều sản phẩm giảm cân quảng cáo có nguồn gốc thiên nhiên đã được Cơ quan Quản lý Dược phẩm và Thực phẩm Mỹ (FDA) phát hiện có chứa các thành phần tân dược ẩn, không được công bố, có thể gây hại cho người dùng. Vậy các thành phần ẩn thường có trong các sản phẩm này là gì, chúng nguy hại ra sao?

Dùng sản phẩm giảm cân: Cảnh giác các thành phần “ẩn” gây hại

Sibutramine  tạo cảm giác no

Sibutramine là một thành phần được FDA phát hiện có mặt trong nhiều sản phẩm được sản xuất dưới dạng thực phẩm bổ sung để giảm cân. Đây là hoạt chất có tác động đến hệ thần kinh trung ương, làm tăng lượng sérotonine và noradrénaline trong não, từ đó tạo cảm giác no và chán ăn.

Sibutramine được FDA cấp phép từ tháng 11/1997, được dùng theo đơn bác sĩ, cùng với chế độ ăn kiêng và tập thể dục, đã được áp dụng để điều trị béo phì. Thế nhưng, tháng 11/2009, kết quả một nghiên cứu đã chỉ ra có sự gia tăng nguy cơ của các biến cố tim mạch đối với bệnh nhân có tiền sử về bệnh này khi sử dụng thuốc chứa sibutramine liên tục trong thời gian dài. Và vì lý do an toàn nên tháng 10/2010, sibutramine đã bị loại bỏ khỏi thị trường.

Tuy nhiên, nhiều phân tích trong phòng thí nghiệm của FDA thời gian qua cho thấy nhiều sản phẩm giảm cân có chứa sibutramine mà không được công bố trong thành phần. Điều này đặt ra mối đe dọa nguy hiểm cho người tiêu dùng vì sibutramine được biết là làm tăng đáng kể huyết áp và/hoặc nhịp tim ở một số bệnh nhân và có thể gây nguy hiểm cho người có tiền sử bệnh động mạch vành, suy tim sung huyết, loạn nhịp tim hoặc đột quỵ. Sản phẩm này cũng có thể tương tác, gây nguy hiểm tính mạng với các loại thuốc khác mà người tiêu dùng có thể đang dùng để điều trị bệnh.

Cảnh giác với thành phần ẩn gây hại trong sản phẩm giảm cân.

Cảnh giác với thành phần ẩn gây hại trong sản phẩm giảm cân.

Thuốc an thần, giải lo âu diazepam

Diazepam là thuốc theo đơn được FDA chấp thuận sử dụng để quản lý các rối loạn lo âu và giảm nhẹ các triệu chứng lo lắng. Ngoài ra, diazepam còn có tác dụng giãn cơ, chống co giật. Thuốc được dùng trong thời gian ngắn để điều trị trạng thái lo âu, căng thẳng, dùng làm thuốc an thần, tiền mê, chống co cơ và xử trí các triệu chứng khi cai rượu.

Các tác dụng phụ liên quan đến việc sử dụng diazepam bao gồm chóng mặt, lú lẫn, yếu cơ và hạ huyết áp. Ngoài ra, có sự gia tăng nguy cơ khuyết tật và các bất thường phát triển khác có liên quan đến việc sử dụng diazepam ở phụ nữ mang thai (do diazepam qua nhau thai và vào thai nhi. Sau thời gian điều trị dài, diazepam có thể gây hạ huyết áp thai nhi ảnh hưởng đến chức năng hô hấp và gây hạ thân nhiệt ở trẻ sơ sinh. Một số ít trường hợp thấy có triệu chứng cai thuốc rõ ràng ở trẻ mới sinh. Một số nghiên cứu trên súc vật cho thấy diazepam gây sứt môi, khuyết tật ở hệ thần kinh trung ương và rối loạn ứng xử). Các triệu chứng cai nghiện bao gồm run, đau bụng và đau cơ, nôn mửa, toát mồ hôi, nhức đầu, đau cơ, lo âu, căng thẳng, bồn chồn, lú lẫn và khó chịu, đã xảy ra khi bệnh nhân đột ngột ngừng sử dụng diazepam. Thậm chí, triệu chứng cai thuốc này cũng có thể xảy ra với người bệnh dùng liều điều trị thông thường và trong thời gian ngắn, có thể có di chứng về tâm thần kinh bao gồm cả trầm cảm.

Thuốc nhuận tràng bisacodyl

Bisacodyl là thành phần hoạt chất trong dulcolax - một sản phẩm nhuận tràng không kê đơn (OTC) được sử dụng để giảm tạm thời tình trạng táo bón. Bất lợi thường gặp của thuốc là đau bụng, buồn nôn.Tuy nhiên, cần chú ý tương tác bất lợi của bisacodyl với các thuốc điều trị khác. Cụ thể:

Với thuốc lợi tiểu giữ kali hoặc các chất bổ sung kali, nếu dùng bisacodyl lâu dài hoặc quá liều có thể làm giảm nồng độ kali huyết thanh do làm mất kali quá nhiều qua đường ruột; thuốc nhuận tràng có thể ảnh hưởng đến tác dụng giữ kali của các thuốc lợi tiểu nói trên.

Dùng phối hợp các thuốc kháng acid, các thuốc đối kháng thụ thể H2 như cimetidin, famotidin, nizatidin, và ranitidin hoặc sữa với bisacodyl trong vòng 1 giờ sẽ làm cho dạ dày và tá tràng bị kích ứng do thuốc bị tan quá nhanh.

Vì thế, nếu người bệnh đang dùng các thuốc điều trị này mà dùng sản phẩm giảm cân có chứa bisacodyl (không được công bố) sẽ gây nguy hiểm cho bản thân mà không hề biết.

Thuốc trị trầm cảmfluoxetine

Fluoxetine là chất ức chế tái hấp thu serotonin chọn lọc (SSRIs) được sử dụng để điều trị trầm cảm, hội chứng hoảng sợ, chứng ăn vô độ, rối loạn xung lực cưỡng bức - ám ảnh. Việc sử dụng SSRI có liên quan đến các tác dụng phụ nghiêm trọng bao gồm suy nghĩ tự tử, chảy máu bất thường và co giật. Ở những bệnh nhân dùng các loại thuốc khác trong điều trị, phổ biến như aspirin, ibuprofen hoặc thuốc trầm cảm, lo âu, bệnh lưỡng cực, cục máu đông, hóa trị, bệnh tim và rối loạn tâm thần…, loạn nhịp thất hoặc đột tử có thể xảy ra. Thuốc có thể gây buồn ngủ, giảm khả năng suy xét, phán đoán, suy nghĩ hoặc khả năng vận động nên phải thận trọng khi lái xe, vận hành máy hoặc những công việc cần tỉnh táo. Các tình trạng như liệt dương, không có khả năng xuất tinh, giảm tình dục và nhiều bất lợi khác trên da, thần kinh, tâm thần... cũng rất thường gặp khi dùng fluoxetine.

FDA cho biết, phân tích trong phòng thí nghiệm, cơ quan này xác nhận sản phẩm bổ sung giảm cân Paya có chứa sibutramine; viên nang Asia Slim có chứa sibutramine, diazepam và bisacodyl; viên nang giảm béo Adipessum chứa fluoxetine. Những chất này có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng cho người dùng. Hiện cơ quan này không thể kiểm tra và xác định được tất cả các sản phẩm được bán dưới dạng chất bổ sung chế độ ăn uống có thành phần ẩn gây hại nên người tiêu dùng cần thận trọng trước khi mua và sử dụng các sản phẩm với mục đích giảm cân này.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Nguy cơ cho tim mạch khi dùng thuốc giảm cân

DS. Nguyễn Thu Giang - Theo Sức khỏe & Đời sống/FDA
Bình luận
Tin mới
  • 03/04/2025

    Đẻ mắc vai hay dấu hiệu “con rùa” trong sản khoa

    Đẻ mắc vai hay còn gọi là dấu hiệu “con rùa” - là tình trạng xảy ra khi một hoặc cả hai vai của em bé bị kẹt trong quá trình sinh thường. Không có dấu hiệu báo trước và không có cách nào để ngăn ngừa tình trạng này xảy ra. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể bao gồm việc em bé quá lớn, xương chậu của mẹ nhỏ hoặc đỡ đẻ sai tư thế. Tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng bao gồm cả chấn thương thần kinh cho em bé. Cùng đọc bài viết sau để hiểu thêm về tình trạng này!

  • 02/04/2025

    Nâng cao tầm vóc Việt

    Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế

  • 01/04/2025

    Tăng cường miễn dịch cho trẻ mùa xuân

    Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.

  • 01/04/2025

    Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ: Hiểu đúng và đồng hành cùng người tự kỷ

    Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).

  • 31/03/2025

    Chăm sóc da cho bé vào mùa xuân: Mẹo nhỏ cho mẹ

    Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.

  • 30/03/2025

    Những thay đổi về làn da tuổi mãn kinh

    Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?

  • 30/03/2025

    Người cao tuổi và bệnh giao mùa

    Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.

  • 29/03/2025

    Đi bộ nhanh mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong

    Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.

Xem thêm