Những mẹo nhỏ xóa tan vết bầm tím trên cơ thể
Chườm lạnh
Chườm nóng
Sau 24 giờ đầu, bạn hãy chườm nóng lên vết bầm để làm giãn mạch máu và cải thiện tuần hoàn máu tới vết thương. Việc chườm nóng sẽ giúp thúc đẩy cơ chế làm lành vết thương tự nhiên của cơ thể để loại bỏ cục máu trong vết bầm.
Giữ vết thương kín và sạch
Cần giữ cho vùng da tại vết bầm tím nguyên vẹn và sạch sẽ. Trong trường hợp da bị rách, bạn cần rửa sạch vết thương bằng nước và xà phòng, sau đó bôi thuốc mỡ có chứa kháng sinh và băng lại bằng băng gạc sạch.
Nâng cao vị trí bầm tím
Vết bầm tím vốn là vị trí bị tụ máu trên da. Cũng giống như các chất lỏng khác, máu cũng có xu hướng chảy xuống vị trí thấp hơn. Do vậy, nếu bạn đứng nhiều, máu đã bị tụ lại ở vết bầm tím sẽ chảy xuống qua các mô mềm và tụ lại ở vị trí khác. Việc nâng cao vị trí tổn thương cũng có tác dụng giúp giảm sưng.
Bổ sung vitamin C
Nếu bạn là đối tượng dễ bị bầm tím, có khả năng rằng bạn đang bị thiếu hụt vitamin C. Vitamin C là dưỡng chất cực kỳ quan trọng trong quá trình tổng hợp collagen có tác dụng bảo vệ các mạch máu dưới da. Mặt, bàn tay và bàn chân có cấu tạo ít collagen hơn các vị trí khác như đùi, do vậy các vết bầm ở những vị trí này thường sẫm màu hơn. Các chuyên gia khuyến cáo bạn nên bổ sung khoảng 500 mg vitamin C x 3 lần/ngày để giúp tái tạo collagen cho cơ thể. Hoặc tốt nhất là bổ sung bằng những thực phẩm giàu vitamin C như các loại trái cây vị chua, rau có màu xanh đậm và ớt chuông.
Đánh tan vết bầm với vitamin K
Vitamin K giúp làm giảm bầm tím – cả bên trong lẫn bên ngoài vị trí tổn thương bằng cách kích thích hình thành cục máu đông. Bạn có thể bôi loại kem có chứa vitamin K lên vết bầm tím vài lần trong ngày để giúp đánh tan vết bầm nhanh hơn. Bạn cũng có thể làm giảm mức độ bầm tím bằng cách tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu vitamin K như các loại rau lá xanh đậm, súp lơ xanh, đinh lăng và rong biển.
Thận trọng với các thuốc sau đây
Những người đang sử dụng aspirin để phòng ngừa bệnh tim mạch hay đang sử dụng thuốc chống đông máu sẽ thấy rằng những chấn thương do va đập vào cơ thể dễ dàng chuyển sang vết bầm tím hơn. Các loại thuốc như thuốc kháng viêm, thuốc chống trầm cảm và thuốc trị hen có thể ức chế sự hình thành cục máu đông dưới da và làm vết bầm trở nên rộng hơn. Những người lạm dụng rượu và chất gây nghiện cũng rất dễ bị bầm tím trên da. Do vậy, nếu bạn đang sử dụng các thuốc nêu trên, hãy trao đổi với bác sỹ.
Sử dụng bromelanin để giảm sưng
Để giúp các vết tím bầm lành nhanh hơn, bạn có thể sử dụng bromelanin, một loại thực phẩm chức năng chiết xuất từ quả dứa. Hợp chất này có khả năng tiêu hóa các protein gây viêm và sưng đau. Do vậy, bạn có thể sử dụng từ 1-2 gram chất này với nước trước bữa ăn.
Sử dụng cây kim sa
Chiết xuất từ cây kim sa là một loại thực phẩm chức năng từ thảo dược và là một liệu pháp vi lượng đồng căn đã được chứng minh có thể ngăn và giảm tình trạng bầm tím. Cụ thể hơn, kim sa có tác dụng như một liệu pháp điều trị toàn thân đối với vết bầm tím do nó có hoạt tính chống viêm và làm giãn các mạch máu dưới da, giúp cải thiện tuần hoàn máu tới vị trí tổn thương.
Những biện pháp khác
Bạn hãy trữ trong căn bếp của mình một ít giấm táo để có thể giúp đánh bay vết bầm khi cần thiết. Giấm táo có chứa các hoạt chất kháng viêm tự nhiên cực tốt. Chỉ cần đổ một ít giấm táo lên miếng bông gòn và xoa nhẹ trực tiếp lên vết bầm. Hoặc cách khác bạn có thể làm hỗn hợp bột nhão bằng giấm táo và lòng trắng trứng hoặc dầu khoáng và bôi lên vị trí tổn thương.
Khi nào nên đi khám bác sỹ
Đôi khi vết bầm xuất hiện trên da có thể là dấu hiệu cảnh báo của một căn bệnh nghiêm trọng nào đó. Ví dụ như một rối loạn về máu có thể hình thành nên những vết bầm hoặc bầm tím kèm theo chảy máu mũi có thể là các triệu chứng của rối loạn đông máu. Do vậy, nếu bạn rất dễ bị bầm tím mà không rõ nguyên nhân, hãy trao đổi với bác sỹ. Trường hợp vết bầm tím đi kèm với đau dữ dội hoặc rách, tấy đỏ trên da cũng cần phải đi khám bác sỹ ngay. Đây có thể là triệu chứng của nhiễm khuẩn.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Các giai đoạn hồi phục của vết bầm tím
Để phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng, giải pháp lâu dài và cơ bản là cải thiện chất lượng bữa ăn.
Nếu lượng đường trong máu nằm trong phạm vi khuyến nghị, đó là dấu hiệu cho thấy kế hoạch quản lý và điều trị bệnh tiểu đường đang có hiệu quả tốt. Bài viết này sẽ cung cấp những hướng dẫn chung, giúp việc kiểm soát lượng đường trong máu trở nên dễ dàng.
Vi chất dinh dưỡng là thành phần không thể thiếu để phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ, đảm bảo thai nhi được phát triển tốt nhất. Bà mẹ mang thai cần lưu ý để bổ sung vi chất đúng cách.
Suy dinh dưỡng là thuật ngữ để chỉ tình trạng thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết, thường gặp nhất là sự thiếu hụt protein, vitamin và các chất khoáng. Hậu quả của việc cơ thể không nhận đủ chất dinh dưỡng là sự suy giảm hoạt động của các cơ quan. Điều này đặc biệt cần lưu ý ở trẻ em, nhất là vào khoảng thời gian trẻ có nhu cầu dinh dưỡng cao từ 6-24 tháng tuổi.
Bệnh đau mắt đỏ đang có xu hướng gia tăng tại một số tỉnh, thành. Đau mắt đỏ tuy xuất hiện trong thời gian ngắn nhưng do lây lan nhanh nên số người mắc bệnh tăng cao, nhất là trẻ mầm non và tiểu học.
Bạn có thể đã từng thấy những người nổi tiếng và vận động viên chuyên nghiệp có những vết tròn trên lưng do sử dụng liệu pháp giác hơi. Liệu pháp trị liệu này đã đã tồn tại được hàng thiên niên kỷ và trở nên phổ biến trong những năm gần đây
Còi xương ở trẻ nếu không được điều trị sớm sẽ gây bất lợi cho sức khỏe, hình dáng nói riêng và sự phát triển toàn diện nói chung của trẻ khi trưởng thành.
Theo các chuyên gia, canxi là chất khoáng thiết yếu rất cần cho cơ thể với số lượng đòi hỏi cao so với các loại chất khoáng khác như sắt, đồng, kẽm… Nhất là trong giai đoạn mang thai, phụ nữ cần nhiều hơn nhu cầu canxi so với bình thường để giúp cho sự phát triển của thai nhi trong bụng.