Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Các giai đoạn hồi phục của vết bầm tím

Bạn đã bao giờ nhận thấy rằng, các vết bầm tím sẽ thay đổi màu trong quá trình hồi phục chưa? Biết được quá trình đổi màu và ý nghĩa của từng lần đổi màu trong quá trình hồi phục vết bầm tím sẽ giúp bạn biết được khi nào thì bạn sẽ hồi phục hoàn toàn.

Các giai đoạn hồi phục của vết bầm tím

Các vết bầm tím hồi phục như thế nào?

Vết bầm tím thường là kết quả của một tình trạng va đập ngoài da gây vỡ các mao mạch (là các mạc máu rất nhỏ nằm ngay dưới bề mặt da). Các mao mạch bị vỡ sẽ khiến máu bị rò rỉ vào các mô xung quanh, gây căng tức và đổi màu vùng dưới da.

Khi vết bầm tím hồi phục lại cũng đồng nghĩa với việc cơ thể đang hấp thu lại lượng máu đã bị rò rỉ ra. Đó là lý do tại sao màu sắc của vết bầm tím lại đổi màu. Trên thực tế, dựa vào màu sắc của vết bầm tím bạn có thể đoán được bạn đã bị bầm tím trong bao lâu và bạn đang ở trong giai đoạn nào của quá trình hồi phục.

Các giai đoạn đổi  màu của vết bầm tím

Từ khi bắt đầu hình thành cho tới khi biến mất hoàn toàn, một vết bầm tím thường sẽ kéo dài trong vòng 2-3 tuần. Một vài vết bầm tím khác có thể sẽ kéo dài hơn khoảng thời gian này. Một số vị trí trên cơ thể, đặc biệt là các chi như cánh tay và chân, có thể sẽ lâu lành hơn.

Dưới đây là những gì bạn cần biết về các giai đoạn đổi màu của vết bầm tím. Bạn cũng cần phải nhớ rằng, sự thay đổi màu sẽ diễn ra rất từ từ và có rất nhiều sắc thái màu khác nhau biểu hiện trong từng giai đoạn.

Hồng và đỏ

Ngay sau khi va chạm, ví dụ như bị ngã cầu thang hoặc đập cánh tay vào cửa, tại vị trí bị va đập có thể sẽ có màu hơi hồng hoặc đỏ. Bạn cũng có thể sẽ nhận thấy vùng quanh vết bầm tím có thể hơi sưng và căng khi chạm vào.

Xanh lam và tím sẫm

Sau khoảng hơn 1 ngày va đập, vết bầm tím sẽ có màu sẫm hơn và chuyển sang màu xanh lam hoặc tím đậm. Nguyên nhân là do tình trạng thiếu oxy cung cấp tới vị trí bị và đập và tình trạng sưng tại đây. Giai đoạn tối màu này có thể kéo dài trong khoảng 5 ngày sau khi bị va đập.

Xanh lá nhạt

Vào ngày thứ 6 sau khi bị va đập, vết bầm sẽ bắt đầu chuyển dần sang sắc xanh lá cây. Đây là dấu hiệu cho tháy hemoglobin trong máu đang bị phá hủy, đồng nghĩa với việc quá trình hồi phục đang bắt đầu.

Vàng và nâu

Vào ngày thứ 7 đến ngày thứ 9 sau khi bị va đập, vết bầm tím sẽ chuyển sàng màu vàng sáng hoặc màu nâu sáng. Đây là giai đoạn cuối cùng khi cơ thể hấp thu ngược lại lượng máu bị rò rỉ ra. Sau giai đoạn này, vết bầm của bạn sẽ không đổi màu nữa và sẽ dần dần mờ đi và biến mất hoàn toàn.

Khi nào nên lo lắng về vết bầm?

Trong một số trường hợp, vết bầm sẽ không đổi màu và thậm chí có vẻ còn không có dấu hiệu là đang lành lại. Vết bầm cứng khi chạm vào, phát triển ngày một lớn hơn hoặc ngày càng trở nên đau đớn hơn có thể là dấu hiệu cho thấy tình trạng tụ máu đang hình thành.

Tụ máu là tình trạng một cục máu hình thành ở dưới da hoặc trong cơ.  Thay vì quá trình hồi phục như đã mô tả ở trên, cục máu tụ sẽ hình thành và gây chèn ép lên các phần xung quanh của cơ thể. Trong trường hợp này, bạn sẽ cần sự  trợ giúp của bác sỹ để hút bớt máu từ cục máu tụ ra.

Ngoài ra, còn có một nguyên nhân khác khiến vết bầm tím không biến mất đó là do sự cốt hóa lạc chỗ (heterotopic ossification). Tình trạng này sẽ xảy ra khi cơ thể hình thành các mảng bám canxi xung quanh vị trí bầm tím. Việc này sẽ làm vết bầm tím căng tăng và cứng khi chạm vào. Bạn có thể sẽ cần phải tiến hành chụp X quang để chẩn đoán tình trạng cốt hóa lạc chỗ này.

Bạn cũng nên đến gặp bác sỹ nếu bạn nhận thấy các dấu hiệu dưới đây:

  • Vết bầm tím không có dấu hiệu hồi phục sau 2 tuần
  • Bạn xuất hiện thêm nhiều vết bầm tím ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể.
  • Bạn cảm thấy đau ở khớp gần vết bầm tím.
  • Vết bầm tím hình thành gần mắt và khiến bạn không thể nhìn như bình thường được.
  • Vết bầm tím xuất hiện dấu hiệu nhiễm trùng, ví dụ như chảy mủ, màu đỏ hoặc bạn bị sốt.

Nếu bạn có bất cứ lo ngại nào về vết bầm tím của mình, kể cả khi đó là những triệu chứng không được liệt kê ở trên, bạn cũng nên đến gặp bác sỹ ngay lập tức.

Có thể giúp vết bầm tím mau lành hơn không?

Trong khi gần như bạn không thể dự phòng được vết bầm tím, nhưng bạn có thể thực hiện một số cách để đẩy nhanh quá trình hồi phục tại nhà.

  • Sử dụng đá lạnh và chườm lạnh ngay sau khi vừa bị va đập để làm giảm kích thước vết bầm và giảm sưng, giảm viêm. Hơi lạnh sẽ làm giảm lượng máu chảy về khu vực này và sẽ hạn chế được lượng máu bị rò rỉ ra các mô xung quanh.
  • Nếu được, hãy nâng cao vị trí bầm tím, nâng cao hơn so với vị trí của tim. Khi đó, trọng lực của trái đất cũng sẽ hỗ trợ và giúp máu không chảy về vị trí bầm tím quá nhiều.
  • Cố gắng nghỉ ngơi, không hoạt động vị trí vừa bị bầm tím, va đập
  • Nếu bạn cảm thấy đau, bạn có thể sử dụng các thuốc giảm đau không cần kê đơn như acetaminophen.

Kết luận

Vết bầm tím sẽ đổi rất nhiều màu trong quá trình hồi phục. Hiểu được mỗi màu sắc có ý nghĩa gì sẽ giúp bạn biết được bạn chỉ bị bầm tím thông thường hay đó là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe khác nghiêm trọng hơn.

Thông tin thêm trong bài viết: Những mẹo nhỏ xóa tan vết bầm tím trên cơ thể

 

Bình luận
Tin mới
  • 20/04/2024

    Các triệu chứng của rung nhĩ

    Khi đặt tay lên ngực, bạn có thể cảm nhận được nhịp đập quen thuộc của trái tim mình. Nếu tim đập nhanh hơn và cảm giác này kéo dài trong vài phút, đó là dấu hiệu cho thấy bạn có thể mắc tình trạng gọi là rung nhĩ.

  • 20/04/2024

    Cách xây dựng chế độ ăn uống hỗ trợ phòng ngừa ung thư

    Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong phòng ngừa bệnh ung thư. Để giảm nguy cơ mắc bệnh lý nguy hiểm này, bạn nên cắt giảm một số thực phẩm, đồ uống kém lành mạnh như thịt đỏ, rượu bia.

  • 20/04/2024

    Cho trẻ ăn dặm với trái cây đúng cách

    Trái cây là một trong các nhóm thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng và vitamin quan trọng, phù hợp để bổ sung vào chế độ ăn dặm của trẻ.

  • 20/04/2024

    Chảy máu trong thai kỳ - Hiện tượng phổ biến nhưng đừng xem thường

    Chảy máu trong thời kỳ mang thai là một hiện tượng thường gặp, đặc biệt là trong 3 tháng đầu. Tuy nhiên, đôi khi đây có thể là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng.

  • 20/04/2024

    Những tác hại khi nằm ngủ gối cao

    Lựa chọn một chiếc gối với độ cao phù hợp sẽ mang lại cho bạn một giấc ngủ ngon, cải thiện tư thế và giảm đau lưng, mỏi cổ. Dưới đây là một số vấn đề về sức khỏe khi nằm gối quá cao hoặc kê nhiều gối trong thời gian dài.

  • 20/04/2024

    Cách giúp đỡ người tự gây thương tích

    Khi người bạn yêu thương đang tự gây thương tích, những dấu hiệu tưởng chừng dễ dàng nhận biết thường bị bỏ qua. Đó thường là một hành vi bí mật, được giấu bởi lớp quần áo hoặc dưới lí do như những vết thương từ thể thao và các hoạt động khác. Hỗ trợ, giúp đỡ nhiệt tình và thấu hiểu, lắng nghe một cách không phê phán, bạn có thể học cách giúp đỡ người đang tự gây thương tích.

  • 19/04/2024

    Phát hiện ung thư dạ dày bằng hơi thở

    Hơi thở có mùi khiến cho bạn cảm thấy xấu hổ. Nhưng việc kiểm tra hơi thở nhanh ngoài việc có thể giúp bạn thoát khỏi nhiều tình huống khó xử còn có thể cứu mạng bạn. Theo một nghiên cứu, công nghệ kiểm tra hơi thở có thể phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm nhất .

  • 19/04/2024

    Đưa con đến viện ngay nếu con có dấu hiệu này khi mắc cúm B

    Cúm B là một loại cúm mùa do virus, thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Phần lớn khi trẻ mắc cúm B nhẹ sẽ tự khỏi, tuy nhiên virus cũng có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Nếu trẻ mắc cúm B có các dấu hiệu nguy hiểm dưới đây, cha mẹ cần đưa con đến viện ngay để điều trị.

Xem thêm