Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Đối mặt với những thay đổi tâm lí khi mắc ung thư vú

Làm thế nào để đối mặt với những cảm xúc xuất hiện khi được chẩn đoán và phải sống chung với bệnh ung thư vú? Điều này không chỉ quan trong với sức khỏe tinh thần mà còn cả sự sống của bạn nữa!

Cú sốc ban đầu

Được chẩn đoán ung thư vú là một cú sốc rất lớn. Những người phụ nữ cho biết họ sợ ung thư vú nhiều hơn cả bệnh tim, mặc dù ung thư vú có cơ hội sống nhiều hơn khi bị suy tim hay đột quỵ.

Ung thư vú đã được phát hiện từ thời kì Ai cập, và nỗi sợ căn bệnh này cũng như sợ hãi việc điều trị dường như cố hữu ở tất cả mọi phụ nữ trên toàn thế giới.

Tâm lí bình thường sau chẩn đoán và trong điều trị

Dưới đây là một số trạng thái tâm lí bạn có thể trải qua khi được chẩn đoán và trong quá trình điều trị ung thư vú:

  • Sợ hãi và sốc
  • Phủ nhận
  • Tức giận
  • Trầm cảm
  • Buồn chán
  • Lo lắng
  • Căng thẳng
  • Cảm thấy có lỗi, tự đổ lỗi cho bản thân mình
  • Cô đơn
  • Hi vọng

Đáp ứng thể chất với cảm xúc mạnh

Do bạn bắt đầu phải đối mặt với chẩn đoán và điều trị, cơ thể bạn sẽ phản ứng với những cảm xúc cũng như phẫu thuật và thuốc. Đáp ứng thể chất với căng thẳng nói chung có thể là:

  • Sợ hãi- sợ hãi có thể khiễn bạn mất ngủ, đau đầu và đau mỏi cơ thể.
  • Tức giận- tức giận có thể làm tăng huyết áp và khiến tim đập mạnh
  • Trầm cảm- trầm cảm có thể dẫn đến mệt mỏi, và không một ai cảm thấy tốt khi họ đang khóc và có tâm trạng cả
  • Căng thẳng- căng thẳng lúc đầu chỉ đơn giản là cảm giác không cảm thấy thoải mái, nhưng dần dần, căng thẳng có thể khiến cơn đau của bạn nặng hơn hoặc khiến bạn trở nên dễ bị kích thích.

Cảm xúc không được thể hiện sẽ dẫn đến những vấn đề khác

Bạn không hề đơn độc  khi được chẩn đoán mắc ung thư vú, hoặc khi xuất hiện những cảm xúc trên sau chẩn đoán. Thể hiện cảm xúc có thể giúp bạn thấy nhẹ nhõm, giúp bạn tiếp tục trên chặng đường phía trước. Không phải tất cả chúng ta đều thoải mái để thể hiện cảm xúc, nhưng đó là lối thoát an toàn cho cảm xúc của bạn.

Hãy nói ra những cảm xúc của bạn sẽ giúp bạn có thêm sự hỗ trợ và hồi phục nhanh hơn. Những cảm xúc giấu kín của bạn có thể dẫn đến:

  • Sự cô đơn, tránh xa mọi người
  • Khó chịu
  • Vô vọng và suy sụp
  • Mất kiểm soát

Tâm lí lo lắng và ung thư

Khi bạn chấp nhận chẩn đoán, bạn có thể đối mặt với những cảm xúc khác. Mất một bên vú hoặc một phần vú có ảnh hưởng lâu dài đến thể chất. Nếu điều trị xâm lấn được yêu cầu, nó có thể ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của bạn. Sẽ là điều bình thường nếu bạn lo lắng về:

  • Sợ bệnh sẽ tái phát
  • Mất sự cuốn hút, hấp dẫn của bản thân
  • Gặp khó khăn trong chức năng tình dục
  • Mất khả năng sinh sản

Đối mặt và sống chung với ung thư vú

Bạn có thể cải thiện sức khỏe tâm lí và giảm những triệu chứng thực thể nếu có kế hoạch đối mặt với chúng tốt. Nhiều bằng chứng đã cho thấy rằng những người phụ nữ được hỗ trợ với những cơn đau và suy sụp tinh thần sẽ giảm tình trạng lo lắng, mệt mỏi và trầm cảm. Dưới đây là một vài cách để đối mặt với cảm xúc của bạn

  • Giao tiếp với gia đình và bạn bè
  • Nói chuyện với đội ngũ bác sỹ, nhân viên y tế về sự lựa chọn mang thai trước khi bạn điều trị
  • Duy trì sự thân mật với chồng.
  • Gặp chuyên gia tư vấn
  • Tham gia nhóm hỗ trợ
  • Bày tỏ nhu cầu và nhận sự giúp đỡ. Đảm bảo rằng bạn thể hiện những cảm xúc tiêu cực ra ngoài- bạn không phải lúc nào cũng cố gắng thể hiện cảm xúc tích cực
  • Báo lại những triệu chứng của bạn với đội ngũ nhân viên y tế
  • Duy trì thăm khám, giữ kết quả xét nghiệm, đơn thuốc
  • Tự nâng cao hiểu biết về ung thư và điều trị
  • Tập thể dục

Nhận sự giúp đỡ về mặt cảm xúc không phải dấu hiệu của sự yếu đuối

Bạn có thể cảm thấy áp lực khi phải trở nên mạnh mẽ hoặc phải can đảm khi bạn không cảm thấy như vậy. Có lẽ bạn không dễ dàng chia sẻ  cảm xúc của mình với người khác. Bạn có thể phải gánh vác nhiều trách nhiệm và được nhiều người tin tưởng, do vậy, bạn cảm thấy rằng mình phải giấu nỗi sợ hãi vào trong. Việc chia sẻ cảm xúc và những vấn đề bạn gặp phải trong trường hợp này có thể khiến bạn cảm thấy mình dễ bị tổn thương.  Tuy nhiên, một nghiên cứu mới đây ở phụ nữ mắc ung thư vú cho thấy, những phụ nữ thể hiện sự giận dữ, sợ hãi, buồn chán sẽ sống lâu hơn những người giấu kín những cảm xúc này. Dưới đây là một vài cách để thể hiện cảm xúc của bạn và nâng cao sức khỏe tâm lí và thể chất:

  • Dành thời gian nói chuyện với gia đình, đặc biệt với trẻ nhỏ
  • Giao tiếp với bạn bè đồng nghiệp
  • Tham gia nhóm hỗ trợ hoặc cộng đồng hỗ trợ online
  • Tìm một chuyên gia tốt và thăm khám thường xuyên

Cảm xúc của bạn về ung thư vú và ảnh hưởng của nó lên cơ thể, gia đình, mối quan hệ, tài chính, và tỉ lệ tử vong là có căn cứ và bình thường. Thể hiện cảm xúc và nhu cầu sẽ giúp nâng cao sức khỏe của bạn. Hãy nói ra để bạn có thể sống tốt hơn!

CTV Võ Dung - Viện Y học ứng dụng Việt Nam (theo verywell)
Bình luận
Tin mới
  • 02/07/2025

    Tất tần tật về trà thảo mộc

    Dù là trà đen, trà xanh, trà trắng hay trà ô long, trà nóng hay trà đá đều có nguồn gốc từ cây trà, Camellia sinensis. Nhưng trà thảo mộc thì khác. Trà thảo mộc bắt nguồn từ việc ngâm nhiều loại hoa, lá hoặc gia vị trong nước nóng. Hầu hết các loại trà này đều không có caffeine. Bạn có thể bắt đầu bằng những túi trà làm sẵn hoặc ngâm các nguyên liệu rời và sau đó lọc bỏ bã.

  • 01/07/2025

    Sự thật về phương pháp thải độc bằng nước cốt chanh

    Nhiều người thực hiện thải độc cơ thể theo hướng dẫn truyền miệng và trên các nền tảng xã hội... và hiện nay đang dấy lên trào lưu thải độc bằng nước cốt chanh. Vậy sự thật về phương pháp thải độc này như thế nào?

  • 01/07/2025

    Cách sử dụng dầu dừa điều trị chàm

    Dầu dừa là một chất dưỡng ẩm tự nhiên. Nhiều người bị chàm nhận thấy dầu dừa có tác dụng làm dịu da và giảm các triệu chứng như khô và ngứa.

  • 01/07/2025

    Vai trò của chất béo trong chế độ ăn lành mạnh

    Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.

  • 30/06/2025

    Dùng nghệ và mật ong cùng nhau có tăng lợi ích không?

    Mật ong với nghệ có thể được dùng cùng nhau trong chế độ ăn hằng ngày và thực phẩm bổ sung, vậy tác dụng của chúng có mạnh hơn khi kết hợp?

  • 30/06/2025

    Nhận biết và xử lý vết thương do côn trùng cắn khi đi du lịch

    Du lịch là dịp để khám phá thiên nhiên, trải nghiệm văn hóa và tận hưởng những khoảnh khắc thư giãn. Tuy nhiên, bên cạnh những điều thú vị, các chuyến đi đôi khi cũng tiềm ẩn những rủi ro nhỏ nhưng phiền toái, chẳng hạn như những vết thương do côn trùng cắn

  • 29/06/2025

    Sữa nguyên chất có dinh dưỡng, lợi ích và rủi ro gì?

    Sữa là nguồn dinh dưỡng quan trọng nên có trong chế độ ăn hằng ngày, trong đó sữa nguyên chất được đánh giá là nguồn cung cấp protein tốt. Tìm hiểu về dinh dưỡng, lợi ích và rủi ro khi tiêu thụ sữa nguyên chất.

  • 29/06/2025

    Làm thế nào để bỏ thói quen dùng điện thoại

    Một số ứng dụng có thể cho bạn biết bạn dành bao nhiêu thời gian cho điện thoại và bạn dành bao nhiêu thời gian cho từng ứng dụng. Ngay cả khi bạn không nghĩ rằng mình sử dụng điện thoại quá nhiều, việc nhìn thấy những con số thống kê tần suất sử dụng có thể khiến bạn muốn đặt điện thoại xuống.

Xem thêm