Trong số 7 chất mới được đưa vào danh sách gây ung thư có 5 loại vi-rút bao gồm: vi-rút suy giảm miễn dịch loại 1 (HIV-1), vi-rút bạch cầu T loại 1 (HTLV-1), vi-rút Epstein-Barr (EBV), vi-rút herpes (KSHV) và vi-rút polyoma tế bào Merkel (MCV).
Theo báo cáo của Bộ Y tế Mỹ, 5 loại vi-rút này liên quan đến 20 bệnh ung thư như ung thư da không hắc tố, ung thư mắt, ung thư phổi, ung thư dạ dày cùng nhiều loại ung thư hạch.
'Khoảng 12% ung thư ở con người là do vi-rút và hiện chưa có văcxin cho 5 loại vi-rút trên', CNN dẫn lời Linda Birnbaum, Giám đốc Viện Quốc gia về Khoa học Sức khỏe Môi trường. 'Ví dụ HIV/AIDS tấn công hệ miễn dịch, làm mất đi khả năng chống lại ung thư của cơ thể. Nếu hệ miễn dịch suy yếu, bạn sẽ có nguy cơ cao bị ung thư'.
Xuất hiện trong nhóm chất gây ung thư mới còn có Trichloroethylene hay còn gọi là TCE thường sử dụng trong công nghiệp để tạo ra hydrofluorocarbon. TCE phân hủy chậm, dễ dàng phát tán ra không khí, thấm qua đất và nhiễm vào nguồn nước uống. Ngoài ra, coban cùng các hợp chất coban vốn dùng làm hợp kim, thiết bị quân sự, pin cũng bị liệt vào danh sách nguy hiểm.
Tiếp xúc với vi-rút, chất hóa học hay phóng xạ có thể gây ung thư không có nghĩa bạn chắc chắn sẽ bị ung thư. 'Hầu hết mọi người đều biết thuốc lá dẫn đến ung thư phổi song chỉ 11% người hút thuốc mắc bệnh', Birnbaum nói. Bà giải thích nguy cơ bệnh tật còn phụ thuộc vào gen, lối sống, chế độ dinh dưỡng và độ tuổi tiếp xúc với yếu tố gây hại.
Tuy nhiên, không thể phủ nhận khói thuốc là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới ung thư phổi bởi người hút thuốc dễ chết vì ung thư phổi hơn 15-30 lần so với người không hút.
Để hạn chế tác hại từ 7 chất trên, các chuyên gia khuyến cáo cộng đồng quan hệ tình dục an toàn, không sử dụng chung kim tiêm, chủ động trao đổi với bác sĩ về phương pháp bảo vệ sức khỏe và đi khám định kỳ.
Một chế độ ăn uống được kiểm soát cẩn thận có thể giúp cải thiện chất lượng cuộc sống và làm chậm tiến triển của người bị hội chứng urê huyết tán huyết.
Nấm móng và bệnh vẩy nến móng là hai tình trạng ảnh hưởng đến móng. Chúng có các triệu chứng tương tự nhau và bạn có thể bị cả nấm móng và vẩy nến móng tay cùng một lúc. Tuy nhiên, hai bệnh là khác nhau và có các phương pháp điều trị riêng biệt.
Từ ngày 1/1 - 28/2/2025 Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM - thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam triển khai chương trình tri ân: khám dinh dưỡng miễn phí.
Nhiều người ăn cà chua hàng ngày vì sở thích và mong muốn nhận được lợi ích sức khỏe từ loại thực phẩm bổ dưỡng này. Vậy ăn cà chua mỗi ngày có tốt không?
Năm mới đến gần là thời điểm lý tưởng để chúng ta đặt ra những mục tiêu mới cho bản thân. Bên cạnh những kế hoạch về công việc, tài chính, đừng quên dành sự quan tâm đặc biệt cho sức khỏe của bản thân và gia đình.
Chế độ ăn uống có thể tạo ra khả năng miễn dịch bảo vệ, hỗ trợ phương pháp điều trị cho người mắc bệnh nhiễm ký sinh trùng đường ruột, trong đó có giun tóc.
Người cao tuổi thường dễ mắc các bệnh tim mạch, đặc biệt là trong thời tiết lạnh giá. Nhiệt độ xuống thấp khiến cơ thể phải làm việc nhiều hơn để duy trì thân nhiệt, gây áp lực lên hệ tim mạch. Việc nhận biết sớm các dấu hiệu và áp dụng các biện pháp phòng tránh là vô cùng quan trọng để bảo vệ sức khỏe tim mạch cho người cao tuổi trong mùa lạnh.
Thời tiết hanh khô những ngay với sự chênh lệch nhiệt độ đáng kể giữa ngày và đêm. Ban ngày nắng ấm, chiều tối se lạnh, sáng sớm lại trở nên rét buốt. Sự thay đổi này khiến cơ thể chúng ta khó thích nghi, sức đề kháng suy giảm, dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, tim mạch, thậm chí là đột quỵ. Trẻ em và người lớn tuổi lại càng có nguy cơ cao hơn nên cần được quan tâm đặc biệt. Vậy chúng ta nên làm gì để bảo vệ sức khỏe trong những ngày này?