Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Quá liều acetaminophen ở trẻ em

Quá liều accetaminophen là một việc vô cùng nguy hiểm và nó hay xảy ra hơn bạn tưởng. Dưới đây là vài lời khuyên giúp con bạn tránh bị quá liều Acetaminophen

Acetaminophen (Tylenol…) từ lâu đã là một thuốc phổ biến để điều trị sốt và giảm đau cho trẻ em. Bạn có thể mua thuốc này ngoài của hàng thuốc mà không cần tới đơn của bác sỹ. Mặc dù tác dụng của thuốc rất tốt nhưng vẫn có những niến chứng khôn lường khi dùng quá liều. Dưới đây là những gì bạn cần biết về quá liều acetaminophen ở trẻ em

 

Những nguyên nhân gây ra việc quá liều acetaminophen

  • Do người mẹ quá nóng vội. Bạn lo lắng cho con bạn khi trẻ bị sốt, vội vàng cho chúng ướng thuốc hạ sôt mà quên mất việc đo liều lượng thuốc, bạn không nhận ra rằng có thể người khác đã cho con bạn uống mopotj liều thuốc trước đó.
  • Do kết hợp nhiều thuốc. Nếu con bạn bị cảm cúm, theo bản năng bạn cho con bạn uống cả acetaminophen và các thuốc chữa cảm cúm. Nhưng có thể bạn không biết rằng thuốc chữa cảm cúm cũng có chứa thành phần acetaminophen trong đó. Theo FDA (cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ) khuyến cáo chỉ nên dùng thuốc ho và thuốc cảm cúm cho trẻ dưới hai tuổi.
     
  • Bạn sử dụng sai liều. Nếu như bạn nhẫm lẫn giữa liều của người lớn và trẻ em thì rất dễ dẫn đến ngộ độc thuốc ở trẻ
  • Bạn cho rằng nhiều thì sẽ tốt hơn. Bạn cảm thấy dường như liều khuyến cáo dành cho trẻ em không có hiệu quả, bạn quyết định tăng liều và rút ngắn thời gian giữa các liều. Đó là một sai lầm của bạn.
  • Trẻ con nhầm lẫn thuốc với kẹo hoặc nước hoa quả. Quá liều thường xảy ra khi trẻ nhầm lẫn thuốc với các đồ ăn thức uống khác. Cũng có vài trường hợp là do người lớn để những chai nước mở hoặc dễ lấy sau khi trẻ em uống thuốc của mình.

Liều acetaminophen khuyến cáo

Khi cho trẻ uống thuốc bạn nhớ hãy đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc cẩn thận, xác định liều thuốc dựa trên cân nặng. Nếu bạn không rõ cân nặng hiện tại của con bạn, hãy dùng tuổi của con bạn để xác định liều. Nói chung, acetaminophen có thể dùng sau mỗi bốn giờ nhưng trong một ngày bạn cũng không nên uống quá năm lần. Để giảm nguy cơ quá liều thuốc, các nhà sản xuất giảm nồng độ thuốc xuống và thay đổi thành dạng dịch để phù hợp với trẻ em hơn.

Điều gì xảy ra khi bị quá liều với acetaminophen

Nồng độ acetaminophen quá cao sẽ ảnh hưởng đến chức năng của gan, gan sẽ không kịp chuyển hóa hết lượng thuốc lớn có trong cơ thể dẫn đến tình trạng ngộ độc thuốc gây ra những biến chứng nghiêm trọng. Trong bệnh viện khi một đứa trẻ bị quá liều acetaminophen sẽ được xét nghiệm máu để xác định nồng độ thuoccs trong máu,bên canh đó trẻ cũng được cung cấp thuôc giải độc acetaminophen tròng vòng 8-10 tiếng để đảo ngược tác dụng phụ của acetaminophen.

Phòng ngừa việc quá liều acetaminophen

 

Trước khi cho con bạn uống acetaminophen hãy xem xét kỹ xem liệu tình trạng của bé đã phải dùng đến thuốc chưa? Ví dụ, nếu có những triệu chứng sốt thông thường thì đó không phải là vấn đề quá trâm trọng vì sốt là phản ứng của cơ thể giúp chống lại tác nhân gây bệnh. Mục đích của việc điều trị cho trẻ bị sốt là ể cho trẻ cảm thấy dễ chịu hơn chứ không phải là việc hạ thân nhiệt của trẻ. Do đó nếu như bạn có ý định cho trẻ uống acetaminophen thì luôn nhớ rằng phải đợi cho thân nhiệt của trẻ hạ xuống ít nhất 1 tiếng.

Thêm vào đó

  • Bạn phải biết cân nặng của trẻ. Dựa trên cân nặng của trẻ để tính liều lượng thuốc là một khuyến cáo luôn in trên nhãn thuốc
  •  Sử dụng các thiết bị đo lường chuẩn khi cho trẻ uống thuốc, không nên ước lượng bằng thìa cà phê, nó sẽ không bao giờ đúng nhất là đối với loại thuốc ở dạng dung dịch. 
     
  • Đừng bao giờ cho trẻ uống thêm acetaminophen nếu như bạn đã cho trẻ uống các thuốc trị cảm cúm thông thường khác.
  • Không được nhẫm lẫn liều của người lớn với trẻ con
  • Giữu thuố tránh xa tầm tay của trẻ em để không bị nhẫm lẫn thuốc với đồ ăn thức uống.

Sử dụng acetaminophen đúng cách và xử lý kịp thời khi bị quá liều sẽ cứu con bạn khỏi tử vong.

Bình luận
Tin mới
  • 23/04/2024

    7 mẹo giúp trẻ tránh xa đồ ăn vặt không tốt cho sức khỏe

    Trẻ em thường bị thu hút bởi đồ ăn vặt. Với bao bì đầy màu sắc và hương vị hấp dẫn, những món ăn nhẹ không lành mạnh này thường khiến trẻ thích thú và muốn ăn nhiều hơn.

  • 23/04/2024

    Chuẩn bị tốt thể lực khi tham gia chạy marathon

    Gần đây phong trào tập thể dục thể thao, các giải chạy bộ không chuyên marathon (42,295km), bán marathon (21,1km) ngày càng phổ biến, thu hút đông đảo người dân thuộc nhiều độ tuổi tham gia. Đây là dấu hiệu tốt chứng tỏ cộng đồng quan tâm tới vấn đề thể dục, thể thao, nâng cao sức khỏe.

  • 23/04/2024

    Trẻ trên 6 tháng tuổi dễ thiếu kẽm và sắt

    Do có nhiều vai trò quan trọng, không thể thiếu đối với cơ thể nên khi trẻ thiếu sắt và kẽm sẽ ảnh hưởng không nhỏ đối với sự phát triển thể chất và tinh thần trẻ.

  • 23/04/2024

    Tìm hiểu về bệnh ly thượng bì bọng nước

    Bệnh ly thượng bì bọng nước là tên gọi của một nhóm các rối loạn da hiếm gặp do di truyền, làm cho da trở nên rất dễ bị tổn thương. Bất kỳ chấn thương hay ma sát nào với da đều có thể gây ra các vết phồng rộp đau đớn.

  • 22/04/2024

    Cách giảm lượng đường trong máu ngay lập tức

    Cách nhanh nhất để giảm lượng đường trong máu là dùng insulin tác dụng nhanh. Tập thể dục cũng là một cách nhanh chóng và hiệu quả. Tuy nhiên, trong những trường hợp nặng, bạn nên đến các cơ sở y tế để điều trị.

  • 22/04/2024

    Thực phẩm giàu biotin nên bổ sung vào chế độ dinh dưỡng

    Biotin hay vitamin B7 là dưỡng chất cần thiết cho quá trình chuyển hóa và nhiều chức năng quan trọng của cơ thể. Cách tốt nhất để bổ sung biotin là nhờ chế độ dinh dưỡng với các thực phẩm giàu vi chất này.

  • 22/04/2024

    6 dấu hiệu ở miệng bạn tuyệt đối không được bỏ qua

    Một số triệu chứng ở miệng có thể là dấu hiệu cơ thể bạn đang đưa ra cảnh báo về tình trạng sức khỏe nguy hiểm nào đó.

  • 22/04/2024

    Những loại thuốc nên tránh khi đang mang thai

    Việc sử dụng một số loại thuốc trong thời kỳ mang thai có thể gây nguy hiểm cho thai nhi. Phụ nữ mang thai nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại thuốc nào để đảm bảo sự an toàn và sức khỏe cho cả mẹ và con.

Xem thêm