Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những điều cần biết về chu kỳ kinh nguyệt

Mọi người (đặc biệt là nữ giới) thường bàn luận nhiều về chủ đề chu kì kinh nguyệt. Vậy chính xác chu kì kinh nguyệt là gì và làm thế nào nó có thể xảy ra?

Chu kì kinh nguyệt đầu tiên ở nữ giới là dấu hiệu của việc bạn đang phát triển và cơ thể đang chuẩn bị cho việc mang thai trong tương lai. Một lần hành kinh sẽ từ 2 tới 7 ngày. Một cô gái hoặc người phụ nữ sẽ có kinh nguyệt - bao gồm máu và mô chảy qua đường âm đạo.

Ở hầu hết nữ giới, lượng kinh nguyệt khoảng 30ml (khoảng 2 thìa canh) trong 1 lần hành kinh. Để ngăn chặn việc máu và vết bẩn dính trên quần áo, bạn sẽ cần sử dụng băng vệ sinh, đó có thể là một miếng dán lên quần lót hoặc tampon – được đặt vào âm đạo.

Kinh nguyệt hình thành như thế nào?

Lượng máu và mô mất đi trong chu kì kinh nguyệt bởi chúng không còn cần thiết trong cơ thể. Chúng đến từ tử cung, nơi mà thai nhi phát triển bên trong cơ thể người phụ nữ. Hàng tháng lượng máu và mô tích lũy bên trong tử cung để đề phòng trường hợp người phụ nữ mang thai. Đó sẽ là lớp màng cần thiết nếu trứng của người phụ nữ thụ tinh với tinh trùng của nam giới. Một quả trứng đã được thụ tinh bám vào đó và bắt đầu phát triển thành em bé.

Nhưng hầu hết thời gian, trứng không được thụ tinh và rụng xuống. Đó là lúc bạn bắt đầu một chu kì kinh nguyệt.

Bình thường, ở nữ giới có hai buồng trứng. Mỗi buồng trứng chứa hàng nghìn trứng với kích thước nhỏ. Trong chu kì kinh nguyệt, một quả trứng được giải phóng từ một trong hai buồng trứng và bắt đầu rơi xuống ống dẫn trứng đến tử cung (hay còn gọi là dạ con).

Nếu như tinh trùng không thụ tinh với trứng, lớp màng từ máu và mô cùng trứng không được thụ tinh sẽ từ tử cung sẽ đi ra khỏi cơ thể. Hay nói cách khác, chu kì kinh nguyệt bắt đầu. Và chu trình sau đó lặp lại. Lớp màng của tử cung được xây dựng trở lại, và khoảng 2 tuần sau chu kì kinh nguyệt cuối cùng, một quả trứng khác sẽ được giải phóng.

Vậy chu kì kinh nguyệt là gì?

Khi mọi người nói tới chu kì kinh nguyệt, họ thường hiểu đó là những ngày có máu và mô (dịch của kinh nguyệt) chảy ra qua âm đạo. Nhưng đó chỉ là một phần của chu kì kinh nguyệt mà bạn có thể quan sát được và những người phụ nữ cần phải xoay xở với chúng.

Chu kì kinh nguyệt chính xác là một quá trình xảy ra trong khoảng một tháng. Chu kì kinh nguyệt bình thường ở con gái trong khoảng từ 21 đến 45 ngày.  Và hầu hết chỉ có một tuần của chu kì liên quan tới việc chảy kinh nguyệt ra khỏi cơ thể (khoảng 2-7 ngày). Trong thời gian còn lại, mặc dù không có máu và mô chảy qua đường âm đạo nhưng các quá trình khác vẫn xảy ra như là lớp màng ở tử cung dày lên và rụng trứng.

Khi nào thì chu kì kinh nguyệt đầu tiên bắt đầu?

Hầu hết nữ giới xuất hiện chu kì kinh nguyệt đầu tiên của mình ở tuổi từ 10 đến 15. Trung bình là ở tuổi 12 nhưng cơ thể của mỗi cô gái đều có lịch trình phát triển của riêng mình.

Mặc dù không thể xác định độ tuổi chính xác bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt của mỗi cô gái, nhưng bạn có thể nhận thấy một số dấu hiệu trước khi bắt đầu chu kì kinh nguyệt đầu tiên. Thông thường, chu kì kinh nguyệt đầu tiên bắt đầu sau 2 năm phát triển vú. Một dấu hiệu khác là có dịch tiết âm đạo ( giống như chất nhờn) mà bạn có thể nhìn thấy hoặc cảm thấy trên quần lót. Dịch này thường xuất hiện 6 tháng trước chu kì kinh nguyệt đầu tiên.

Chu kì kinh nguyệt bình thường là gì?

Đặc biệt là khi bắt đầu chu kì kinh nguyệt đầu tiên, thật khó để biết nó có bình thường hay không. Hãy nói với mẹ hoặc người thân là phụ nữ trưởng thành vì họ là người đã và đang trải qua nó.

Dưới đây là một vài vấn đề bạn nên nói chuyện với bác sĩ khi gặp phải:

  • Tổng số ngày chảy dịch kinh nguyệt dài hơn 1 tuần.
  • Phải thay đổi băng vệ sinh quá nhiều ( nhiều hơn 1 miếng trong vòng 1-2 giờ).
  • Thời gian giữa hai chu kì quá 3 tháng.
  • Bạn bị chảy máu âm đạo bất thường giữa các chu kì.
  • Bạn bị đau bất thường trước hoặc trong chu kì.
  • Chu kì kinh nguyệt của bạn bình thường đều đặn nhưng đột nhiên trở nên thất thường.

Dưới đây là một vài vấn đề mà bạn có thể gặp khi bạn bắt đầu chu kì kinh nguyệt của mình.

Chu kì kinh nguyệt không đều đặn

Ở những người phụ nữ trưởng thành và trung niên, chu kì kinh nguyệt của họ khá đều đặn. Toàn bộ chu trình kéo dài cùng một số ngày (từ 21 đến 34 ngày) và số ngày chảy dịch kinh nguyệt cũng giống nhau (dưới 1 tuần). Nhưng trong năm đầu tiên, chu kì kinh nguyệt thường không đều đặn và rất khó đoán.

Bạn nên ghi chép chu kì kinh nguyệt của mình trên lịch. Hãy nói với bác sĩ nếu bạn gặp phải một trong những vấn đề phía trên. Khoảng 6 năm sau chu kì kinh nguyệt đầu tiên, chu trình sẽ thường ngắn lại và đều đặn hơn.

Đau bụng kinh

Bạn có thể cảm thấy đau âm ỉ vùng bụng khi bị đau bụng kinh. Bạn cũng có thể sử dụng thuốc giảm đau như ibuprofen.

Những điều bạn có thể làm để cải thiện tình trạng đau bụng kinh như:

  • Tập luyện thường xuyên.
  • Sử dụng miếng dán nhiệt ở phần bụng dưới.
  • Ngồi thiền hoặc thư giãn.

Hãy nói với bác sĩ nếu các giải pháp này không giúp ích được cho bạn. Đặc biệt là nếu bạn vẫn đến trường hoặc tham gia các hoạt động thể thao.

Lượng dịch kinh nguyệt

Lượng dịch kinh nguyệt của bạn dường như quá nhiều, nhưng nó không thường xuyên như thế. Hầu hết các bạn gái thay băng vệ sinh khoảng 3 đến 6 lần một ngày trong chu kì kinh nguyệt (việc thay băng vệ sinh là nhiều hơn trong ngày chảy dịch kinh nguyệt nhiều nhất và ít hơn với những ngày chảy dịch kinh nguyệt ít hơn – thường ở đầu và cuối chu kì) .

Hãy nói chuyện với bác sĩ nếu lượng dịch kinh nguyệt của bạn quá nhiều hoặc chu kì kinh nguyệt kéo dài hơn 1 tuần.

Bạn cảm thấy chán nản trước chu kì kinh nguyệt

Hóc môn thay đổi có thể là nguyên nhân gây nên việc bạn cảm thấy buồn chán hoặc cáu kỉnh trước khi hành kinh bắt đầu. Hãy nói với bác sĩ về chuyện xảy ra với bạn. Bạn cũng có thể cải thiện tình trạng này bằng việc hoạt động thể thao thường xuyên.

Tự hào về chu kì kinh nguyệt.

Chắc hẳn các bạn gái đều có một chút lo lắng về chu kì kinh nguyệt đầu tiên. Điều đó là hoàn toàn bình thường. Và nếu như bạn đã có chu kì kinh nguyệt, tôi tin rằng bạn cũng gặp một chút rắc rối về sự bất tiện đó. Nhưng đừng quên là bạn cũng nên cảm thấy tự hào vì kinh nguyệt là dấu hiệu của việc phát triển bình thường.

Và theo một cách khác, nó có nghĩa là bạn khỏe mạnh và đang phát triển bình thường.

Bình luận
Tin mới
  • 20/04/2024

    Những tác hại khi nằm ngủ gối cao

    Lựa chọn một chiếc gối với độ cao phù hợp sẽ mang lại cho bạn một giấc ngủ ngon, cải thiện tư thế và giảm đau lưng, mỏi cổ. Dưới đây là một số vấn đề về sức khỏe khi nằm gối quá cao hoặc kê nhiều gối trong thời gian dài.

  • 20/04/2024

    Cách giúp đỡ người tự gây thương tích

    Khi người bạn yêu thương đang tự gây thương tích, những dấu hiệu tưởng chừng dễ dàng nhận biết thường bị bỏ qua. Đó thường là một hành vi bí mật, được giấu bởi lớp quần áo hoặc dưới lí do như những vết thương từ thể thao và các hoạt động khác. Hỗ trợ, giúp đỡ nhiệt tình và thấu hiểu, lắng nghe một cách không phê phán, bạn có thể học cách giúp đỡ người đang tự gây thương tích.

  • 19/04/2024

    Phát hiện ung thư dạ dày bằng hơi thở

    Hơi thở có mùi khiến cho bạn cảm thấy xấu hổ. Nhưng việc kiểm tra hơi thở nhanh ngoài việc có thể giúp bạn thoát khỏi nhiều tình huống khó xử còn có thể cứu mạng bạn. Theo một nghiên cứu, công nghệ kiểm tra hơi thở có thể phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm nhất .

  • 19/04/2024

    Đưa con đến viện ngay nếu con có dấu hiệu này khi mắc cúm B

    Cúm B là một loại cúm mùa do virus, thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Phần lớn khi trẻ mắc cúm B nhẹ sẽ tự khỏi, tuy nhiên virus cũng có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Nếu trẻ mắc cúm B có các dấu hiệu nguy hiểm dưới đây, cha mẹ cần đưa con đến viện ngay để điều trị.

  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

Xem thêm