Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

5 lựa chọn điều trị bệnh thận IgA

Trong bài này chúng ta sẽ đề cập đến những lựa chọn điều trị phổ biến, sẵn có cho một bệnh nhân được chẩn đoán với bệnh thận IgA. Tuy nhiên, bạn cũng nên nhớ rằng bệnh thận IgA có rất nhiều phác đồ điều trị khác nhau, từ khi khởi phát bệnh hoàn toàn không có triệu chứng co đến khi bệnh tiến triển nhanh dẫn đến suy thận hoàn toàn.

Do đó, những phương pháp điều trị dưới đây không phải sẽ thích hợp với mọi bệnh nhân và bạn nên nói chuyện với bác sĩ thận tiết niệu để tìm ra cách điều trị tốt nhất cho bạn.

Bệnh nhân có nguy cơ cao cần các phương pháp điều trị mạnh

Nhìn chung, bệnh nhân với những đặc điểm sau đây được xem là có nguy cơ suy  giảm chức năng thận cao:

  • Bệnh nhân có áp lực lọc cầu thận thấp hoặc có sự tăng creatinine (đây là những xét nghiệm chức năng thận thường dùng)
  • Những người không kiểm soát được tình trạng cao huyết áp
  • Bệnh nhân có protein niệu cao
  • Bệnh nhân có kết quả sinh thiết thận đáng lo ngại

Nếu bạn nghĩ bạn thuộc một trong những loại trên, dưới đây là một vài lựa chọn điều trị bạn có thể cân nhắc :

  1. Ức chế men chuyển Angiotesin hoặc chẹn thụ cảm thể angiotensin- đây là những thuốc huyết áp thường dùng (bạn có thể đã nghe tên như lisinopril hoặc losartan). Tuy nhiên, những thuốc này không chỉ làm giảm huyết áp, chúng cũng hỗ trợ chức năng thận bằng cách làm giảm mất protein qua nước tiểu (điều thường thấy ở những bệnh nhân có bệnh thận IgA). Chúng cũng có ích do bệnh nhân có bệnh thận IgA vì những người mắc bệnh này có thể có những vấn đề về tăng huyết áp. Do đó, nếu bệnh nhân có thể dung nạp những thuốc này, chúng thường được cân nhắc là loại thuốc đầu tiên được sử dụng để điều trị tăng huyết áp ở bệnh nhân mắc bệnh thận IgA với protein niệu.
  2. Dầu cá/ đơn thuốc tăng cường acid omega 3. Dầu cá cho thấy một vài hi vọng ở bệnh nhân bệnh thận IgA, có thể do tác dụng chống viêm. Tuy nhiên, hiệu quả của dầu cá chưa được rõ ràng. Tiêu chuẩn thực hành là sử dụng nó phối hợp với những liệu pháp khác cho đến khi bệnh nhân có thể dung nạp được. Nhiều bác sĩ tin rằng dầu cá không có hại và chính vì thế cho nó vào đơn thuốc.
     
  1. Steroid. Một ví dụ thường gặp là Prednisone. Bệnh nhân có bằng chứng bệnh nặng và bệnh nhân có sinh thiết thận cho thấy tình trạng viêm hoạt động mạnh có thể nhận được lợi ích từ việc sử dụng thuốc này. Những thuốc này sẽ ức chế và làm dịu hệ miễn dịch của cơ thể và từ đó có thể giúp ích cho bệnh nhân có bệnh thận IgA (vì hệ miễn dịch là yếu tố gây tổn thương thận trong trường hợp này). Tuy nhiên, steroid không phải lúc nào cũng thích hợp với tất cả mọi người. Bệnh nhân có bệnh nhẹ có thể không nhận được lợi ích từ thuốc này (do những thuốc này có tác dụng phụ bao gồm tăng cân, tăng đường máu, tăng huyết áp, loãng xương, …). Ngược lại, bệnh nhân có bệnh nặng kéo dài và gây tổn thương lâu dài và sẹo hóa thận có thể cũng không nhận được lợi  ích từ steroid. Điều này không khó hiểu nếu bạn nhân ra rằng steroid là thứ chúng ta sử dụng để giảm viêm. Nói cách khác, một khi tình trạng viêm kết thúc và phá hủy hoàn toàn thận và để lại mô sẹo, sử dụng steroid giống như đổ nước vào một tòa nhà đã bị thiêu rụi và nó hoàn toàn không có ích.
     
  2. Mycophenolate mofetil. Đây là một thuốc ức chế miễn dịch mới vẫn đang được nghiên cứu vì có khả năng tiềm ẩn có thể giúp bệnh nhân mắc bệnh thận IgA. Ở thời điểm hiện tại, nó không được khuyến cáo là loại thuốc ưu tiên hàng đầu do thiếu những bằng chứng chính xác.
  3. Cyclophosphamide, Azathioprine. Là những thuốc ức chế miễn dịch được sử dụng trong những thời điểm khác nhau trong điều trị bệnh thận IgA. Cách sử dụng không phải phù hợp với tất cả bệnh nhân và nó không hỗ trợ những bệnh nhân có tổn thương nghiêm trọng kéo dài.

Bạn nên nói chuyện với bác sĩ để có chọn lựa tốt nhất cho bạn.

Bình luận
Tin mới
  • 16/01/2025

    Chế độ ăn cho người mắc hội chứng urê huyết tán huyết

    Một chế độ ăn uống được kiểm soát cẩn thận có thể giúp cải thiện chất lượng cuộc sống và làm chậm tiến triển của người bị hội chứng urê huyết tán huyết.

  • 16/01/2025

    Phân biệt nấm móng và vẩy nến móng tay

    Nấm móng và bệnh vẩy nến móng là hai tình trạng ảnh hưởng đến móng. Chúng có các triệu chứng tương tự nhau và bạn có thể bị cả nấm móng và vẩy nến móng tay cùng một lúc. Tuy nhiên, hai bệnh là khác nhau và có các phương pháp điều trị riêng biệt.

  • 15/01/2025

    VIAM Clinic Tri ân Bạn cũ - Món quà sức khỏe, Tết thêm vui

    Từ ngày 1/1 - 28/2/2025 Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM - thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam triển khai chương trình tri ân: khám dinh dưỡng miễn phí.

  • 15/01/2025

    Ăn cà chua mỗi ngày có tốt không?

    Nhiều người ăn cà chua hàng ngày vì sở thích và mong muốn nhận được lợi ích sức khỏe từ loại thực phẩm bổ dưỡng này. Vậy ăn cà chua mỗi ngày có tốt không?

  • 15/01/2025

    Đón năm mới khỏe mạnh cùng thói quen chăm sóc sức khỏe từ chuyên gia

    Năm mới đến gần là thời điểm lý tưởng để chúng ta đặt ra những mục tiêu mới cho bản thân. Bên cạnh những kế hoạch về công việc, tài chính, đừng quên dành sự quan tâm đặc biệt cho sức khỏe của bản thân và gia đình.

  • 14/01/2025

    Chế độ ăn khi bị nhiễm giun tóc

    Chế độ ăn uống có thể tạo ra khả năng miễn dịch bảo vệ, hỗ trợ phương pháp điều trị cho người mắc bệnh nhiễm ký sinh trùng đường ruột, trong đó có giun tóc.

  • 14/01/2025

    Bệnh tim mạch mùa lạnh ở người cao tuổi: Nhận biết sớm và phòng tránh

    Người cao tuổi thường dễ mắc các bệnh tim mạch, đặc biệt là trong thời tiết lạnh giá. Nhiệt độ xuống thấp khiến cơ thể phải làm việc nhiều hơn để duy trì thân nhiệt, gây áp lực lên hệ tim mạch. Việc nhận biết sớm các dấu hiệu và áp dụng các biện pháp phòng tránh là vô cùng quan trọng để bảo vệ sức khỏe tim mạch cho người cao tuổi trong mùa lạnh.

  • 14/01/2025

    Chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm: Những điều cần lưu ý để bảo vệ sức khỏe

    Thời tiết hanh khô những ngay với sự chênh lệch nhiệt độ đáng kể giữa ngày và đêm. Ban ngày nắng ấm, chiều tối se lạnh, sáng sớm lại trở nên rét buốt. Sự thay đổi này khiến cơ thể chúng ta khó thích nghi, sức đề kháng suy giảm, dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, tim mạch, thậm chí là đột quỵ. Trẻ em và người lớn tuổi lại càng có nguy cơ cao hơn nên cần được quan tâm đặc biệt. Vậy chúng ta nên làm gì để bảo vệ sức khỏe trong những ngày này?

Xem thêm