Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Độ tuổi tốt nhất để mang thai?

Độ tuổi mang thai thích hợp của phụ nữ là khi họ đã sẵn sàng về mặt thể chất, tinh thần, tài chính và xã hội để chuẩn bị cho trách nhiệm làm mẹ. Độ tuổi lý tưởng để mang thai ở mỗi phụ nữ sẽ khác nhau, nhưng hầu hết các cuộc khảo sát đều cho thấy độ tuổi tốt nhất nên mang thai từ 20 đến 35 tuổi. Mặc dù khả năng sinh sản của phụ nữ sẽ giảm dần theo độ tuổi nhưng bạn vẫn có thể sinh con khỏe mạnh sau tuổi 35. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn biết tuổi tác có ảnh hưởng thế nào đến thai kỳ và ý nghĩa của việc sinh con ở một độ tuổi nhất định.

Trước tuổi 20

Đây có thể không phải là độ tuổi lý tưởng đối với hầu hết phụ nữ nhưng vẫn là độ tuổi dễ thụ thai nhất.

Phụ nữ ở độ tuổi này thường có cân nặng thấp hơn nên dễ quản lý cân nặng khi mang thai. Phụ nữ trước tuổi 20 thường tăng nguy cơ rối loạn thai nghén, tăng huyết áp, nạo phá thai, nhiễm trùng tiết niệu và vỡ ối sớm. Phụ nữ ở độ tuổi này cũng có thể không chuẩn bị tinh thần để xử lý các vấn đề khi mang thai. Đặc biệt, cha mẹ có thể phải đối mặt với các vấn đề tài chính trong khi nuôi dạy đứa trẻ.

Trong độ tuổi 20

Độ tuổi dễ thụ thai hơn là các giai đoạn sau này.

Cơ hội sinh con khỏe mạnh và mang thai ít rủi ro cao nhất ở độ tuổi 20, đây cũng là thời kỳ có khả năng sinh sản cao nhất đối với hầu hết phụ nữ. Ở độ tuổi này, phụ nữ có đủ năng lượng để vượt qua giai đoạn mang thai và ít có nguy cơ mắc các bệnh mạn tính hơn. Phụ nữ ở độ tuổi này cũng lấy lại cân nặng trước khi mang thai rất dễ dàng.

Tài chính vẫn có thể là một gánh nặng vì hầu hết các cặp vợ chồng trẻ có thể đang phát triển sự nghiệp hoặc công việc chưa ổn định.

Trong độ tuổi 30

Khi bạn bước qua tuổi 30, đặc biệt là sau 35 tuổi, khả năng sinh sản của bạn có thể bắt đầu chậm lại do số lượng và chất lượng của noãn ngày càng giảm. Nguy cơ mắc thể dị bội cũng cao hơn. Bạn có thể cần đến các phương pháp điều trị hỗ trợ sinh sản vào cuối những năm 30 tuổi. Tỷ lệ thành công của các phương pháp điều trị hỗ trợ sinh sản như thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) và các chất kích thích rụng trứng cũng có thể giảm xuống.

Nguy cơ sẩy thai và bất thường nhiễm sắc thể cũng cao hơn sau 35 tuổi. Cơ hội thụ thai song sinh cao vì sự thay đổi nội tiết tố ở phụ nữ lớn tuổi dẫn đến việc giải phóng nhiều trứng hơn cùng một lúc.

Nhưng đây là thời điểm các mối quan hệ ổn định, các cặp đôi sẽ có sự cam kết trách nhiệm cao hơn trong thiên chức làm cha mẹ.

Ở độ tuổi 40

Cơ hội mang thai tự nhiên giảm xuống ở độ tuổi 40.

Có nhiều nguy cơ bị các biến chứng thai kỳ như sẩy thai, thai ngoài tử cung, tiểu đường, tiền sản giật, các vấn đề về nhau thai, chuyển dạ sinh non và sinh con nhẹ cân. Nhiều khả năng sẽ phải sinh mổ so với sinh tự nhiên. Quá trình mang thai cần được theo dõi cẩn thận và có thể cần các xét nghiệm bổ sung như chọc dò màng ối hoặc lấy mẫu nhung mao màng đệm (CVS) để sàng lọc các bất thường như hội chứng Down ở trẻ.

Nếu được chăm sóc đúng cách, bạn vẫn có thể có một thai kỳ và em bé khỏe mạnh ở độ tuổi 40.

Có một vài lưu ý bạn cần biết

Bạn dễ sinh hơn ở độ tuổi trẻ hơn lớn tuổi. Bạn có thể mang thai ngay cả khi 40 tuổi, miễn là bạn có lối sống lành mạnh, chăm sóc sức khỏe và giải quyết mọi vấn đề sức khỏe kịp thời.

Lợi ích của việc trở thành cha mẹ sớm

Khoảng cách văn hóa giữa bạn và con bạn ít hơn. Bạn cũng sẽ có đủ thời gian để sinh thêm con. Bạn phải hoạt động thể chất nhiều hơn để theo kịp con mình. Con cái sẽ ổn định sớm hơn, bạn sẽ có nhiều thời gian nhàn rỗi sau này trong cuộc sống. Bạn cũng sẽ có thể hồi phục sớm hơn sau thai kì. Xác suất để bạn nhìn thấy một vài thế hệ sau của các con cháu sẽ cao hơn.

Lợi ích của việc có con muộn hơn

Kinh nghiệm sống giúp bạn trưởng thành và có kinh nghiệm chăm con tốt hơn. Bạn sẽ có thu nhập tốt hơn để nuôi con. Trẻ em khỏe mạnh hơn với ít vấn đề sức khỏe hơn do chất lượng cuộc sống tốt hơn. Bạn sẽ có nhiều thời gian hơn để dành cho con mình. Bạn sẽ ổn định về mặt cảm xúc tốt hơn. Bạn cần xem xét các yếu tố như khả năng sinh sản, sự trưởng thành về tinh thần, sự ổn định trong sự nghiệp, định hướng của gia đình, sức khỏe tài chính… trước khi quyết định thời điểm sinh con.

Bạn cần làm gì nếu muốn mang thai ngay bây giờ?

Hãy làm theo các bước dưới đây nếu bạn đang có kế hoạch mang thai dù bạn đang ở bất kể độ tuổi nào

  • Lên lịch khám sản khoa để xem xét tiền sử cá nhân, gia đình và bệnh sử của bạn
  • Tìm hiểu xem bạn có cần thực hiện sàng lọc gen di truyền hay không
  • Bắt đầu bổ sung axit folic sau khi tham khảo ý kiến ​​bác sĩ
  • Bỏ thuốc lá, rượu và chất gây nghiện.
  • Chọn thực phẩm bổ dưỡng và có một chế độ ăn uống cân bằng
  • Kiểm tra lượng caffein sử dụng hàng ngày của bạn
  • Điều chỉnh cân nặng hợp lý
  • Thực hiện một thói quen tập thể dục
  • Ghi lại các vấn đề tài chính của bạn
  • Tránh xa các mối nguy hiểm từ môi trường
  • Xác định thời gian rụng trứng của bạn và quan hệ vào thời kỳ dễ thụ thai nhất trong chu kỳ của bạn

Bạn nên tham khảo ý kiến ​​chuyên gia sản khoa nếu bạn đang đối mặt với các vấn đề sau khi cố gắng mang thai:

  • Kinh nguyệt bị mất hoặc không đều
  • Bệnh lây truyền qua đường tình dục
  • Nếu bạn dưới 35 tuổi với chu kỳ kinh đều đặn nhưng chưa thể có thai sau một năm sinh hoạt tình dục bình thường
  • Nếu bạn từ 35 đến 39 tuổi với chu kỳ kinh đều đặn nhưng chưa thể có thai sau 6 tháng sinh hoạt tình dục bình thường
  • Nếu bạn từ 40 tuổi trở lên với chu kỳ kinh đều đặn nhưng chưa thể có thai sau 3 tháng sinh hoạt tình dục bình thường

Phải làm gì nếu bạn muốn trì hoãn mang thai?

Nếu bạn chưa muốn có con, bạn nên quan hệ tình dục và sử dụng các biện pháp tránh thai hợp lý, đặc biệt là trong những ngày dễ thụ thai (rụng trứng). Nếu bạn còn trẻ và chưa muốn mang thai, bạn cũng có thể lựa chọn đông lạnh trứng và sử dụng chúng để thụ thai sau này. Điều này có thể giúp bạn có một giữ được trứng chất lượng tốt, nhưng khả năng mang thai vẫn còn tùy thuộc vào độ tuổi mà bạn muốn mang thai.

Tuổi tác có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nam giới không?

Câu trả lời là có. Khả năng sinh sản của một người đàn ông giảm dần theo tuổi tác. Lượng tinh dịch, số lượng tinh trùng và khả năng vận động thường bị ảnh hưởng sau tuổi 40. Một người đàn ông có thể làm bố ngay cả khi anh ta đã ngoài 40, nhưng sẽ khó hơn so với bản thân anh ta ở độ tuổi trẻ hơn. Nguy cơ sẩy thai và bất thường di truyền ở trẻ cao nếu tuổi của người cha trên 45, bất kể tuổi của người mẹ là bao nhiêu.

Lựa chọn thời điểm có con là một quyết định cá nhân phụ thuộc vào các ưu tiên, hoàn cảnh và những lợi thế bạn đang có. Vì vậy, thời điểm thích hợp để mang thai là khi bạn đã sẵn sàng cho chuyện đó. Tuy nhiên, bạn nên biết về cơ hội thụ thai, rủi ro và các biến chứng khác có liên quan vào những thời điểm khác nhau, để bạn có thể chuẩn bị đối phó với chúng.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Nếu không mang thai, có thể uống vitamin dành cho phụ nữ mang thai không?

Bs. Hoài Thu - Viện Y học ứng dụng Việt Nam (theo Momjunction) -
Bình luận
Tin mới
  • 16/04/2024

    Chứng thấp lùn

    Chứng thấp lùn là tình trạng bệnh đặc trưng bởi vóc dáng nhỏ bé do nhiều yếu tố như di truyền hoặc bệnh lý gây ra. Với các triệu chứng đặc trưng rất dễ nhận biết, tình trạng này gây ra rất nhiều khó khăn trong suốt toàn bộ quá trình phát triển.

  • 16/04/2024

    Thiếu ngủ có thể làm tăng huyết áp

    Một nghiên cứu cho thấy ngủ ít hơn thời gian khuyến nghị mỗi đêm có thể là một yếu tố nguy cơ gây ra bệnh tăng huyết áp.

  • 16/04/2024

    5 lợi ích của việc tắm nước lạnh

    Chỉ nghĩ đến việc tắm nước lạnh thôi cũng khiến nhiều người rùng mình. Tuy nhiên, đây lại là một phương pháp tuyệt vời để cải thiện sức khỏe thể chất và tinh thần của bạn. Dưới đây là những lý do tại sao bạn nên cân nhắc tắm nước lạnh.

  • 16/04/2024

    Nhiễm khuẩn đường tiết niệu ở trẻ em

    Trẻ em rất dễ bị mắc nhiễm trùng trong những năm đầu đời. Cảm lạnh và các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp khác là những bệnh phổ biến. Trong đó cũng không thể không nhắc tới nhiễm khuẩn đường tiết niệu.

  • 16/04/2024

    Uống nước dừa có thể hỗ trợ quá trình giảm cân

    Nước dừa là nguồn cung cấp chất điện giải tự nhiên, ít calo và giàu chất dinh dưỡng tốt sức khỏe tổng thể. Nhưng uống nước dừa có giúp giảm cân không?

  • 16/04/2024

    7 lời khuyên để có thai nhanh hơn

    Bạn đã sẵn sàng để có thai. Một khi bạn đã sẵn sàng lập gia đình, chẳng ai lại muốn chờ đợi cả.

  • 15/04/2024

    6 cách để giảm nguy cơ ung thư đại tràng

    Các biện pháp phòng ngừa có thể giúp ích rất nhiều trong việc giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư đại trực tràng, nguyên nhân gây tử vong do ung thư hàng đầu thứ ba ở Hoa Kỳ.

  • 15/04/2024

    5 thực phẩm giúp giảm căng thẳng hiệu quả

    Chế độ dinh dưỡng có tác động không nhỏ đến tâm trạng, cảm xúc của chúng ta. Bổ sung thực phẩm lành mạnh là cách để giảm căng thẳng và thúc đẩy thư giãn.

Xem thêm