Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

4 loại rau củ dùng cùng cơm, tốt nhất nên ăn ít nếu không muốn cân nặng tăng ''vèo vèo'', thường gặp nhất là món đầu tiên

Rau củ được coi là nguồn chính cung cấp chất xơ và các loại vitamin, khoáng chất cho cơ thể con người. Tuy nhiên, một vài loại chứa lượng lớn tinh bột, nếu được ăn thường xuyên cùng cơm có thể khiến bạn tăng cân mất kiểm soát.

Giữa 2 lựa chọn là ăn cơm cùng thịt và ăn cơm cùng rau, nhiều người cho rằng ăn cơm cùng thịt chắc chắn sẽ khiến bạn tăng cân nhanh chóng hơn. Còn đối với rau, chúng ta đều biết rằng nó là nguồn cung cấp chất xơ và các loại vitamin, khoáng chất chính cho cơ thể, người muốn giảm cân sẽ chọn ăn rau nhiều hơn. Vậy chắc chắn ăn cơm cùng rau sẽ không thể khiến bạn tăng cân được.

Tuy nhiên, điều này lại chưa hẳn là chính xác. Thực tế, có một số loại rau củ chứa hàm lượng tinh bột khá lớn, nếu được ăn cùng cơm có thể khiến bạn tăng cân nhanh chóng hơn. Dưới đây là 4 loại rau củ như thế, nếu được ăn cùng cơm bạn tốt nhất nên cắt giảm lượng ăn đi.

1. Khoai tây

Các món ăn thông thường: khoai tây xào, canh khoai tây, khoai tây chiên... và cơm là một sự kết hợp hoàn hảo, nhưng bạn có thể không nghĩ rằng ăn như vậy tương đương với việc bạn ăn lượng tinh bột của 2 bữa dồn lại vào 1 lần.

Vì hàm lượng carbohydrate (tinh bột) trong khoai tây (15,3%) thực sự cao, gần gấp 3 lần so với bí đỏ (5,3%). Về mặt năng lượng, calo (69 kcal/100g) của khoai tây hấp gần bằng 60% của cơm (116 kcal/100g).

Theo số liệu ở trên, ăn khoai tây và gạo tương đương bạn ăn 2 lần gạo. Sau khi ăn, không những không có lợi cho việc cân bằng dinh dưỡng, mà còn khiến bạn bị tăng cân.

Vì vậy, nếu bạn thực sự thích khoai tây, hãy ăn ít cơm hơn sau khi ăn nó! Nói chung, cứ 4 lạng khoai tây, một người nên ăn ít hơn nửa bát gạo (50 gam gạo sống). Tất nhiên không nên chiên khoai tây, nếu không sẽ tốn nhiều dầu và năng lượng hơn.

2. Các loại đậu

Món ăn thường dùng: đậu tây xào khô, đậu lăng om thịt thái mỏng, đậu que xào dầu hành, đậu Hà Lan xào tôm...

Những loại đậu này chắc chắn bạn không thể đoán được rằng chúng có hàm lượng carbs cao đáng kinh ngạc ở mức 55-65%, gần gấp ba lần khoai tây.

Xét rằng gạo chỉ chiếm khoảng 77%, không quá lời khi nói rằng những loại đậu này cung cấp lượng tinh bột ngang ngửa so với gạo.

Tất nhiên, những loại đậu này giàu dinh dưỡng hơn gạo, chứa nhiều chất xơ, vitamin B, kali, magiê và các thành phần khác. Đặc biệt, chúng rất giàu lysine mà protein trong gạo còn thiếu.

Dù vậy, nếu ăn hỗn hợp đậu thì nên ăn ít cơm! Đậu hỗn hợp có thể thay thế gạo với tỷ lệ là 1:1. Ví dụ, nếu bạn ăn 25 gam đậu xanh/đậu đỏ/đậu tây/đậu khô, bạn nên ăn ít hơn 1/4 bát cơm (25 gam gạo sống).

3. Khoai lang

Món thông thường: nấm xào khoai mỡ, sườn heo hấp khoai môn, khoai lang bào, khoai tím viên...

Carbohydrate của chúng không thấp, ví dụ, khoai lang 15,3%, khoai mỡ 12,4%, khoai môn 12,7%, nên cũng được coi là lương thực chính.

So với ngũ cốc, những thực phẩm này tuy ít đạm hơn nhưng lại ít calo, nhiều chất xơ, tạo cảm giác no lâu, giúp chống táo bón, thích hợp cho người có nhu cầu giảm cân.

Một số loại cũng đặc biệt bổ dưỡng, chẳng hạn như khoai lang giàu carotene và khoai tây tím giàu anthocyanins. Có thể thấy, việc sử dụng chúng như một loại lương thực chính là thích hợp nhất.

Để thay cơm bằng các loại thực phẩm này, bạn có thể thực hiện theo nguyên tắc 4-6:1. Ví dụ bạn ăn 300 gam khoai mỡ hoặc 200 gam khoai môn thì bạn nên ăn nửa bát cơm (50 gam gạo sống).

4. Các loại hạt

Món thường dùng: vịt quay hạt dẻ, gà hầm bạch quả, củ sen xào, khoai môn hầm hạt sen...

Các loại hạt không phải loại hạt nào cũng giàu chất béo, hạt dẻ, hạt sen, bạch quả không có nhiều chất béo nhưng lại có nhiều carbohydrate, lần lượt là 42,2%, 67,2% và 72,6% .

Do đó, nếu ăn các món có các loại hạt này, bạn nhớ ăn ít cơm. Ví dụ bạn ăn 25 gam hạt sen khô thì chỉ nên ăn ít hơn 1/4 bát cơm (25 gam gạo nguyên).

Tham khảo thêm thông tin bài viết: Giảm cơm tăng hạt - Chế độ ăn low carb hạ cholesterol.

Nguồn và ảnh: QQ, Eat This - Theo phapluat.suckhoedoisong.vn
Bình luận
Tin mới
  • 20/06/2025

    5 loại thực phẩm nên ăn để hỗ trợ giải độc thận

    Để giải độc thận, một chế độ ăn uống thông minh là chìa khóa. Ưu tiên thực phẩm tươi, giảm đồ ăn chế biến sẵn và nước ngọt để bảo vệ 'bộ lọc' quan trọng của cơ thể.

  • 20/06/2025

    Trải nghiệm tiêu cực thời thơ ấu ảnh hưởng đến trẻ khi trưởng thành như thế nào?

    Trải nghiệm tiêu cực thời thơ ấu là những sự kiện tiêu cực xảy ra trong độ tuổi từ 1 đến 17 tuổi. Những trải nghiệm tiêu cực này ảnh hưởng đến não bộ và sức khỏe của trẻ khi chúng lớn lên thành người trưởng thành và gây nên các vấn đề về sức khỏe tâm thần hoặc các bệnh lý mãn tính. Đọc bài viết sau để hiểu thêm về các vấn đề mà trẻ có thể gặp phải lúc trưởng thành khi có các trải nghiệm tiêu cực thời thơ ấu!

  • 19/06/2025

    Cập nhật nghiên cứu về mối liên quan giữa vitamin K2 và nguy cơ thấp còi

    Nói đến phát triển chiều cao, chắc chắc phải nói đến canxi và vitamin D – những thành phần cốt lõi cho sự phát triển và duy trì sức khỏe của xương. Các bằng chứng khoa học gần đây chứng minh rằng, cùng với canxi và vitamin D còn có vai trò vô cùng quan trọng của vitamin K2. Một số nghiên cứu gần đây đã cho thấy vitamin K2 có thể tác động trực tiếp đến sự tăng trưởng chiều cao của trẻ, đặt ra vấn đề cấp thiết cần cung cấp đủ K2 trong những giai đoạn vàng của sự phát triển ở trẻ nhỏ.

  • 19/06/2025

    Sử dụng D3K2 hiệu quả: Vai trò của công nghệ tiên tiến

    Vitamin D3 và K2 là hai vi chất thiết yếu giúp trẻ phát triển hệ xương chắc khỏe và tăng trưởng chiều cao tối ưu. Tuy nhiên, không phải cứ bổ sung là cơ thể sẽ hấp thu hiệu quả. Thực tế, cả vitamin D3 và K2 đều là vitamin tan trong dầu, và đặc tính này khiến chúng rất khó hấp thu qua đường tiêu hóa, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Việc bổ sung mà không có sự hỗ trợ của công nghệ có thể dẫn đến hấp thu kém, giảm hiệu quả và gây lãng phí.

  • 19/06/2025

    5 loại rau đặc biệt tốt cho gan

    Các bệnh về gan ngày càng gia tăng, ảnh hưởng đến hàng triệu người trên toàn cầu. Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của gan.

  • 19/06/2025

    Làm thế nào để trung hòa tác dụng của Caffeine?

    Có thể bạn uống quá liều cà phê hay uống một ly nước tăng lực, bạn gặp dấu hiệu run rẩy, nhịp tim không đều, đau bụng và các tác dụng phụ khác của caffeine. Từ việc uống nước đến ăn chuối, hãy tìm hiểu cách thực sự hiệu quả để trung hòa tác dụng của quá nhiều caffeine.

  • 19/06/2025

    Lựa chọn vitamin D3 K2: Đừng chỉ nhìn vào nhãn, hãy xem kỹ chất lượng nguyên liệu

    Vitamin D3 (cholecalciferol) và vitamin K2 (menaquinone) là hai vi chất dinh dưỡng đóng vai trò thiết yếu trong quá trình chuyển hóa canxi và phát triển hệ xương. Trong bối cảnh trẻ em có xu hướng giảm đáng kể tiếp xúc với ánh nắng tự nhiên (nguồn tổng hợp chính của vitamin D3) và chế độ ăn uống của trẻ không đảm bảo đủ lượng vitamin K2, việc bổ sung phối hợp hai vi chất này thông qua các sản phẩm bổ sung ngày càng được quan tâm của các chuyên gia dinh dưỡng nhi khoa cũng như các bậc cha mẹ.

  • 18/06/2025

    6 cách ăn uống để hạn chế suy thận ở người trẻ

    Suy thận thường được coi là bệnh của người lớn tuổi nhưng thực tế, các yếu tố nguy cơ và thói quen ăn uống không lành mạnh ở một bộ phận người trẻ có thể âm thầm dẫn đến suy thận.

Xem thêm