Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Điều trị hóa trị có ảnh hưởng đến các thành viên trong gia đình hay không?

Hiện nay, có rất nhiều người điều trị ung thư bằng phương pháp hóa trị. Tuy nhiên, bệnh nhân khi được áp dụng phương pháp hóa trị luôn bị ảnh hưởng cơ thể cũng như gặp các tác dụng phụ đi kèm. Vì vậy, bệnh nhân hóa trị và người thân cần trang bị cho mình cho mình những kiến thức cơ bản về hóa trị ung thư để đảm bảo sức khỏe trong khi hóa trị.

Hóa trị là một loại thuốc tiêu diệt tế bào ung thư và ngăn chúng phát triển. Người bệnh có thể dùng thuốc qua đường tĩnh mạch hoặc đường uống, với quá trình điều trị thường kéo dài vài tháng. Những người dùng thuốc hóa trị có thể có nguy cơ bị nhiễm trùng cao hơn. Do đó gia đình phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa để giảm nguy cơ lây lan bệnh nhiễm trùng. Họ cũng không nên tiếp xúc gần với các loại thuốc hóa trị vì nó này có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe.

Hóa trị tại nhà có nguy hiểm đến sức khỏe các thành viên trong gia đình không?

Ngày nay, mọi người có thể thực hiện phương pháp điều trị hóa trị theo nhiều cách khác nhau. Nếu người bệnh sử dụng các thuốc điều trị hóa trị dưới dạng truyền, tiêm hoặc uống thuốc, thì có thể tiến hành hóa trị tại nhà. Ung thư không lây lan, nhưng các loại thuốc hóa trị rất mạnh và có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe những người tiếp xúc với chúng. Các y tá và bác sĩ sẽ mặc quần áo bảo hộ khi xử lý các loại thuốc hóa trị. Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, các loại thuốc hóa trị thường sẽ thải ra ngoài cơ thể trong vòng 48-72 giờ sau khi điều trị. Mặc dù các thành viên trong gia đình ít có khả năng tiếp xúc trực tiếp với thuốc hóa trị nhưng chất thải của thuốc vẫn có thể có trong dịch cơ thể, chẳng hạn như nước tiểu, chất nôn và mồ hôi. Có một số gợi ý cách phòng ngừa cho các thành viên trong gia đình có người điều trị hóa trị:  

  • Sử dụng nhà vệ sinh riêng hoặc ngồi xuống khi đi vệ sinh để giảm nguy cơ chất lỏng bắn ra ngoài.
  • Giặt quần áo, chăn, ga, gối bằng máy với nước ấm và bột giặt thay vì giặt bằng tay.
  • Giặt riêng tất các đồ vật có chất dịch cơ thể.
  • Sau khi tiếp xúc với người bệnh rửa tay bằng nước ấm và xà phòng, sau đó lau khô bằng khăn dùng một lần.
  • Tã người lớn, sản phẩm vệ sinh và chất thải tương tự cần được bọc trong hai lớp túi và rửa sạch tay sau khi tiếp xúc với các sản phẩm này
  • Làm sạch kỹ khu vực xung quanh bằng nước nóng, xà phòng nếu một người bị nôn, sau đó đổ chất thải nào xuống bồn cầu, xả nước hai lần và rửa tay.

Hóa trị đối với trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi

Hóa trị có rất ít rủi ro đối với trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi, vì trẻ không có khả năng tiếp xúc với các loại thuốc y tế hoặc chất dịch cơ thể. Tuy nhiên, người lớn có trách nhiệm thực hiện các biện pháp phòng ngừa để đảm bảo an toàn cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Vệ sinh: Các biện pháp phòng ngừa ở trên cũng được áp dụng cho trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi. Nếu có thể mọi người nên cân nhắc việc cho trẻ sử dụng một nhà vệ sinh riêng. Cha mẹ hoặc người chăm sóc nên thay tã và quần áo đã được khử trùng và sử dụng giấy dùng một lần để tránh bị dính chất dịch. Sau khi thay đồ cho trẻ phải rửa tay thật sạch bằng nước ấm, xà phòng hoặc chất khử trùng.

Bảo quản: Nếu có một thành viên gia đình đang dùng thuốc hóa trị tại nhà, người lớn trong gia đình nên lưu ý cất giữ tất cả các loại thuốc ngoài tầm với của trẻ ở một nơi an toàn, chắc chắn. Các sản phẩm tẩy rửa nên được buộc chặt an toàn ngoài tầm với của trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi.

Mang thai và nuôi con: Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ khuyến cáo nên tránh mang thai khi đang hóa trị. Cũng không nên cho con bú trong khi đang điều trị hóa trị. Những người đang dùng thuốc hóa trị nên sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục để ngăn chất thải của thuốc gây nguy cơ với bạn tình

Giao tiếp

Những người điều trị hóa trị thường có nhiều vấn đề về cảm xúc, họ có thể sẽ lo lắng về mối quan hệ của họ với trẻ em trong nhà vì trẻ có thể sẽ nhận ra những sự thay đổi trong mối quan hệ với bạn. Các bác sĩ gợi ý rằng cha mẹ và người chăm sóc trẻ nên trò chuyện với trẻ về bệnh ung thư:

  • Dùng giọng nói bình tĩnh để trấn an trẻ.
  • Chuẩn bị một lời giải thích và nói chuyện cởi mở với trẻ em về những gì đang xảy ra.
  • Sử dụng ngôn ngữ phù hợp với lứa tuổi nhưng bao gồm thuật ngữ trực tiếp, chẳng hạn như ung thư.
  • Giải thích những thay đổi mà trẻ có thể nhận ra
  • Khuyến khích trẻ thể hiện cảm giác của chúng.
  • Thể hiện tình yêu và tình cảm của bạn, cho dù rất khó

Các biện pháp phòng ngừa mà các thành viên trong gia đình nên thực hiện

Hóa trị có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Các thành viên trong gia đình có thể thực hiện các bước đơn giản để giúp giảm nguy cơ lây lan nhiễm trùng. Bao gồm các:

  • Rửa tay thường xuyên bằng nước ấm và xà phòng.
  • Sử dụng chất khử trùng tay khi không có xà phòng và nước.
  • Rửa tay sau khi đi vệ sinh, chạm vào động vật hoặc đổ rác.
  • Tiêm phòng cúm hàng năm.
  • Tránh dùng chung các vật dụng cá nhân, chẳng hạn như dao cạo râu, khăn tắm hoặc các vật dụng tiếp xúc với miệng.
  • Sử dụng nhiệt kế để dễ dàng kiểm tra nhiệt độ cơ thể.

Nhận ra bất kỳ dấu hiệu nhiễm trùng nào và liên hệ với bác sĩ nếu một người có bất kỳ dấu hiệu nào sau đây:

  • Sốt hoặc ớn lạnh
  • Mới ho hoặc khó thở
  • Vùng da đổi màu hoặc sưng tấy
  • Viêm họng
  • Đau dạ dày

Gia đình và các mối quan hệ thân thiết

Mọi người có thể cảm thấy đau buồn khi một người thân yêu đang trải qua quá trình hóa trị. Các thành viên trong gia đình và bạn bè rất quan trọng cho những người đang điều trị. Những gợi ý sau đây có thể giúp mọi người chuẩn bị và đương đầu trong những hoàn cảnh khó khăn.

Giao tiếp: Hóa trị có thể gây căng thẳng cho những người đang điều trị và gia đình của họ. Bằng cách giao tiếp có thể giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu và thoải mái hơn.

Chia sẽ cảm xúc

Người bệnh có thể chia sẻ với gia đình, bạn bè hay các hội nhóm để duy trì các mối quan hệ và tìm cố vấn. Các trang mạng xã hội như blog, sở thích hoặc trò chuyện với những người trải qua cùng cảm xúc có thể trấn an mọi người và giúp họ hình thành mối quan hệ tốt hơn với những người xung quanh.

Chăm sóc người đang hóa trị

Có nhiều cách để chăm sóc người đang hóa trị. Bác sĩ khuyên rằng nên cho người bệnh có một chế độ ăn uống đầy đủ, tập thể dục và tìm kiếm sự hỗ trợ khi cần thiết.

Hỗ trợ thiết thực: Hóa trị có thể gây mệt mỏi, buồn nôn, khó khăn trong sinh hoạt hằng ngày. Khi gặp những tác dụng phụ này hỗ trợ thực tế có thể hữu ích:

  • Sắp xếp các cuộc hẹn khám bệnh
  • Giúp dọn dẹp nhà cửa
  • Giặt giũ
  • Chuẩn bị bữa ăn
  • Cung cấp dịch vụ chăm sóc trẻ em hoặc vật nuôi, nếu cần thiết
  • Hỗ trợ tinh thần

Mặc dù các hỗ trợ thực tế có thể hữu ích nhưng hỗ trợ tinh thần là một cách quan trọng để chăm sóc người đang trải qua hóa trị:

  • Có thể cùng nhau xem phim, trò chuyện hoặc chỉ ngồi cùng nhau
  • Hỏi người đó cảm thấy thế nào
  • Tham gia một nhóm hỗ trợ với họ

Kết luận, hóa trị là một phương pháp điều trị bệnh ung thư mà mọi người có thể điều trị tại nhà. Thuốc hóa trị rất mạnh, vì vậy những người có nguy cơ tiếp xúc với thuốc phải có biện pháp phòng ngừa chính xác. Ngoài việc thực hiện các bước để tránh tác hại từ thuốc, các thành viên trong gia đình phải giao tiếp và chia sẻ cùng với người đang điều trị.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 10 điều cần biết về hóa trị ung thư

Viện Y học ứng dụng Việt Nam (theo Medical News Today) -
Bình luận
Tin mới
Xem thêm