Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Người đang điều trị ung thư nên tiêm phòng COVID-19 thế nào?

Những người đang điều trị ung thư tích cực có nên tiêm phòng COVID-19 không? Đây là điều băn khoăn của nhiều người bệnh đang trong giai đoạn điều trị. Nếu tiêm vắc xin phòng COVID-19 phải lưu ý những gì?

Chia sẻ những băn khoăn của người bệnh ung thư, BS.Nguyễn Thanh Hùng- Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, hiện tại, các bệnh nhân đang được điều trị ung thư có thể được đề nghị tiêm vắc xin phòng COVID-19 miễn là không có chống chỉ định với bất kì thành phần nào của thuốc.

Các bác sỹ ung thư có kinh nghiệm có thể tư vấn các loại vắc xin khác nhau cho bệnh nhân đang điều trị hoá trị, xạ trị, liệu pháp miễn dịch hoặc ghép tế bào gốc.

Thời gian tiêm vắc xin được lựa chọn giữa các chu kì điều trị, sau thời gian chờ đợi thích hợp cho các bệnh nhân được ghép tế bào gốc và điều trị bằng globulin miễn dịch để giảm thiểu rủi ro trong khi duy trì hiệu quả của vắc xin.

Cho đến nay, đã có một nghiên cứu của Wassengrin và cộng sự được công bố trên tạp chí Lancet Oncology báo cáo về kết quả an toàn của vắc xin ở những bệnh nhân đang điều trị ung thư (với thuốc ức chế điểm kiểm soát miễn dịch). Theo đó chúng ta có những khuyến cáo cụ thể cho người bệnh ung thư - BS.Nguyễn Thanh Hùng cho biết.

Những khuyến cáo cụ thể

- Hiện tại, người bệnh ung thư có thể sử dụng vắc xin COVID-19 và các loại vắc xin phòng bệnh khác mà không cần quan tâm đến thời điểm tiêm. Bao gồm việc có thể đồng thời tiêm vắc xin phòng COVID-19 và các vắc xin khác trong cùng ngày, cũng như cùng tiêm trong vòng 14 ngày.

BS.Nguyễn Thanh Hùng thăm khám cho bệnh nhân tại Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai.

Khuyến nghị của CDC Hoa Kỳ về thời điểm tiêm chủng sau nhiễm COVID-19 (sau khi hết cách ly) như sau: Tối thiểu ≥ 20 ngày dành cho bệnh nhân ung thư, và/hoặc sau khi điều trị bằng kháng thể đơn dòng hoặc huyết tương giai đoạn hồi phục của người nhiễm SARS-CoV-2 tối thiểu 90 ngày.

Bệnh ghép chống chủ (GVHD) và các phác đồ ức chế miễn dịch để điều trị GVHD (ví dụ: Corticoid toàn thân và tác nhân nhắm trúng đích) dự kiến sẽ làm giảm các phản ứng miễn dịch đối với tiêm chủng. Vì thế nên trì hoãn việc tiêm chúng cho đến khi giảm bớt liệu pháp ức chế miễn dịch và/hoặc dựa trên sự tác động tới hệ miễn dịch trên tế bào lympho B hay T để xem xét.

Bệnh nhân đang điều trị duy trì các thuốc miễn dịch như rituximab hay chất ức chế tyrosine kinase có thể có đáp ứng giảm độc lực với tiêm chủng. 

Các chuyên gia công nhận rằng sự suy giảm bạch cầu hạt không ảnh hưởng đáng kể đến phản ứng miễn dịch đối với tiêm chủng. Áp dụng trong trường hợp có sự ức chế miễn dịch nặng ở những bệnh nhân có bệnh máu ác tính như một dấu hiệu đại diện để đánh giá khả năng phục hồi miễn dịch đầy đủ đáp ứng với vắc xin và số lượng tiểu cầu cần được phục hồi đủ để tránh biến chứng chảy máu khi tiêm bắp. Điều này không có ý nghĩa đối với sự giảm bạch cầu trong thời gian ngắn ở những khối u đặc ác tính.

Bệnh nhân đang tiếp nhận hoá trị

Ở những bệnh nhân đang tiếp nhận hoá trị, thời điểm tiêm chủng tối ưu liên quan đến các chu kì hoá trị chưa rõ ràng. Đối với sự thay đổi thời gian tiêm chủng đối với các phác đồ cụ thể và khoảng thời gian giữa các chu kì, không thể xác định rõ liệu tiêm chủng sẽ hiệu quả hơn nếu được sử dụng vào thời điểm điều trị hoá trị hay giữa các chu kì khi số lượng bạch cầu có thể ở mức ranh giới thấp. Trong trường hợp không có dữ liệu, lời khuyên được đưa ra là các bệnh nhân ở nhóm này nên tiếp nhận tiêm chủng khi có vắc xin.

Trên lí thuyết, các tác dụng ngoại ý liên quan đến miễn dịch trầm trọng hơn ở các bệnh nhân dùng thuốc ức chế điểm kiểm soát miễn dịch, nhưng cho đến nay các dữ liệu lâm sàng chưa cho thấy các phát hiện như vậy. Ngoài ra, không có dữ liệu về thời gian sử dụng vắc xin vì vậy có thể xem xét tiêm chủng trong cùng ngày với liệu pháp miễn dịch để thuận tiện và giảm bớt số lần đến cơ sở y tế.

Tránh tiêm vắc xin trong giai đoạn hậu phẫu

Lý do chính để tránh tiêm vắc xin trong giai đoạn hậu phẫu là để các triệu chứng (ví dụ như sốt) có thể được xác định chính xác do phẫu thuật hay do tiêm chủng. Đối với các phẫu thuật phức tạp hơn (ví dụ như cắt lách hoặc các phẫu thuật có thể dẫn đến trạng thái ức chế miễn dịch) bác sĩ phẫu thuật có thể đề nghị một khoảng thời gian trì hoãn dài hơn (+/- 2 tuần) kể từ thời điểm phẫu thuật.

Ngay cả khi được tiêm phòng, những người tiếp xúc gần vẫn phải tiếp tục đeo khẩu trang và tuân theo các hướng dẫn giãn cách xã hội và các khuyến nghị phòng dịch.

Bảng khuyến cáo tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho người bệnh ung thư (Nguồn: NCCN)

Tham khảo thêm thông tin bài viết: Bệnh nhân ung thư có nguy cơ tử vong cao khi mắc COVID-19.

Đăng Anh - Theo suckhoedoisong.vn
Bình luận
Tin mới
  • 19/05/2025

    Chế độ ăn cho người mắc lỵ trực trùng (lỵ trực khuẩn)

    Lỵ trực khuẩn là tình trạng nhiễm khuẩn đường tiêu hóa cấp tính và cần được điều trị kịp thời để phòng tránh những biến chứng nguy hiểm.

  • 19/05/2025

    10 loại thực phẩm giúp học sinh đạt kết quả tốt trong mùa thi

    Khi mùa thi đến gần, học sinh bước vào giai đoạn căng thẳng và áp lực cao, đòi hỏi sự tập trung tối đa cũng như khả năng ghi nhớ và tư duy sắc bén. Bên cạnh việc học tập chăm chỉ, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường sức khỏe não bộ, giúp kiểm soát lo âu và tối ưu hóa hiệu suất học tập.

  • 18/05/2025

    Lycopene có giúp giảm nguy cơ ung thư?

    Trong bối cảnh các nhà khoa học không ngừng tìm kiếm các biện pháp phòng ngừa ung thư, chế độ ăn uống, đặc biệt là việc tiêu thụ trái cây và rau quả, được xem là một yếu tố quan trọng. Cà chua, với thành phần lycopene nổi bật, đang thu hút sự chú ý đặc biệt.

  • 18/05/2025

    Cách để thức dậy đúng giờ vào buổi sáng

    Việc thiết lập lịch trình ngủ và thói quen trước khi đi ngủ, đặt đồng hồ báo thức và điều chỉnh chế độ ăn uống là một số phương pháp có thể giúp bạn ngủ ngon hơn và thức dậy dễ dàng vào buổi sáng.

  • 17/05/2025

    Chế độ ăn tham khảo với người mắc hội chứng thiên thần

    Tuy không có chế độ ăn kiêng đặc biệt nào có thể chữa khỏi hội chứng thiên thần nhưng dinh dưỡng hợp lý có thể giúp kiểm soát cân nặng, cải thiện giấc ngủ, quản lý táo bón và hỗ trợ phát triển nhận thức.

  • 17/05/2025

    Thanh thiếu niên và tuổi dậy thì

    Dậy thì là một giai đoạn quan trọng trong cuộc đời mỗi người, đánh dấu sự chuyển đổi từ trẻ em sang người trưởng thành. Đây là giai đoạn cơ thể có nhiều thay đổi về mặt thể chất và tâm sinh lý, đặt nền móng cho sức khỏe sinh sản và sức khỏe tổng quát trong tương lai. Việc thấu hiểu những biến đổi này, cùng với sự quan tâm, hỗ trợ từ gia đình và xã hội, sẽ giúp thanh thiếu niên vượt qua giai đoạn dậy thì một cách an toàn và khỏe mạnh.

  • 16/05/2025

    Chế độ ăn uống tốt cho bệnh nhân lao hạch

    Bệnh lao hạch gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và khả năng ăn uống. Việc phát hiện sớm, điều trị đúng phác đồ và có chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp người bệnh nhanh phục hồi sức khỏe.

  • 16/05/2025

    Lý do bạn bị đầy hơi sau khi ăn salad

    Bạn có thể dùng salad như một bữa ăn lành mạnh hoặc món ăn kèm, nhưng salad có thể gây ra một số vấn đề về tiêu hóa tùy thuộc vào thành phần của nó. Rau và trái cây sống là những thực phẩm có thể gây đầy hơi và chướng bụng do một số hợp chất và vi khuẩn, và chúng có thể là lý do tại sao bạn có thể bị đau bụng dữ dội sau khi ăn salad.

Xem thêm