Theo thông tin đăng tải trên trang Eating Well (Mỹ), chuyên gia dinh dưỡng Jessica Ball cho biết, từ lâu trứng trở thành một loại thực phẩm quen thuộc. Mặc dù trứng là một nguồn protein lành tính, giá cả phải chăng nhưng có rất nhiều thông tin trái chiều xung quanh dinh dưỡng của chúng. Ví dụ, thành phần chất béo, cholesterol trong trứng là một trong những yếu tố thường gây tranh cãi về mức độ an toàn đối với sức khỏe con người.
Trứng cũng rất tiện lợi, có thể để trong tủ lạnh đến năm tuần, dễ bảo quản hơn các loại thực phẩm giàu protein khác như thịt, cá hoặc gia cầm. Thêm vào đó, trứng rất linh hoạt nên chúng có thể sử dụng để chế biến nhiều món ăn khác nhau. Dưới đây là những lợi ích với sức khỏe nếu bạn ăn một quả trứng mỗi ngày, theo chuyên gia dinh dưỡng Jessica Ball.
Cảm thấy no và tràn đầy năng lượng
Một quả trứng lớn tuy không chứa carbs nhưng lại có đến 70 calo, 6 gam protein và 5 gam chất béo. Đặc biệt, lòng đỏ trứng chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng như vitamin B12, vitamin D và choline - các chất dinh dưỡng đóng vai trò giúp cơ thể xử lý thức ăn thành năng lượng mà chúng ta có thể sử dụng. Ngoài ra, trứng còn giúp bổ sung protein, chất béo lành mạnh giúp bạn cảm thấy no lâu hơn và tràn đầy năng lượng.
Cải thiện trí nhớ và hoạt động não bộ
Trứng rất giàu vi chất dinh dưỡng choline tham gia vào hệ thần kinh trung ương, tạo ra acetylcholine - một chất cần thiết cho các hoạt động của cơ thể, đặc biệt là hoạt động ghi nhớ. Thiếu choline có thể dẫn đến hiện tượng sương mù não, bạn sẽ cảm thấy hay quên hơn, không thể ghi nhớ các sự kiện mới, các thông tin mới,...
Một quả trứng cung cấp khoảng 6% nhu cầu choline hàng ngày của cơ thể, góp phần giúp bạn hoạt động trí não tốt hơn.
Trứng giúp tăng cường sức khỏe não bộ.
(Ảnh: Shutterstock)
Làn da mịn màng và mái tóc chắc khỏe
Trứng rất giàu axit amin như methionine với vai trò cải thiện sắc tố da và độ mịn màng của da. Các axit amin này cũng giúp tăng độ chắc khỏe của tóc và móng tay.
Không chỉ vậy, trứng còn giúp cung cấp các vitamin nhóm B, bao gồm vitamin B2, B5 và B12 - các chất dinh dưỡng giúp duy trì làn da, mái tóc khỏe mạnh. Bạn cũng không cần lo lắng hấp thụ quá nhiều vitamin B thông qua việc ăn trứng mỗi ngày vì cả các vitamin B đều tan trong nước nên sẽ không ở trong cơ thể bạn quá lâu.
Phòng tránh các bệnh về mắt
Lòng đỏ trứng chứa carotenoid, lutein và zeaxanthin đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện thị lực cũng như giảm nguy cơ mắc các bệnh lý về mắt có liên quan đến tuổi tác. Thường xuyên ăn trứng sẽ giúp bạn có một đôi mắt sáng khỏe hơn, giảm nguy cơ đau mỏi mắt, cận thị, loạn thị,...
Xương khớp chắc khỏe
Một quả trứng có thể mang đến cho bạn 6% nhu cầu vitamin D của cơ thể trong một ngày. Việc bổ sung đầy đủ vitamin D có thể làm tăng khả năng hấp thụ canxi, giữ mức canxi, phốt pho trong cơ thể ở mức ổn định. Nhờ đó, xương khớp cứng cáp và chắc khỏe hơn. Với trẻ em, việc ăn trứng thường xuyên cũng có thể giúp trẻ phát triển chiều cao.
Ăn trứng thường xuyên giúp trẻ phát triển chiều cao tốt hơn.
(Ảnh: Shutterstock)
Cải thiện sức khỏe tim mạch
Trứng giúp bạn bổ sung hàng loạt các chất dinh dưỡng tốt cho tim mạch như kali, folate và vitamin B. Một số nghiên cứu cho thấy, ăn hai quả trứng mỗi ngày giúp cải thiện sức khỏe tim mạch.
Tuy nhiên, việc ăn trứng tốt cho tim mạch vẫn là một vấn đề gây tranh cãi bởi một quả trứng còn chứa đến khoảng 207 miligam cholesterol, tương đương với 69% lượng cholesterol cần cho cơ thể trong một ngày. Dù có nghiên cứu chỉ ra lượng cholesterol tiêu thụ trong thực phẩm có ảnh hưởng rất nhỏ đến lượng cholesterol trong máu nhưng nhiều người vẫn còn đặt nghi vấn về ảnh hưởng của trứng đối với sức khỏe.
Chia sẻ về tần suất ăn trứng, thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Anh Duy Tùng - Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome, cho biết, một người vẫn có thể duy trì chế độ ăn một quả trứng mỗi ngày nếu kết hợp thêm với các loại thực phẩm lành mạnh, ít chất béo và ít cholesterol. Tuy nhiên, một số đối tượng có thể cân nhắc hạn chế số lần ăn trứng mỗi tuần, hoặc nên tư vấn kỹ với bác sĩ để có lời khuyên, chỉ định cụ thể. Ví dụ, những người mắc bệnh tim mạch, tiểu đường, bệnh gan, sỏi mật hay người có cơ địa dị ứng nên cẩn thận.
Tham khảo thêm thông tin bài viết: Cho trẻ ăn bao nhiêu trứng mỗi ngày là đủ?
Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế
Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.
Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).
Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.
Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?
Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.
Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.
Các vấn đề dạ dày khi chạy bộ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây khó chịu cho người chạy. Bạn có thể gặp tình trạng co thắt, đau bụng dẫn đến tiêu chảy trong khi chạy.