Do cột sống thắt lưng là bộ phận nâng đỡ sức nặng của phần trên cơ thể nên rất dễ bị đau bởi các chấn thương mô mềm hay xương sống. Thế nên nếu không chẩn đoán và điều trị kịp thời có thể gây ra tổn thương cho hệ thống xương khớp, cột sống, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Nguyên nhân khiến bạn bị đau lưng
Ngoài đau lưng do các bệnh lý thì còn có các nhóm nguyên nhân dưới đây:
Tuổi tác. Tuổi càng cao xu hướng thoái hóa khớp sẽ nhiều dẫn đến việc chèn ép lên rễ thần kinh gây nên những cơn đau lưng.
Gặp các chấn thương, tai nạn nếu nhẹ người bệnh có thể cảm nhận ngay những cơn đau lưng ở phần mô mềm. Khi bị nặng, các đốt sống sẽ bị tổn thương, hình thành các gai xương, chèn lên dây thần kinh khiến bạn đau lưng.
Do đặc thù công việc: những người lao động nặng nhọc, bê, vác. Những người làm các việc phài đứng lên ngồi xuống nhiểu, ngồi quá lâu cũng là nguyên nhân khiến lưng bị đau.
Thừa cân, béo phì gây tăng áp lực lên lưng khiến lưng bị đau hơn
Đau lưng là căn bệnh thường gặp, phổ biến ở nhiều người.
Sau đây là các "thủ phạm" thường gặp khiến bạn bị đau lưng:
Viêm xương khớp
Viêm xương khớp chủ yếu là bị thoái hóa khớp và viêm khớp. Tình trạng này thường xảy ra ở vị trí sụn khớp và đĩa đệm. Khi cột sống thắt lưng bị thoái hóa, người bệnh sẽ đau vùng lưng dưới, cơn đau sẽ tăng mỗi khi vặn mình, cúi người hoặc nhấc đồ vật nặng.
Viêm cột sống dính khớp
Đau lưng dạng viêm do viêm cột sống dính khớp là cơn đau khá phức tạp. Những cơn đau thường diễn ra ở vùng cột sống thắt lưng hoặc có thể xảy ra ở vùng mông. Kèm theo đó là bị cứng cột sống khiến cho người bệnh khó khăn khi hoạt động, đi lại. Đau lưng kéo dài nhiều ngày, thậm chí vài tháng giống như những cơn đau mãn tính. Cơn đau có thể lan ra khắp vùng cột sống, lan đến cổ, thậm chí cả lồng ngực và bả vai hay đùi, gót chân của người bệnh đều cảm thấy đau đớn. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng đó là cong cột sống, gù lưng,…
Do bị thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm là hiện tượng đĩa đệm bị dịch chuyển ra khỏi vị trí bên trong đốt sống, thường xảy ra sau các sang chấn hoặc trên nền đĩa đệm bị thoái hóa, nứt rách, người bệnh thường xuất hiện chứng đau lưng. Thoát vị đĩa đệm có thể xảy ra ở bất kỳ đoạn nào của cột sống, nhưng hay gặp nhất là thoát vị đĩa đệm ở vị trí thấp của lưng, trong trường hợp này sẽ gây ra chứng đau thắt lưng. Nhiều khi thoát vị đè vào dây thần kinh làm đau lan xuống chân.
Chấn thương hoặc bong gân
Gãy xương ở cột sống có thể là một trong những nguyên nhân nổi bật của đau lưng. Cơn đau do gãy xương thường khác hẳn với đau lưng mạn tính, nó thường có cảm giác đau buốt. Những bệnh nhân bị gãy xương ở cột sống thường trở thành bệnh nhân đau lưng mạn tính ngay cả sau khi phẫu thuật hoặc điều trị.
Khi bị bong gân hay chấn thương tủy sống người bệnh có thể không cảm thấy đau ngay lập tức. Người bệnh có thể bị đau nhiều sau mang vác nặng, đó có thể do bong gân hoặc giãn dây chằng do chấn thương.
Ngồi lâu bị đau lưng
Thói quen ngồi nhiều trong một thời gian dài của những người làm việc văn phòng sẽ rất có hại cho sức khỏe và chức năng hoạt động cột sống lưng. Những cơn đau lưng khi ngồi lâu đôi khi chỉ là tác động vật lý, xuất hiện và tự biến mất trong thời gian ngắn sau đó cơ lưng lại trở về bình thường. Tuy nhiên khi người bệnh cảm thấy những cơn đau lưng ngày càng tăng dần khi đi lại, vận động và chuyển biến phức tạp, đau lưng đi kèm với buồn nôn, chóng mặt, mệt mỏi, đau âm ỉ khiến mất ngủ… thì có khả năng đây là triệu chứng bệnh lý xương khớp.
Do loãng xương
Đàn ông và phụ nữ tuổi từ 50 trở đi thường cảm thấy đau ở vùng xương chịu gánh nặng của cơ thể thường xuyên như: cột sống, thắt lưng, xương chậu, xương hông, đầu gối, những cơn đau lặp lại nhiều lần sau chấn thương, cơn đau thường âm ỉ và kéo dài lâu. Những cơn đau sẽ tăng lên khi vận động, đi lại, thay đổi tư thế, đứng, ngồi lâu và sẽ thuyên giảm khi nằm nghỉ. Đau ở cột sống, thắt lưng hoặc hai bên liên sườn, gây ảnh hưởng đến các dây thần kinh liên sườn, dây thần kinh đùi và thần kinh toạ. Nguyên nhân của tình trạng này có thể do loãng xương, cộng với sự lão hóa cơ thể, ít hoạt động ngoài trời, thiếu vitamin D, chức năng dạ dày, ruột, gan, thận và tạo xương suy yếu, xương bị thoái hóa.
Béo phì
Nếu bị béo phì sẽ tạo áp lực rất lớn lên bộ xương là giá đỡ cho cơ thể. Cân nặng quá mức làm giãn cơ bắp, gây đau lưng và các bệnh viêm xương khớp cột sống. Cần chú ý đến sự xấu đi của bệnh viêm xương khớp ở xương hông và phía trên đầu gối. Khi một người béo phì, bất kỳ sự gia tăng trọng lượng nào ở vị trí trung tâm sẽ chuyển xương chậu về phía trước và làm cho cột sống cong quá sâu vào trong. Đó là một tình trạng gây áp lực bất thường trên cơ lưng. Trong khi đó, cơ thể quá béo sẽ khiến xương cột sống cũng như dây chằng phải làm việc vất vả hơn, chịu sức ép nặng hơn để giữ cân bằng cơ thể, ngoài ra, việc ít vận động cũng khiến phần gân cơ, cột sống bị yếu đi gây ra tình trạng đau lưng.
Rất khó để xác định chính xác nguyên đau lưng nếu không tiến hành kiểm tra y khoa cụ thể.
Lời khuyên của thầy thuốc
Rất khó để xác định chính xác nguyên đau lưng nếu không tiến hành kiểm tra y khoa cụ thể. Có nhiều nguyên nhân gây đau lưng, người bệnh cần tìm đúng nguyên nhân mới trị dứt căn bệnh này.
Để cải thiện được tình trạng đau lưng bạn cần điều chỉnh và thực hiện như sau:
Xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt, lao động, học tập khoa học
Tăng cường vận động tập luyện thể dục , chơi các môn thể thao phù hợp với sức khỏe, công việc của mình
Tránh các chất kích thích, đồ uống có cồn như bia rượu, cà phê, thuốc lá…
Thay đổi lối sống, thói quen sinh hoạt cũ, cần xây dựng một thói quen mới nhằm cải thiện sức khỏe được tốt hơn
Để phòng tránh đau lưng, cần năng vận động, tập thể dục thể thao phù hợp. Chế độ ăn phải phong phú đủ chất và các nhóm thực phẩm, giàu canxi và vitamin D, cung cấp dưỡng chất cho bộ xương. Với người làm văn phòng phải ngồi nhiều thì sau mỗi 1 giờ nên đứng dậy vận động khoảng 5-7 phút.
Tham khảo thêm thông tin bài viết: 6 cách "đánh bay" cơn đau lưng ngay lập tức.
Đau chân khi đứng lâu là tình trạng mà nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể khắc phục vấn đề này bằng một vài thay đổi nhỏ trong thói quen sinh hoạt hàng ngày
Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh vẩy nến khác nhau tùy thuộc vào từng người và loại bệnh vẩy nến. Mặc dù bệnh vẩy nến là tình trạng mãn tính kéo dài suốt đời, một số người có thể thấy các triệu chứng biến mất trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.
Bạn có bỏ qua mũi tiêm phòng cúm hàng năm vì bạn ghét bị tiêm không? Điều đó có thể hiểu được. Nhưng đừng để điều đó ngăn cản bạn tiêm vắc-xin. Có một lựa chọn khác: dành cho bạn: vắc-xin xịt mũi.
Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua câu chuyện dùng tiếng ồn trắng giúp các bé sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc, có những loại tiếng ồn nào và đâu là tiếng ồn dành cho người lớn? Mọi câu hỏi sẽ được giải đáp ngay sau đây.
Ngày càng nhiều người trẻ bị đau thần kinh tọa với biểu hiện đau phần lưng dưới lan xuống chân. Để kiểm soát cơn đau thần kinh tọa, người bệnh cần điều chỉnh từ thói quen sinh hoạt hàng ngày.
Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.
Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh
Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.