Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Đau vùng háng ở nam giới

Đau háng là các cơn đau xảy ra ở vùng háng, thường gặp trong vận động, thể thao… Vậy tình trạng này có nguy hiểm hay không? Hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Đau háng là gì?

Đau háng là cơn đau xảy ra ở nơi giao nhau giữa mặt trong bên trên đùi và phần bụng dưới. Tình trạng này thường gặp hơn ở nam giới, nhưng cũng có thể gặp ở cả nữ giới.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Nguyên nhân phổ biến nhất của đau háng là do căng cơ, gân hoặc dây chằng, đặc biệt là ở các vận động viên chơi các môn thể thao như khúc côn cầu, bóng đá hay bóng bầu dục... Đau háng có thể xảy ra ngay lập tức sau khi bị chấn thương, hoặc cơn đau có thể đến dần dần trong khoảng thời gian vài tuần hoặc thậm chí vài tháng. Tình trạng này hoàn toàn có thể trở nên tồi tệ hơn nếu vùng bị thương không được nghỉ ngơi mà vẫn tiếp tục vận động.

Một số nguyên nhân ít phổ biến hơn có thể kể đến như chấn thương hoặc gãy xương, thoát vị hoặc thậm chí sỏi thận có thể gây đau háng. Mặc dù đau tinh hoàn và đau háng là khác nhau, nhưng tình trạng đau tinh hoàn đôi khi có thể gây đau lan xuống vùng bẹn và vẫn có thể được mô tả là đau vùng háng.

Nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp gây đau háng có thể bao gồm:

  • Hoại tử mạch máu (mô xương chết do lưu lượng máu hạn chế)
  • Gãy xương (dây chằng hoặc gân bị đứt, giãn hay rách)
  • Viêm bao hoạt dịch (viêm khớp)
  • Viêm mào tinh hoàn (viêm tinh hoàn)
  • Tràn dịch màng tinh hoàn (tích tụ chất lỏng gây sưng bìu)
  • Thoát vị bẹn
  • Sỏi thận
  • Quai bị
  • Căng cơ
  • Viêm tinh hoàn
  • Viêm xương khớp
  • Dây thần kinh bị chèn ép
  • Hội chứng cơ hình lê
  • Tinh hoàn co rút (tinh hoàn di chuyển giữa bìu và bụng)
  • Đau dây thần kinh toạ
  • Các khối u ở bìu
  • U nang tinh trùng (tích tụ chất lỏng trong tinh hoàn)
  • Bong gân
  • Sưng hạch bạch huyết
  • Viêm gân
  • Ung thư tinh hoàn
  • Xoắn tinh hoàn (xoắn tinh hoàn)
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI)
  • Giãn tĩnh mạch thừng tinh (giãn tĩnh mạch trong bìu)
 

Khi nào tình trạng này cần được xử trí ngay lập tức?

Tình trạng đau háng cần phải được xử trí y tế ngay lập tức khi xuất hiện các triệu chứng bao gồm:

  • Đau háng kèm theo đau lưng, đau bụng hoặc đau ngực
  • Đau tinh hoàn đột ngột, dữ dội
  • Đau và sưng tinh hoàn kèm theo buồn nôn, nôn, sốt, ớn lạnh hoặc tiểu ra máu

Đến ngay cơ sở y tế khi có các dấu hiệu:

  • Đau háng dữ dội
  • Đau háng không cải thiện khi điều trị tại nhà trong vài ngày
  • Đau tinh hoàn nhẹ kéo dài hơn vài ngày
  • Một khối u hoặc sưng tấy trong hoặc xung quanh tinh hoàn
  • Đau dữ dội không liên tục dọc theo bên dưới của bụng (hạ sườn) có thể lan ra dọc theo háng và lan đến tinh hoàn
  • Có máu trong nước tiểu

Đối với các trường hợp có nguyên nhân do chấn thương vận động, xử trí ban đầu tại nhà hoàn toàn có thể thực hiện được. Nếu cơn đau ở háng là do căng cơ hoặc bong gân, các biện pháp tự chăm sóc sau đây có thể rất hữu ích:

  • Sử dụng các loại thuốc giảm đau không kê đơn như ibuprofen hoặc acetaminophen
  • Đặt một túi đá hoặc túi hạt nào đó được đông lạnh, bọc trong một lớp khăn bảo vệ lên vùng đau từ 20 đến 30 phút, hai đến bốn lần một ngày.
  • Tạm thời ngừng tham gia các hoạt động thể thao ngay lập tức.
  • Nghỉ ngơi là điều cần thiết để chữa lành mọi căng cơ hoặc bong gân, không chỉ ở háng mà còn là tất cả các vị trí khác trên cơ thể.

Tổng kết

Các chấn thương thường là nguyên nhân phố biến nhất gây đau vùng háng, nhưng không loại trừ các nguyên nhân từ các vấn đề liên quan đến sinh dục hay thần kinh. Hãy đến cơ sở y tế khám ngay lập tức để được khám và tư vấn điều trị hỗ trợ khi cần thiết, bên cạnh đó là các biện pháp tự chủ động giảm nhẹ cơn đau và hồi phục tại nhà để hồi phục sớm tình trạng đau háng.

Tham khảo thêm thông tin tại: Tắm nước lạnh và phục hồi sau tập luyện

 

BS. Minh Khánh - Viện Y học ứng dụng Việt Nam (theo Mayoclinic) -
Bình luận
Tin mới
Xem thêm