Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

6 kiểu chống đẩy giúp tăng cường cơ bắp

Chống đẩy là một trong số những bài tập đơn giản nhất và đem lại nhiều hiệu quả nhất trong việc cải thiện sức mạnh và tăng cường cơ bắp. Chống đẩy sẽ sử dụng chính trọng lượng cơ thể của bạn làm lực kháng cự, và sẽ luyện tập cho nửa trên cũng như phần trung tâm cơ thể của bạn cùng một lúc.

Trong kiểu chống đẩy cơ bản, những cơ sau sẽ được tác động:

  • Cơ ngực lớn
  • Cơ vai, hay còn gọi là cơ delta
  • Cơ phía sau cánh tay, còn gọi là cơ tam đầu
  • Cơ bụng
  • Cơ ngay phía dưới vùng nách, còn gọi là cơ răng trước

Điều tuyệt vời nhất của bài tập chống đẩy đó là để cơ thể làm quen với bài tập này không dễ, và một khi cơ thể đã quen với bài tập, bạn lại có thể đổi sang rất nhiều kiểu chống đẩy khác tác dụng lên các nhóm cơ khác. Dưới đây là 6 kiểu chống đẩy, từ cơ bản nhất đến các kiểu chống đẩy nâng cao, để giúp bạn đạt được sức mạnh cơ bắp như ý.

Chống đẩy cơ bản

Khi mọi người nghĩ về chống đẩy cơ bản, ai cũng nghĩ rằng động tác này rất đơn giản, nhưng việc thực hiện đúng kỹ thuật động tác chống đẩy này rất quan trọng.

Cơ tác động: cơ ngực lớn

  1. Bắt đầu với tư thế giống như động tác plank, với cơ chậu hóp chặt, cổ giữ thẳng và bàn tay đặt thẳng phía dưới vai. Đảm bảo rằng vai của bạn có thể xoay ra trước và sau trong lúc chống đẩy.
  2. Khi bạn hóp chặt bụng và giữ lưng thẳng, bắt đầu hạ thấp cơ thể xuống và gập khuỷu tay lại. Hạ thấp đến khi ngực của bạn gần sát xuống sàn.
  3. Ngay sau khi hạ xuống, dùng lực từ khuỷu tay đẩy cơ thể về vị trí bắt đầu.
  4. Thực hiện động tác này càng nhiều càng tốt và lặp lại 3 lượt.

Chống đẩy thay đổi

Nếu bạn chưa đủ khỏe để thực hiện động tác chống đẩy cơ bản đúng kỹ thuật, bạn có thể thực hiện động tác chống đẩy đã được thay đổi sau đây, hoặc chống đẩy khi đang đứng đối mặt với bức tường nếu động tác chống đẩy thay đổi vẫn quá nặng đối với bạn.

Cơ tác động: cơ ngực

  1. Bắt đầu bằng tư thế 4 chân: chống 2 tay xuống đất, quỳ trên đầu gối, mũi chân chạm xuống sàn, đầu giữ thẳng.
  2. Lần bàn tay lên trước cho đến khi thân mình, đầu gối và vai tạo thành một đường thẳng, cánh tay giữ thẳng và cổ tay cũng ở ngay phía dưới vai.
  3. Gập khuỷu tay và hạ thấp toàn bộ cơ thể đến khi cánh tay song song với mặt đất. Hóp chặt phần trung tâm cơ thể.
  4. Khi cánh tay song song với mặt đất, dùng lực từ bàn tay đẩy khuỷu tay và cơ thể về lại vị trí ở bước 2
  5. Lặp lại động tác này càng nhiều lần càng tốt, thực hiện 3 lượt.

Chống đẩy mở rộng

Chống đẩy mở rộng là động tác mà 2 tay của bạn sẽ mở rộng hơn so với động tác chống đẩy cơ bản, tác động nhiều hơn đến cơ ngực và cơ vai, và có thể sẽ dễ thực hiện hơn với những người mới bắt đầu luyện tập.

Cơ tác động: Cơ vai và cơ ngực

  1. Bắt đầu với vị trí như tập động tác plank, với 2 tay chống rộng hơn vai
  2. Bắt đầu hạ thấp cơ thể xuống, gập khuỷu tay, hóp chặt phần giữa cơ thể và giữ lưng thẳng, cho đến khi ngực gần sát xuống sàn. Với động tác này, khuỷu tay sẽ khuỳnh rộng hơn so với động tác chống đẩy cơ bản.
  3. Ngay sau đó, duỗi khuỷu tay ra và nâng cơ thể về vị trí ban đầu.
  4. Thực hiện càng nhiều lần càng tốt, lặp lại 3 lượt.

Chống đẩy hẹp

Chống đẩy hẹp là động tác với 2 tay chống gần nhau hơn so với động tác chống đẩy cơ bản, đặt nhiều lực hơn lên cơ tam đầu cánh tay. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, động tác chống đẩy hẹp này sẽ làm cơ ngực lớn phát triển và kích hoạt cơ tam đầu cánh tay nhiều hơn so với động tác chống đẩy cơ bản và chống đẩy mở rộng.

Cơ tác động: Cơ ngực và cơ tam đầu

  1. Bắt đầu như động tác chống đẩy cơ bản, nhưng chống hai tay ngay phía dưới ngực, khoảng cách giữa 2 lòng bàn tay gần hơn khoảng cách giữa 2 vai.
  2. Hạ thấp cơ thể, gập khuỷu tay, hóp chặt phần giữa cơ thể, giữ thẳng lưng, cánh tay ép chặt vào hai bên thân, cho đến khi ngực sát xuống sàn.
  3. Duỗi khuỷu tay và đưa cơ thể về vị trí ban đầu, sử dụng lực từ cơ tam đầu cánh tay và cơ ngực
  4. Lặp lại càng nhiều lần càng tốt, thực hiện 3 lượt.

Chống đẩy dốc

Khi bạn đã quen với việc chống đẩy, thì động tác chống đẩy dốc sẽ tập trung tác động vào phần ngực trên và vai. Các nghiên cứu đã chứng minh rằng, động tác chống đẩy dốc, nâng cao chân sẽ tạo ra nhiều lực hơn so với động tác chống đẩy cơ bản, chống đẩy thay đổi và chống đẩy nâng cao tay. Điều này có nghĩa là nếu động tác chống đẩy cơ bản là quá dễ thực hiện với bạn, thì bạn có thể tự thử thách bản thân với động tác chống đẩy dốc.

Cơ tác động: Cơ ngực và cơ vai

  1. Bắt đầu ở tư thế plank, với hai tay chống thẳng với vai. Nâng cao chân trên một chiếc ghế hoặc chiếc hộp.
  2. Hạ thấp cơ thể, gập khuỷu tay, hóp chặt phần giữa cơ thể và giữ lưng thẳng cho đến khi ngực gần sát với sàn.
  3. Ngay lập tức duỗi khuỷu tay và đưa cơ thể về vị trí ban đầu
  4. Lặp lại càng nhiều lần càng tốt, thực hiện 3 lượt.

Chống đẩy plyometric

Chống đẩy plyometric là bài tập chống đẩy nâng cao và chỉ dành cho những người đã luyện tập trong thời gian dài và rất tự tin vào sức mạnh ở nửa trên của cơ thể.

Cơ tác động: Cơ ngực

  1. Bắt đầu với tư thế plank, với hông hóp chặt, cổ giữ thẳng và đặt bàn tay ở ngay dưới vai.
  2. Bắt đầu hạ thấp cơ thể bằng việc gập khuỷu tay, hóp chặt phần giữa cơ thể và giữ lưng thẳng, đến khi ngực gần sát với sàn.
  3. Ngay lập tức duỗi khuỷu tay và đưa cơ thể về vị trí ban đầu. Nhưng thay vì dừng lại ở bước này, hãy dùng lực đẩy cơ thể lên cao hơn và đưa lòng bàn tay ra khỏi mặt đất (vỗ tay)
  4. Sau đó tiếp đất trở lại bằng lòng bàn tay và hạ thấp cơ thể để lặp lại chu kỳ này. Mới đầu luyện tập động tác này, bạn chỉ cần nhấc tay khỏi mặt đất là được, nhưng khi đã quen, bạn có thể vỗ tay để tăng thêm độ khó của động tác.
  5. Thực hiện càng nhiều lần càng tốt, lặp lại 3 lượt

Kết luận

Chống đẩy là bài tập cơ bản trong chương trình huấn luyện vận động viên. Và đó cũng có thể là bài tập cơ bản thích hợp với bạn. Động tác này rất hiệu quả trong việc xây dựng cơ bắp và tăng cường sức mạnh, có thể được thực hiện dưới nhiều cách khác nhau để tăng dần mức độ luyện tập.

Thông tn thêm tham khảo tại bài viết: Tập luyện bao nhiêu là đủ?

Phạm Văn Chiến - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Healthline
Bình luận
Tin mới
  • 26/10/2024

    Thời điểm uống nước rất tốt cho thận, làm sạch đường ruột

    Uống nước khi bụng đói vào buổi sáng là một thói quen đơn giản nhưng mang lại nhiều lợi ích đáng kể cho sức khỏe.

  • 26/10/2024

    Bổ sung magne để có giấc ngủ ngon

    Thực phẩm chức năng chứa magne được chứng minh đem lại nhiều lợi ích sức khỏe, trong đó có công dụng cải thiện chất lượng giấc ngủ.

  • 26/10/2024

    Nguyên nhân gây mụn trứng cá ở người lớn

    Khi bạn già đi, bạn có thể nghĩ rằng mình đã qua độ tuổi bị mụn trứng cá ở tuổi dậy thì. Mặc dù sự thay đổi nội tiết tố trong tuổi dậy thì là nguyên nhân phổ biến gây ra mụn trứng cá ở khoảng 80% trẻ vị thành niên và thanh thiếu niên gặp phải tình trạng này nhưng đó không phải là nguyên nhân duy nhất có thể gây ra mụn trứng cá. Hãy đọc tiếp để tìm hiểu về 10 nguyên nhân đáng ngạc nhiên gây ra mụn trứng cá ở người trưởng thành và cách loại bỏ những nốt mụn đó.

  • 25/10/2024

    Bổ sung kết hợp vitamin D3 và vitamin K2 cho trẻ em: Nên hay không?

    Trẻ cao lớn khỏe mạnh là mong muốn chính đáng của các bậc cha mẹ. Vitamin D3 và vitamin K2, với vai trò quan trọng trong chuyển hóa canxi và nhiều chức năng sinh lý khác, đang ngày càng được quan tâm như một giải pháp chống còi xương, giúp trẻ cao lớn.

  • 25/10/2024

    Thực hiện 5 thay đổi này để trường thọ

    Theo các nhà nghiên cứu hàng đầu về tuổi thọ, có những cách tiếp cận đơn giản, những thay đổi dễ dàng thực hiện để có thể giúp bạn kéo dài tuổi thọ

  • 24/10/2024

    10 lợi ích sức khỏe bất ngờ của quả su su

    Quả su su có lượng calo thấp nhưng chứa nhiều chất xơ, chất chống oxy hóa và các chất dinh dưỡng thiết yếu giúp nó trở thành một thành phần bổ sung lành mạnh cho hầu hết mọi chế độ ăn uống.

  • 24/10/2024

    Hiểu đúng về vitamin K2 để có hệ xương vững chắc và tim mạch khỏe mạnh

    Không giống như vitamin A hay C được nhiều người biết đến, vitamin K2 chưa thực sự phổ biến và được nhiều người biết đến. Tuy vậy, đây lại là vi chất quan trọng đối với sức khỏe tổng thể.

  • 24/10/2024

    Những thực phẩm hại thận nhiều người không biết

    Duy trì lối sống năng động, có ý thức về sức khỏe là điều tốt nhất bạn có thể làm để đảm bảo thận luôn khỏe mạnh. Dưới đây là một số thực phẩm gây hại thận có thể bạn không biết.

Xem thêm