Riêng ở nam giới, thiếu hụt vitamin D gây ra nhiều rắc rối về sức khỏe và có những nguyên nhân khác với nữ giới, do đó cũng có những giải pháp xử trí khác.
Nếu bạn không dành đủ thời gian dưới ánh nắng mặt trời, bị dị ứng sữa hoặc tuân theo chế độ ăn kiêng quá nghiêm ngặt, bạn có thể gặp phải các triệu chứng thiếu hụt vitamin D. Vitamin D còn được gọi là “vitamin nắng”, thật vậy, cơ thể sản sinh ra vitamin D khi bạn phơi nắng.
Bạn cũng có thể tìm thấy vitamin D trong một số thực phẩm, chẳng hạn như dầu cá, cá và lòng đỏ trứng. Các triệu chứng thiếu vitamin D ở nam giới có thể gây ra nhiều ảnh hưởng xấu và ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể.
Các triệu chứng thiếu vitamin D
Rối loạn cương dương: Các nghiên cứu chỉ ra rằng những người đàn ông bị rối loạn chức năng cương dương có lượng vitamin D thấp hơn đáng kể. Điều này đặc biệt đúng ở những người đàn ông bị rối loạn cương dương nặng. Nghiên cứu cũng thấy rằng những người đàn ông với rối loạn cương dương thường có một số bệnh về tim và có thể liên quan đến sự thiếu hụt vitamin D.
Đau xương: Vitamin D đóng một vai trò trong việc giữ cho xương của bạn khỏe mạnh, vì vậy bạn có thể gặp đau trong xương khi bạn thiếu vitamin D. Đau có thể sẽ trở nên tồi tệ hơn vào mùa đông. Bạn có thể nhận thấy khớp của bạn cứng hơn vào buổi sáng. Xương của bạn bị tổn thương vì cơ thể bạn cần vitamin D để hấp thụ canxi và sự hấp thu canxi không đầy đủ dẫn đến đau xương.
Nhiễm khuẩn tái phát: Vitamin D cần thiết cho một hệ thống miễn dịch khỏe mạnh, có nghĩa là bạn có thể bị bệnh hoặc bị nhiễm bệnh thường xuyên khi không có đủ vitamin D. Nên tăng lượng vitamin D cho cơ thể nếu bạn dễ bị nhiễm bệnh, đặc biệt là với cảm lạnh hay cúm.
Các triệu chứng khác: Ngoài ra, có thể có một số triệu chứng thiếu vitamin D khác ở nam giới như yếu cơ, dễ gãy xương, giảm tập trung suy nghĩ, mệt mỏi không giải thích và dị dạng xương. Một trong những dấu hiệu thiếu hụt vitamin D là hay ra mồ hôi trán hay gặp ở nam giới.
Nguyên nhân thiếu hụt vitamin D
Thiếu hụt vitamin D có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, sau đây là các gợi ý:
Do ăn chay thường xuyên: Một nguyên nhân phổ biến là do tuân theo chế độ ăn chay thuần chay. Vitamin D chủ yếu được tìm thấy trong cá, sữa, dầu cá, gan bò. Nếu không cung cấp đủ các loại thực phẩm này trong chế độ ăn uống có thể làm giảm lượng vitamin D cần thiết cho cơ thể.
Không dành đủ thời gian dưới ánh nắng mặt trời: Đây là lý do bị thiếu vitamin D thường gặp. Cơ thể sản xuất ra vitamin D khi da tiếp xúc và hấp thụ ánh sáng mặt trời. Nếu bạn dành quá nhiều thời gian trong nhà hoặc che chắn cơ thể quá kín khi ra ngoài có thể làm hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và dẫn đến thiếu hụt vitamin D.
Bệnh lý thận: Đôi khi thiếu hụt vitamin D vì chức năng thận không hoạt động bình thường. Bình thường, thận phải hoạt động tối ưu để chuyển đổi vitamin D thành dạng hoạt động. Một số bệnh có thể làm suy giảm chức năng thận và hậu quả gây thiếu hụt vitamin D dạng hoạt động.
Bệnh lý tiêu hóa: Các rối loạn dạ dày ruột, bệnh Crohn và bệnh celiac cũng có thể ảnh hưởng xấu lên chức năng ruột và làm kém hấp thụ vitamin D đồng thời sẽ gây ra triệu chứng thiếu hụt vitamin D.
Do béo phì: Những người béo phì cũng có thể thiếu vitamin D. Các tế bào mỡ lấy ra vitamin D từ máu, có nghĩa là bạn có thể bị thiếu hụt vitamin D nếu bạn bị béo phì hay thừa cân.
Xử trí thiếu hụt vitamin D
Bổ sung vitamin D: Bạn có thể phải bổ sung vitamin D để đối phó với những thiếu hụt vitamin D. Tuy nhiên, cần bổ sung bao nhiêu, liều lượng như thế nào thì cần chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, vì thiếu hay thừa vitamin D đều gây hại cho sức khoẻ.Thay đổi chế độ ăn uống: Bạn có thể lựa chọn thức ăn giàu vitamin D để giải quyết tình trạng thiếu hụt vitamin D.
Một số lựa chọn tốt bao gồm lòng đỏ trứng, pho mát, thịt bò, nấm, dầu cá. Các loại cá béo như cá hồi, cá thu và cá ngừ cũng có thể giúp điều trị chứng thiếu hụt vitamin D. Hơn nữa, bạn cũng có thể tìm thấy một số thực phẩm có chứa vitamin D bao gồm sữa chua, sữa, nước cam, ngũ cốc.
Tận dụng ánh nắng mặt trời: Ánh sáng mặt trời vẫn là nguồn gốc tự nhiên mạnh mẽ nhất cho sản xuất vitamin D. Bạn không phải mất hàng giờ dưới ánh mặt trời, đơn giản chỉ cần đảm bảo rằng bạn dành một ít thời gian (khoảng 15 phút) bên ngoài mỗi ngày. Chỉ có hai bàn tay và khuôn mặt của bạn tiếp xúc trong thời gian đó là đủ. Chỉ cần khoảng 15 phút tiếp xúc với ánh nắng mặt trời mùa hè có thể cung cấp cho bạn với 3.000 - 5.000IU vitamin D.
Trong trường hợp bạn bị bệnh hoặc không thể ra ngoài, hãy trao đổi với bác sĩ để kiểm tra mức vitamin D của bạn và dùng chất bổ sung vitamin D khi cần thiết.
Ăn nhiều rau củ, trái cây tươi vốn luôn là nền tảng của một chế độ ăn uống lành mạnh. Với người bệnh đái tháo đường, việc ăn nhiều loại rau giàu dưỡng chất và chất xơ còn giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn, đồng thời giúp người bệnh phòng ngừa nhiều biến chứng trên tim, mắt, thận, thần kinh…
Mùa xuân, khi vạn vật sinh sôi, cây cối đâm chồi nảy lộc, cũng là lúc nhiều người phải đối mặt với những triệu chứng khó chịu của tình trạng dị ứng.
Nhịn ăn gián đoạn là biện pháp giảm cân phổ biến trong những năm gần đây. Tuy nhiên một phát hiện mới cho thấy, nên cân nhắc thời gian áp dụng chế độ ăn này ở những người trẻ tuổi vì nó có thể làm trầm trọng thêm bệnh đái tháo đường.
Vệ sinh răng miệng đúng cách là điều cần thiết cho răng và nướu khỏe mạnh. Và chúng đặc biệt quan trọng đối với những người dễ bị sâu răng. Vì vậy, hãy tiếp tục đánh răng hai lần mỗi ngày và dùng chỉ nha khoa thường xuyên. Với suy nghĩ đó, bài viết này sẽ giúp bạn hiểu lý do tại sao sâu răng vẫn có thể xảy ra ngay cả khi bạn chăm sóc răng miệng tốt và bạn có thể làm gì để giảm nguy cơ này.
Mỗi ngày chỉ ăn một bữa - có rất nhiều lý do để không ít người thực hiện cách ăn này như giảm cân, thải độc. Phương pháp này hiện đang được truyền tai nhau như một trào lưu.
Trong Đông y, táo đỏ được xếp vào nhóm thuốc không có độc, có thể sử dụng lâu dài. Gần đây, táo đỏ đã trở thành một “cơn sốt” trong cộng đồng nhờ được quảng bá như một thực phẩm bổ dưỡng, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Tình trạng rụng tóc phản ánh nhiều điều về sức khỏe và thói quen sinh hoạt hàng ngày. Khi phát hiện dấu hiệu tóc rụng nhiều, bạn có thể làm gì để mái tóc không thưa dần thêm?
Sinh mổ hay còn gọi là sinh mổ lấy thai ngày càng phổ biến vì nhiều lý do. Có khoảng 30% ca sinh nở ở Hoa Kỳ diễn ra bằng phương pháp mổ lấy thai. Hãy cùng VIAM tìm hiểu một số tác dụng phụ có thể xảy ra với mẹ sau khi sinh nhé.