Khi nào cần bổ sung vitamin K?
Vitamin K đóng vai trò quan trọng trong quá trình đông máu, ngăn ngừa hiện tượng chảy máu quá mức. Không giống như các vitamin khác, vitamin K không được bổ sung thông dụng như các vitamin khác.
Thực tế, vitamin K là một nhóm các vitamin, trong đó quan trọng nhất là vitamin K1 và K2. K1 chứa nhiều trong các loại rau có lá xanh và một số loại rau củ khác. K2 có trong các loại thịt, phomat , trứng, và được tổng hợp bởi vi khuẩn.
Vitamin K1 là thành phần chính của các sản phẩm bổ sung vitamin K có sẵn trên thị trường.
Gần đây một số người sử dụng vitamin K2 để điều trị loãng xương và giảm mất xương do steroid nhưng những nghiên cứu không khuyến cáo sử dụng vitamin K trong trường hợp này.
Tại sao cần sử dụng vitamin K?
Thiếu vitamin K có thể làm tăng nguy cơ chảy máu không kiểm soát. Hiện tượng này hiếm gặp ở người lớn nhưng lại rất phổ biến ở trẻ sơ sinh. Vì vậy, trẻ sơ sinh cần được tiêm một mũi vitamin K ngay khi trào đời.
Bạn sẽ có nguy cơ cao bị thiếu vitamin K nếu bạn:
Trong một số trường hợp, các chuyên gia y tế có thể chỉ định bổ sung vitamin K.
Công dụng của vitamin K trong việc điều trị ung thư, các triệu chứng của ốm nghén, loại bỏ các tĩnh mạch mạng nhện và các bệnh lí khác chưa được chứng minh.
Nhu cầu vitamin K
Hầu hết lượng vitamin K được cung cấp đầy đủ thông qua chế độ ăn. Theo khuyến cáo, nhu cầu vitamin K theo lứa tuổi được thể hiện ở bảng dưới đây:
Nhóm tuổi |
Nhu cầu vitamin K |
0 – 6 tháng tuổi |
2 mcg/ngày |
7 – 12 tháng tuổi |
2,5 mcg/ngày |
1 – 3 tuổi |
30 mcg/ngày |
4 – 8 tuổi |
55 mcg/ngày |
9 – 13 tuổi |
60 mcg/ngày |
14 – 18 tuổi (Nữ) |
75 mcg/ngày |
14 – 18 tuổi (Nam) |
90 mcg/ngày |
>19 tuổi (Nữ) |
90 mcg/ngày |
>19 tuổi (Nam) |
120 mcg/ngày |
Phụ nữ có thai và cho con bú (<19 tuổi) |
75 mcg/ngày |
Phụ nữ có thai và cho con bú (19 – 50 tuổi) |
90 mcg/ngày |
Mặc dù không tìm thấy tác dụng phụ của vitamin K khi sử dụng với nồng độ trong thức ăn hoặc các sản phẩm bổ sung, tuy nhiên, điều này không có nghĩa là liều cao không gây nguy hiểm. Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra ngưỡng an toàn tối đa mà bạn có thể sử dụng.
Nguồn vitamin K tự nhiên từ thực phẩm
Vitamin K chứa nhiều trong các loại thức ăn như:
Những nguy cơ có thể gặp khi uống vitamin K
Tác dụng phụ của vitamin K đường uống rất hiếm gặp khi sử dụng với liều được khuyến cáo.
Tương tác thuốc: Nhiều thuốc có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của vitamin K như thuốc kháng axit, thuốc chống đông, kháng sinh, aspirin, và thuốc điều trị ung thư, động kinh, cholesterol máu cao và một số bệnh lí khác.
Nguy cơ: Bạn không nên sử dụng các sản phẩm bổ sung vitamin K trừ khi được các nhân viên y tế khuyến cáo. Những người đang sử dụng Coumadin để điều trị bệnh tim mạch, rối loạn đông máu và các bệnh lí khác có thể cần được kiểm soát chặt chẽ lượng vitamin K cung cấp trong chế độ ăn. Họ không nên sử dụng các sản phẩm bổ sung vitamin K trừ khi có chỉ dẫn của bác sĩ.
Thông tin thêm trong bài viết: Vitamin K và trẻ sơ sinh
Không dung nạp lactose ảnh hưởng nhiều đến khả năng tiêu hoá và hấp thụ dinh dưỡng. Do đó việc điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp sẽ giúp cải thiện triệu chứng khó chịu.
Bệnh đái tháo đường và đái tháo nhạt có chung chữ “đái tháo ” trong tên gọi và một số triệu chứng giống nhau. Tuy nhiên, hai căn bệnh này hoàn toàn không liên quan đến nhau. Chúng gây ra các tác hại khác nhau đối với sức khỏe con người và phương pháp điều trị cũng khác nhau. Cùng tìm hiểu sự khác biệt của 2 bệnh lý này qua bài viết sau!
Người mắc bệnh sởi cần một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch và nhanh chóng phục hồi.
Nếu bạn thường xuyên thức dậy vào ban đêm để đi tiểu, bạn có thể tự hỏi liệu có vấn đề gì không. Hầu hết người trưởng thành không cần đi vệ sinh nhiều hơn một lần trong 6-8 giờ ngủ. Nếu bạn đi tiểu nhiều lần trong đêm, có thể bạn đã mắc chứng tiểu đêm hoặc cũng có thể là dấu hiệu báo hiệu một vấn đề như bệnh tiểu đường.
Bữa sáng bằng trái cây được nhiều người lựa chọn khi muốn giảm cân vì giàu vitamin, chất xơ và ít calo. Tuy nhiên, chỉ ăn trái cây vào buổi sáng có thực sự tốt cho sức khỏe và hỗ trợ giảm cân hiệu quả?
Khi chân tay không nhận đủ máu, tay hoặc chân của bạn có thể cảm thấy lạnh hoặc tê. Nếu bạn có làn da sáng, chân của bạn có thể chuyển sang màu xanh. Lưu thông máu kém cũng có thể làm khô da, khiến móng tay giòn và khiến tóc rụng, đặc biệt là ở chân và bàn chân. Một số nam giới có thể gặp khó khăn trong việc cương cứng hoặc duy trì sự cương cứng. Và nếu bạn bị tiểu đường, vết trầy xước, vết loét hoặc vết thương của bạn có xu hướng lành chậm hơn. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn một số mẹo để cải thiện lưu thông máu.
Người bị vảy nến nên bổ sung các loại thực phẩm chống viêm, giàu vitamin đồng thời hạn chế những thực phẩm có khả năng khiến bệnh phát triển, góp phần kiểm soát tốt bệnh và giúp làn da đẹp mịn màng hơn.
Bạn có bao giờ lo lắng khi thấy con chậm lớn, thấp còi hơn bạn bè cùng trang lứa? Hay những bữa ăn đầy ắp yêu thương lại trở thành "cuộc chiến" với bé biếng ăn, gầy gò? Đừng lo, bởi suốt 7 năm qua, Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM đã đồng hành cùng hàng nghìn gia đình, giúp các bé không chỉ tăng chiều cao mà còn khỏe mạnh, tự tin trong cuộc sống.