Quá trình mất nước
Mất nước có thể dẫn đến mất cân bằng điện giải. Các triệu chứng có thể khác nhau tùy thuộc vào chất điện giải bị mất cân bằng và nồng độ chất đó cao hay thấp. Một trong những chất điện giải dồi dào nhất trong cơ thể là natri. Chất này vô cùng quan trọng vì nó chịu trách nhiệm duy trì sự cân bằng chất lỏng của cơ thể. Tập thể dục quá sức, sốt, nôn mửa, tiêu chảy và tiếp xúc quá lâu với nhiệt độ cao là những tình trạng có thể khiến cơ thể chúng ta mất nước và tăng nồng độ natri.
Các triệu chứng của tăng natri trong máu (có quá nhiều natri trong máu) bao gồm: khát nước, kích thích, thay đổi trạng thái tinh thần, lú lẫn và trong những trường hợp nghiêm trọng có thể gây co giật và hôn mê.
Thông thường chúng ta chỉ cần bổ sung nước tuy nhiên nếu bạn đã tập thể dục trong một thời gian dài thì đồ uống thể thao sẽ giúp bổ sung các chất khoáng đã mất đi qua mồ hôi.
Đọc thêm bài viết: Chế độ ăn dành cho người tăng huyết áp
Uống quá nhiều nước
Chúng ta đều biết rằng nên uống nhiều nước, nhưng uống quá nhiều cũng gây ra nhiều vấn đề như thừa nước (còn được gọi là hạ natri máu), xảy ra khi nồng độ natri trong máu thấp bất thường. Hạ natri máu không phổ biến, nhưng tình trạng này có thể xảy ra nếu bạn uống quá nhiều nước.
Một số lý do khác có thể dẫn đến hạ natri máu, đó là: sử dụng thuốc lợi tiểu, thuốc chống trầm cảm, suy gan, suy thận, suy tim, viêm phổi, tiểu đường, suy giáp; tiêu chảy nặng hoặc nôn mửa. Natri kiểm soát lượng nước trong và xung quanh các tế bào của cơ thể, nhưng khi chúng ta bị thừa nước, natri sẽ bị pha loãng và các tế bào sẽ bắt đầu căng phồng lên.
Các triệu chứng của hạ natri máu dù nhẹ như: buồn nôn và nôn, nhức đầu, lú lẫn, mệt mỏi, bồn chồn, yếu cơ, co giật và hôn mê, cũng có thể đến đe dọa tính mạng. Khi nhắc đến natri, điều quan trọng là phải bổ sung khoáng chất này từ thực phẩm nguyên chất như ô liu, dưa chua lên men tự nhiên và dưa cải bắp hơn là thực phẩm chế biến sẵn.
Mệt mỏi
Một trong những triệu chứng phổ biến nhất của mất cân bằng điện giải là mệt mỏi và thiếu magie là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng này. Magie tham gia vào hơn 300 quá trình trong cơ thể và cũng là yếu tố chính giúp chống lại triệu chứng gây mệt mỏi. Theo nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày, khuyến nghị về magie là 420mg mỗi ngày đối với nam giới và 320mg mỗi ngày đối với nữ giới.
Quá ít magie (hạ magie máu) có thể liên quan đến thói quen ăn uống kém, uống quá nhiều rượu bia, sử dụng thuốc lợi tiểu kéo dài, tiêu chảy và rối loạn tiêu hóa và sử dụng thuốc giảm axit. Bạn có thể tăng lượng magie bằng cách bổ sung các loại thực phẩm như: các loại rau có lá sẫm màu, các loại hạt, ngũ cốc nguyên hạt, hải sản và thịt gia cầm.
Thay đổi nhịp tim
Kali là thành phần tạo điều kiện cho các xung điện mà cơ thể cần cho các cơn co bóp cơ bắp và hoạt động bình thường của não, cũng như dây thần kinh. Chất điện giải này phối hợp chặt chẽ với natri để duy trì hoạt động co cơ và chức năng bình thường của tim. Đó là lý do giúp kali trở thành chất khoáng quan trọng để kiểm soát nhịp tim.
Hạ kali máu (kali thấp) xảy ra khi cơ thể chúng ta mất nước (tiêu chảy và nôn mửa) và do sử dụng một số loại thuốc như thuốc lợi tiểu hoặc thuốc nhuận tràng. Các trường hợp hạ kali máu có thể không có triệu chứng, nhưng hạ kali máu vừa và nặng có thể gây yếu cơ, co thắt cơ, ngứa, tê bì, đánh trống ngực, nhịp tim chậm và trong trường hợp nghiêm trọng là ngừng tim.
Quá nhiều kali (tăng kali máu) có liên quan đến bệnh thận hoặc do một số loại thuốc gây ra. Có quá nhiều kali trong cơ thể có thể gây yếu cơ, tê liệt và rối loạn nhịp tim, thậm chí đe dọa tính mạng. Nếu như tăng kali máu đe dọa tính mạng được điều trị bằng lọc máu và thuốc hạ kali thì với trường hợp tăng kali nhẹ, việc hạn chế kali trong chế độ ăn được khuyến khích đề điều trị bệnh.
Ngứa ran ở ngón tay và bàn chân
Canxi có thể được tìm thấy trong các tế bào và máu, nhưng 99% lượng canxi của cơ thể được dự trữ trong xương. Chất điện giải thiết yếu này chịu trách nhiệm hình thành xương và tham gia vào quá trình co cơ, đông máu, duy trì nhịp tim bình thường... Nồng độ canxi được duy trì bởi tuyến cận giáp - nơi sản sinh ra các hormone có thể làm tăng và giảm mức canxi trong máu.
Khi cơ thể có quá nhiều canxi (tăng canxi máu), tình trạng này thường liên quan đến rối loạn tuyến cận giáp, nhưng tăng canxi máu cũng có thể do sử dụng một số loại thuốc như thuốc lợi tiểu và một số bệnh ung thư. Quá nhiều canxi có thể gây khát nước, sỏi thận, tiểu nhiều lần, đau xương, yếu cơ, lú lẫn, đau bụng, trầm cảm, mệt mỏi và táo bón.
Thiếu canxi thường là kết quả của quá trình thiếu vitamin D – một vitamin thiết yếu cho quá trình hấp thu canxi. Triệu chứng của thiếu canxi bao gồm: tê bì tay, chân, lưỡi và môi. Các triệu chứng nguy hiểm hơn có thể gồm co giật và rối loạn nhịp tim.
Ngứa liên tục và lưu thông máu kém
Nồng độ phosphat điện giải trong máu là điều rất quan trọng để hình thành phân tử năng lượng gọi là ATP (adenosine triphosphate), giúp lưu trữ và vận chuyển năng lượng đến các tế bào. Quá nhiều phosphat có thể có liên quan đến thận bị tổn thương. Chất điện giải này có nguồn gốc từ phospho, được tìm thấy trong thực phẩm giàu protein như sữa, thịt và cần được chuyển hóa bởi thận. Vì vậy, yếu tố nguy cơ lớn nhất đối với chứng tăng phosphat trong máu (quá nhiều phốt pho) là bệnh thận tiến triển.
Tuy nhiên, tình trạng này cũng có thể xảy ra do sự phá hủy của các mô cơ, bởi tất cả các tế bào cơ thể đều có chứa phospho. Quá trình phân hủy cơ bắp có liên quan đến tình trạng cơ bắp bị suy nhược quá mức do tập luyện quá sức, đi bộ đường dài hoặc chạy bộ quá mức — một dấu hiệu nhận biết đó là cơ bắp cực kỳ đau nhức. Khi nồng độ phospho quá cao, bạn có thể bị ngứa dữ dội và vôi hóa mạch máu, điều này có thể ảnh hưởng đến hệ tuần hoàn và gây ra sỏi thận.
Các chuyên gia cho biết, thịt chế biến sẵn và thực phẩm đóng hộp có hàm lượng phosphat rất cao vì chúng chứa nhiều chất bảo quản và tạo hương vị phổ biến. Khi nồng độ phospho giảm quá thấp sẽ dẫn đến tình trạng cơ hô hấp yếu, rối loạn nhịp tim và thậm chí tử vong.
Đọc thêm bài viết: 10 loại thực phẩm làm giảm cholesterol
Bổ sung chất điện giải thế nào?
Chúng ta thường kết hợp chất điện giải với đồ uống thể thao, tuy nhiên đồ uống này không phải là các loại nước tăng lực. Sử dụng thực phẩm để cân bằng chất điện giải là cách tốt nhất để tránh mất cân bằng điện giải. Một số thực phẩm giàu chất điện giải có thể kể đến đó là: khoai tây, quả bơ, rau bina, khoai lang, nấm, đậu Hà Lan và các loại đậu khác chứa nhiều vitamin và khoáng chất quan trọng.
Chất điện giải giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể. Khi nồng độ chất điện giải giảm xuống hoặc tăng lên, chúng gây ra các triệu chứng từ khát nước, đau đầu đến nhịp tim nhanh và thậm chí là co giật.
Chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý cùng một lối sống lành mạnh, tích cực luyện tập phù hợp với thể trạng là chìa khóa giúp bạn cải thiện tình trạng sức khỏe của bản thân và gia đình. Trung tâm Điều trị Béo phì và Hội chứng chuyển hóa VIAM trực thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam là cơ sở tư vấn dinh dưỡng điều trị bệnh mạn tính hàng đầu nước ta. Liên hệ đặt lịch TẠI ĐÂY hoặc Hotline: 0935 18 3939 hoặc 024 3633 5678 để được khám, tư vấn dinh dưỡng cùng các chuyên gia đầu ngành.
Trong bối cảnh các nhà khoa học không ngừng tìm kiếm các biện pháp phòng ngừa ung thư, chế độ ăn uống, đặc biệt là việc tiêu thụ trái cây và rau quả, được xem là một yếu tố quan trọng. Cà chua, với thành phần lycopene nổi bật, đang thu hút sự chú ý đặc biệt.
Việc thiết lập lịch trình ngủ và thói quen trước khi đi ngủ, đặt đồng hồ báo thức và điều chỉnh chế độ ăn uống là một số phương pháp có thể giúp bạn ngủ ngon hơn và thức dậy dễ dàng vào buổi sáng.
Tuy không có chế độ ăn kiêng đặc biệt nào có thể chữa khỏi hội chứng thiên thần nhưng dinh dưỡng hợp lý có thể giúp kiểm soát cân nặng, cải thiện giấc ngủ, quản lý táo bón và hỗ trợ phát triển nhận thức.
Dậy thì là một giai đoạn quan trọng trong cuộc đời mỗi người, đánh dấu sự chuyển đổi từ trẻ em sang người trưởng thành. Đây là giai đoạn cơ thể có nhiều thay đổi về mặt thể chất và tâm sinh lý, đặt nền móng cho sức khỏe sinh sản và sức khỏe tổng quát trong tương lai. Việc thấu hiểu những biến đổi này, cùng với sự quan tâm, hỗ trợ từ gia đình và xã hội, sẽ giúp thanh thiếu niên vượt qua giai đoạn dậy thì một cách an toàn và khỏe mạnh.
Bệnh lao hạch gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và khả năng ăn uống. Việc phát hiện sớm, điều trị đúng phác đồ và có chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp người bệnh nhanh phục hồi sức khỏe.
Bạn có thể dùng salad như một bữa ăn lành mạnh hoặc món ăn kèm, nhưng salad có thể gây ra một số vấn đề về tiêu hóa tùy thuộc vào thành phần của nó. Rau và trái cây sống là những thực phẩm có thể gây đầy hơi và chướng bụng do một số hợp chất và vi khuẩn, và chúng có thể là lý do tại sao bạn có thể bị đau bụng dữ dội sau khi ăn salad.
Quả lê không chỉ đơn thuần là một loại trái cây ngon mà còn là một vị thuốc tự nhiên rất tốt cho sức khỏe.
Mùa hè là thời điểm tuyệt vời để tận hưởng những ngày dài đầy nắng, tham gia các hoạt động ngoài trời và thư giãn. Tuy nhiên, nhiệt độ và độ ẩm cao trong mùa hè cũng có thể gây ra một số vấn đề sức khỏe. Việc nhận biết các bệnh lý mùa hè phổ biến, nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh sẽ giúp bạn bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình.