Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Sau khi nhịn ăn gián đoạn nên làm gì?

Nếu nhịn ăn không đúng cách sẽ gây ra cảm giác đau đầu, khó chịu, đau bụng, mệt mỏi và không thể tập trung

Với những người đã từng nhịn ăn, nếu nhịn ăn sai cách họ có thể cảm thấy đau đầu, khó chịu, đau bụng, mệt mỏi và không thể tập trung. Không phải tất cả các loại thực phẩm hay đồ uống nào cũng có tác dụng sau nhiều giờ không ăn, vì vậy, để tránh những cảm giác đó bạn có thể sử dụng một số thực phẩm sau:

1. Chất lỏng

Theo các khuyến nghị, trong thời gian nhịn ăn, bạn nên uống nhiều nước và sau khi kết thúc thời gian nhịn ăn, bạn nên tập trung vào đồ uống như: Sữa, nước ép trái cây hoặc sinh tố. Những đồ uống này sẽ giúp cung cấp một số chất dinh dưỡng mà không gây khó chịu cho hệ tiêu hóa như: Đồng mangan, kali và chất xơ.

Khuyến nghị cũng chỉ ra rằng, những người nhịn ăn không nên sử dụng những đồ uống có chứa đường, kể cả đường fructose, như nước hoa quả, nước ngọt có ga vì sẽ gây ra tình trạng đầy hơi.

2. Hoa quả sấy khô

Trong lễ Ramadan, người ta thường ăn quả chà là trong thời gian nhịn ăn, vì loại quả này giúp cung cấp carbohydrate và vi chất dinh dưỡng tốt – một quả chà là chứa 18g carbohydrate.

Các loại trái cây sấy khô khác cung cấp carbs và chất xơ, chẳng hạn như quả mơ khô hoặc nho khô, cũng là những thực phẩm giúp phân hủy nhanh. Tuy nhiên, người đang nhịn ăn không nên sử dụng quá nhiều cũng như không nên sử dụng loại quả có tẩm đường.

3. Món soup

Soup là món ăn chứa nhiều nước giúp cơ thể giữ nước, khi nhịn ăn bạn nên lựa chọn những món soup có protein (soup đậu lăng, đậu, thịt hoặc gia cầm để duy trì năng lượng cho đến bữa ăn tiếp theo) và carbs như mì ống hoặc gạo để có năng lượng nhanh chóng.

Đọc thêm thông tin tại bài viết: Nhịn ăn có làm chậm quá trình trao đổi chất của cơ thể không?

Bạn có nên ăn thịt sau khi nhịn ăn gián đoạn?

Theo tổ chức dinh dưỡng Anh Quốc khuyến khích, sau khi nhịn ăn, bạn nên ăn các loại thịt và các thực phẩm giàu protein. Tùy thuộc vào độ dài của mỗi lần nhịn ăn, bạn nên chia nhỏ khẩu phần. Tuy nhiên, người nhịn ăn nên hạn chế các loại thực phẩm giàu chất béo, nên ưu tiên các loại thịt nạc (ví dụ như thịt gà bỏ da, phần thịt nạc), bởi điều này giúp tối ưu hóa lượng dinh dưỡng nạp vào khi bạn trong khoảng thời gian được ăn trở lại.

Thời gian phù hợp cho mỗi lần nhịn ăn

Thời gian cho mỗi lần nhịn ăn phụ thuộc vào chế độ ăn mà bạn muốn theo đuổi, trong đó một số chế độ nhịn ăn gián đoạn phổ biến bao gồm:

  • Nhịn ăn có giới hạn thời gian, có nghĩa là thức ăn được bổ sung trong một thời gian nhất định (chẳng hạn như 6, 8 hoặc 12 giờ) và không được ăn thêm gì ngoài khoảng thời gian đó. Một ví dụ đó là chế độ nhịn ăn 16:8, trong đó bạn sẽ ăn trong 8 giờ và nhịn ăn trong 16 giờ còn lại.
  • Nhịn ăn xen kẽ, chế độ ăn này hướng đến việc bạn sẽ ăn một chế độ ăn với tối thiểu lượng calo hoặc không ăn hoàn toàn xen kẽ với những ngày ăn bình thường.
  • Nhịn ăn định kỳ, trong chế độ ăn này bạn sẽ hạn chế ăn uống trong một khoảng thời gian ngắn, chẳng hạn như năm ngày mỗi tháng.
  • Nhịn ăn 5:2, chế độ ăn này khuyến nghị bạn sẽ ăn bình thường trong năm ngày sau đó hạn chế nhiều calo trong hai ngày.

Nhưng nhịn ăn không chỉ là một chế độ ăn ngắn hạn, trong một số tôn giáo, họ có các ngày lễ thực hiện nhịn ăn. Lễ Ramadan là một trong những sự kiện nhịn ăn như vậy: Người Hồi giáo sẽ không ăn hoặc uống bất kỳ thực phẩm nào từ lúc mặt trời mọc đến khi mặt trời lặn trong tháng thứ chín của lịch hồi giáo.

Điều này cũng tương tự với lễ Yom Kippur, ngày linh thiêng nhất trong tôn giáo của người Do Thái, trong ngày lễ họ sẽ không ăn hoặc uống một số thực phẩm nhất định.

Nhịn ăn tác động đến cơ thể như thế nào?

Trong một số tôn giáo (ví dụ như lễ Ramanda của người Hồi giáo), người ta tôn thờ việc nhịn ăn và điều này đã tạo ra các câu hỏi về lợi ích sức khỏe của việc nhịn ăn. Theo tạp chí Nutrition, nhịn ăn giúp cân bằng năng lượng, hạn chế tổn thương tế bào và mô do các gốc tự do, giảm lipid máu.

Tuy nhiên, theo Tổ chức Dinh dưỡng Anh Quốc trong thời gian nhịn ăn, cơ thể sẽ sử dụng hết carbohydrate và chất béo dự trữ để cung cấp năng lượng cho cơ thể. Nếu bạn không uống nước (trong trường hợp nhịn ăn theo tôn giáo), thận sẽ giữ nước và gây ra mất nước nhẹ.

Nhịn ăn có giúp giảm cân không?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng tác động của nhịn ăn có giúp giảm cân hay không vẫn chưa rõ ràng. Các đánh giá dinh dưỡng của Hoa Kỳ năm 2017, các nghiên cứu trong bài đánh giá này hỗ trợ quan điểm rằng nhịn ăn gián đoạn giúp giảm cân. Tuy nhiên, các nghiên cứu khác không cho kết quả như vậy, trong ba kiểu nhịn ăn phổ biến (nhịn ăn xen kẽ trong ngày, nhịn ăn có điều chỉnh và nhịn ăn trong thời gian giới hạn) thì không có sự khác biệt đáng kể giữa phương pháp giảm cân nhịn ăn và phương pháp chế độ ăn ít năng lượng (low-calorie).

Ngoài ra, nhịn ăn có thể không phù hợp với người có tiền sử rối loạn ăn uống, người mắc bệnh đái tháo đường và phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú.

Nếu bạn đang tìm kiếm một biện pháp giảm cân an toàn, lành mạnh, bền vững mà không phải nhịn ăn, hãy tới Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM trực thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam. Liên hệ đặt lịch TẠI ĐÂY hoặc tại Hotline: 0935183939 hoặc 02436335678

Bs Tạ Tùng Duy - Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM (theo Livestrong)
Bình luận
Tin mới
  • 27/04/2024

    Vì sao người béo phì dễ bị ợ nóng hơn?

    Béo phì gắn liền với những bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa, trong đó có chứng ợ nóng. Tìm hiểu nguyên nhân cân nặng quá mức làm tăng nguy cơ trào ngược dạ dày thực quản cũng như cách để kiểm soát tại nhà.

  • 27/04/2024

    Mỳ chính (bột ngọt) có an toàn cho trẻ em và phụ nữ mang thai không?

    Bằng chứng khoa học cho thấy bột ngọt (monosodium glutamate) an toàn cho mọi người ở mọi lứa tuổi, kể cả trẻ em, trẻ sơ sinh và phụ nữ mang thai.

  • 27/04/2024

    Chế độ ăn cho người bệnh rối loạn tiền đình

    Chế độ ăn uống hàng ngày là một công cụ mạnh mẽ trong việc duy trì sức khỏe của hệ thống tiền đình và giảm các triệu chứng liên quan đến rối loạn tiền đình.

  • 27/04/2024

    Bí quyết có 1 thai kỳ khỏe mạnh - Chuẩn bị ngay từ trước khi thụ thai

    Chăm sóc sức khỏe trước khi mang thai là một bước quan trọng để đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh. Nhiều phụ nữ tập trung vào việc bổ sung dinh dưỡng và thay đổi lối sống ngay khi biết mình có thai. Tuy nhiên, các bước chuẩn bị sẽ hiệu quả hơn nếu được thực hiện trước khi thụ thai ít nhất từ 3-6 tháng.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân gây ngứa đa xơ cứng và cách điều trị

    Các rối loạn về giác quan, bao gồm cả cảm giác ngứa, có thể xảy ra trong bệnh đa xơ cứng. Đôi khi, những cảm giác này có thể là dấu hiệu sớm của bệnh.

  • 26/04/2024

    5 loại thực phẩm không nên ăn cùng chuối

    Mặc dù chuối là một loại trái cây giàu dinh dưỡng nhưng theo y học cổ truyền Ấn Độ, sự kết hợp chuối và một số thực phẩm sẽ gây khó chịu cho hệ tiêu hóa đối với một nhóm người.

  • 26/04/2024

    Chế độ ăn cho người bị nhiễm vi khuẩn HP

    Cùng với tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa loét dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP.

  • 26/04/2024

    Tại sao cần tiêm vaccine phòng uốn ván?

    Uốn ván là một căn bệnh nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cơ và dây thần kinh của cơ thể nhưng có thể phòng ngừa được. Nó thường gây co thắt, tạo cảm giác đau đớn và cứng cơ hàm. Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng và dễ dàng phòng ngừa bằng tiêm chủng. Nguyên nhân là do độc tố được tạo ra bởi bào tử của vi khuẩn Clostridium tetani. Những vi khuẩn này sống trong môi trường, bao gồm cả trong đất, bụi và phân động vật.

Xem thêm