Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Cúm và bệnh hen suyễn

Hen suyễn là một bệnh về phổi có nguyên nhân là do tình trạng viêm mãn tính của các khí quản. Đó là một trong những bệnh mãn tính phổ biến nhất ở trẻ em, nhưng người lớn cũng có thể bị hen suyễn. Người bệnh sẽ lên cơn hen khi khí quản trở nên sưng và co thắt chặt do viêm.

Việc lên cơn hen có thể là do tác nhân như nhiễm trùng khí quản, dị ứng các loại hạt, chất kích thích hóa học và ô nhiễm không khí.

Trong khi lên cơn hen, những người bị bệnh hen suyễn thường có các triệu chứng như khò khè, khó thở, đau thắt ngực và ho vào ban đêm hoặc vào buổi sáng sớm.

Thông thường, hen suyễn có thể ngăn ngừa bằng cách hạn chế tiếp xúc với tác nhân gây bệnh và bằng cách sử dụng đúng loại thuốc hen suyễn.

Những người bị hen suyễn có nguy cơ mắc cúm nặng hơn mắc các biến chứng từ bệnh cúm

Mặc dù những người bị hen suyễn không nhiều khả năng bị bệnh cúm, nhưng bệnh cúm có thể nghiêm trọng hơn ở những người bị bệnh hen suyễn, ngay cả khi bệnh suyễn của họ là thể nhẹ hoặc triệu chứng của họ đang được kiểm soát bằng thuốc. Điều này là bởi vì những người hen suyễn bị sưng và nhạy cảm khí quản, và bệnh cúm có thể gây thêm viêm khí quản và phổi.

Nhiễm cúm ở phổi có thể gây ra việc lên cơn hen và làm xấu đi của các triệu chứng hen suyễn. Nó cũng có thể dẫn đến viêm phổi và các bệnh đường hô hấp cấp tính khác.

Trong thực tế, người lớn và trẻ em mắc hen suyễn có nhiều khả năng phát triển thành bệnh viêm phổi sau khi bị cúm hơn những người không có bệnh suyễn. Hen suyễn là bệnh phổ biến nhất trong số trẻ em nhập viện với bệnh cúm và là một trong các vấn đề y tế phổ biến hơn trong số  các ca nhập viện của người lớn.

Nếu bạn có bệnh hen suyễn, bạn cần phải tuân thủ những bước sau để chống lại bệnh cúm

Mọi người mắc bệnh hen suyễn cứ sáu tháng hoặc 1 năm nên tiêm lại một liều vắc xin cúm để bảo vệ mình khỏi bị cúm: Tiêm phòng vắc xin là bước đầu tiên và quan trọng nhất trong việc bảo vệ chống lại bệnh cúm. Tiêm vắc-xin cúm thường xuyên để có một đề kháng an toàn lâu dài ở những người bị hen suyễn. Bạn có thể liên hệ với các trung tâm y tế dự phòng, các phòng tiêm chủng, các cơ sở y tế để được tiêm vắc xin cúm.

Loại vắc xin cúm nên dùng cho người bị hen suyễn:
  • Vắc-xin dạng tiêm (được chế biến từ virus cúm đã chết hoặc bất hoạt) được chấp thuận cho sử dụng trong những người bệnh trên 6 tháng tuổi bất kể có hay không có bệnh suyễn hoặc các vấn đề sức khỏe khác. Loại vắc-xin cúm này được sủ dụng rộng rãi ở Việt Nam.
  • Vắc-xin cúm xịt mũi: 
    • Vắc-xin cúm xịt mũi được chấp thuận cho sử dụng cho những người từ 2 đến 49 tuổi.
    • Tuy nhiên trẻ từ 2 đến 4 tuổi - có bệnh suyễn hoặc người đã có tiền sử thở khò khè hoặc nghi ngờ hen suyễn trong 12 tháng qua không nên dùng vắc xin này.
    • Sự an toàn của vắc-xin cúm xịt mũi ở những người bị bệnh phổi và một số điều kiện có nguy cơ cao khác vẫn chưa được chứng minh an toàn.
  • Nhiễm trùng phế cầu khuẩn là một biến chứng nghiêm trọng của nhiễm cúm và có thể gây tử vong. Vắc-xin phế cầu khuẩn có thể được sử dụng cùng một lúc như vắc-xin cúm.

Có những hành động dự phòng hàng ngày để ngăn chặn sự lây lan của cúm

  • Ở tại nhà khi bạn đang bị bệnh, nhất là các đợt cấp. Tránh xa những người khác, đặc biệt là trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai, người cao tuổi, người đang bị bệnh.
  • Che mũi và miệng bằng khăn giấy khi ho hay hắt hơi và vứt giấy đi. Nếu bạn không có một tờ giấy nào, ho hoặc hắt hơi vào bàn tay hoặc cánh tay áo của bạn, sau đó cần rửa sạch tay.
  • Rửa tay thường xuyên, đúng cách  bằng xà phòng và nước, đặc biệt là sau khi ho hay hắt hơi;
  • Tránh chạm vào mắt, mũi hay miệng rồi cầm nắm, sờ mó, bắt tay người khác.
  • Làm sạch và khử trùng bề mặt tiếp xúc thường xuyên tại nhà, nơi làm việc hoặc trường học, đặc biệt là khi ai đó là bị bệnh.

Lập kế hoạch kiểm soát bệnh hen suyễn và thực hiện cùng với bác sĩ của bạn.

  • Thực hiện theo kế hoạch này cho điều trị hàng ngày để kiểm soát hen suyễn lâu dài và xử lý khi bệnh xấu đi hoặc khi bị suyễn tấn công.
  • Nếu con bạn có bệnh suyễn, hãy chắc chắn rằng bạn cập nhật và thực hiện đầy đủ kế hoạch chống bệnh hen suyễn cho con bạn. Trao đổi kế hoạch đó với bác sỹ, giáo viên hoặc nhân viên y tế tại trường và những người thường xuyên gặp hoặc sống cùng với bé.

Nếu bạn bị hen suyễn và có triệu chứng cúm, hãy đến gặp bác sĩ ngay

  • Tuân thủ đầy đủ hướng dẫn và điều trị của bác sỹ.
  • Điều trị cúm nên bắt đầu càng sớm càng tốt bởi vì điều trị bằng thuốc kháng virus hoạt động tốt nhất trong vòng 48 giờ sau khi triệu chứng bắt đầu.
  • Thuốc kháng virus có thể làm cho bệnh cúm của bạn nhẹ hơn và làm cho bạn cảm thấy tốt hơn. Chúng cũng có thể ngăn chặn các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng có thể dẫn đến bệnh cúm.
CTV Anh Tuấn - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo CDC
Bình luận
Tin mới
  • 01/04/2025

    Tăng cường miễn dịch cho trẻ mùa xuân

    Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.

  • 01/04/2025

    Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ: Hiểu đúng và đồng hành cùng người tự kỷ

    Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).

  • 31/03/2025

    Chăm sóc da cho bé vào mùa xuân: Mẹo nhỏ cho mẹ

    Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.

  • 30/03/2025

    Những thay đổi về làn da tuổi mãn kinh

    Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?

  • 30/03/2025

    Người cao tuổi và bệnh giao mùa

    Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.

  • 29/03/2025

    Đi bộ nhanh mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong

    Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.

  • 29/03/2025

    Tại sao bạn bị đau bụng khi chạy?

    Các vấn đề dạ dày khi chạy bộ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây khó chịu cho người chạy. Bạn có thể gặp tình trạng co thắt, đau bụng dẫn đến tiêu chảy trong khi chạy.

  • 28/03/2025

    3 nhóm người nên hạn chế ăn chanh

    Hầu hết mọi người có thể ăn chanh hoặc uống nước chanh một cách an toàn nhưng vì chanh có tính acid nên nó có nguy cơ gây bất lợi cho một số trường hợp cụ thể. Vậy nhóm người nào nên hạn chế ăn chanh?

Xem thêm