Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Các loại kiểm tra sức khỏe phụ nữ nên làm

Mỗi chúng ta đều biết rằng sức khỏe là điều quan trọng nhất và cẫn phải kiểm tra thường xuyên sức khỏe của mình. Tuy nhiên cần kiểm tra những loại gì, vào thời gian nào thì không phải ai cũng biết. Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ cùng bạn thống kê những kểm tra sức khỏe được khuyến nghị cho phụ nữ theo từng độ tuổi nhé.

Không có điều bí mật nào ngoài chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên chính là nền tảng cho một sức khỏe tốt. Nhưng các kiểm tra sức khỏe thường xuyên cũng là một phần quan trọng trong giữ gìn sức khỏe và xác định những dấu hiệu cảnh báo sớm các vấn đề sức khỏe. Nhưng bắt đầu từ đâu, khám sức khỏe bao lâu một lần và những xét nghiệm nào cần phải làm, vào lứa tuổi nào là điều bạn cần phải quan tâm.

Điều quan trọng bạn cần nhớ là theo thời gian, rủi ro về sức khỏe sẽ thay đổi, do đó việc kiểm tra định kì nên điều chỉnh theo nhu cầu của từng độ tuổi. Các kiểm tra sức khỏe thường quy phải làm trong tuổi 30 không nhất thiết phải làm đủ khi bước vào độ tuổi 60. Các loại vắc xin tiêm chủng cũng như vậy. Bác sĩ điều trị mới là người quyết định bạn cần phải làm những loại kiểm tra sức khỏe nào, vào lứa tuổi nào. Nhưng bạn sẽ cần phải biết những thông tin hữu ích dưới đây, chủ động đến gặp bác sỹ để được tư vấn và thực hiện các kiểm tra sức khỏe cần thiết cho mình.

Phụ nữ độ tuổi 20 đến 35

Bạn đừng bao giờ nghĩ mình quá trẻ để được chăm sóc về sức khỏe. Mặc dù ở tuổi trẻ, nguy cơ phát triển các bệnh mãn tính thấp hơn đáng kể, nhưng phát hiện sớm vẫn có thể cứu sống bạn.

Các kiểm tra sức khỏe định kỳ:

  • Xét nghiệm máu và nước tiểu toàn diện để theo dõi sức khỏe tổng quát. Phát hiện thiếu hụt sắt hoặc vitamin và đánh giá các nguy cơ phát triển xơ vữa động mạch, bệnh tim hoặc tiểu đường. Tần suất: theo yêu cầu của bác sĩ, khi cần thiết, ít nhất hai năm một lần.
  • Huyết áp và đo điện tâm đồ: hai đến ba năm một lần để phát hiện sớm các nguy cơ bệnh tim mạch.
  • Xét nghiệm máu tiềm ẩn trong phân 5 năm một lần để phát hiện các vết loét, vết thương và các khối u lành tính hoặc ác tính trong hệ thống tiêu hóa.
  • Kiểm tra mắt và thị lực một lần trong 3-5 năm.
  • Kiểm tra nốt ruồi để phát hiện khối u da và ngăn ngừa ung thư da 5 năm một lần.
  • Khám vú để phát hiện sớm các khối u 3-5 năm một lần.
  • Xét nghiệm ung thư cổ tử cung để phát hiện sớm ung thư cổ tử cung ba năm một lần

Xét nghiệm khác:

  • Kiểm tra tình trạng tiêm chủng vắc xin cúmRubellathủy đậu. Các bệnh này rất nguy hiểm cho phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ vì có thể gây ra dị tật bẩm sinh nếu người phụ nữ nhiễm trong thời gian mang thai.
  • Xét nghiệm gen để xác định liên quan với một nhóm có nguy cơ cao đối với một số loại ung thư.

Phụ nữ độ tuổi 35-45

Phát triển sự nghiệp, nhà cửa, gia đình, con cái và cuộc sống cá nhân.... sẽ chiếm hết thời gian của bạn nhưng đây là thời gian rất cần chú ý với sức khỏe của bạn.

Các xét nghiệm của nhóm tuổi trẻ hơn vẫn được khuyến khích, nhưng nên được tiến hành thường xuyên hơn:

  • Xét nghiệm máu và xét nghiệm nước tiểu, huyết áp và đo điện tâm đồ, cân nặng và kiểm tra chiều cao mỗi năm một lần.
  • Kiểm tra máu ẩn trong phân và khám vú mỗi ba năm.
  • Kiểm tra mắt và thị lực 2-3 năm một lần.
  • Xét nghiệm ung thư cổ tử cung mỗi ba năm.
  • Kiểm tra nốt ruồi mỗi 5 năm.

Các xét nghiệm cần thiết khác:

  • Nội soi đại tràng, để phát hiện các khối u lành tính hoặc ác tính ở ruột già, 5 năm một lần.
  • Siêu âm âm đạo và đánh dấu CA-125 để phát hiện các tiến trình ung thư mỗi 5 năm.
  • Chụp X-quang vú một lần trong 2-3 năm.
  • Kiểm tra chức năng mỗi 5 năm.
Phụ nữ độ tuổi 45-60

Khi có tuổi, nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như tiểu đường, huyết áp cao, bệnh tim mạch và ung thư cao hơn đáng kể. Kiểm tra định kỳ giúp phát hiện các bệnh ở giai đoạn đầu để giảm mức độ bệnh và tăng khả năng sống sót.

Các xét nghiệm vẫn như vậy, kể cả về mặt tần suất cũng như đối với nhóm tuổi trẻ, chỉ khác là nhu cầu xét nghiệm tế bào cổ tử cung không còn cần thiết nữa.

Phụ nữ độ tuổi 60-65

Giữ thói quen kiểm tra sức khỏe tương tự, nhưng đi xét nghiệm máu ẩn trong phân mỗi năm một lần. Mật độ xương cũng cần được kiểm tra một lần trong 2-3 năm.

Phụ nữ trên 65 tuổi

Khi chúng ta già đi, những nguy cơ về bệnh tật sẽ tăng đồng thời với tuổi tác.

Bạn nên nhớ thường xuyên kiểm tra sức khỏe, bao gồm kiểm tra mật độ xương nên được thực hiện hai năm một lần. Ngoài ra, kiểm tra mắt và thị lực nên được tiến hành hàng năm và nội soi ruột một lần trong 2-3 năm.

Các xét nghiệm khác được khuyến cáo cho phụ nữ từ 65 tuổi trở lên:

  • Đánh giá chức năng hàng ngày thông qua bảng câu hỏi các hoạt động sinh hoạt thường ngày một lần trong 5 năm.
  • Phân tích nhận thức ở một phòng khám tâm lí một lần trong 5 năm.
  • Điều chỉnh thuốc hàng năm để chắc chắn rằng bạn đang nhận được liều lượng đúng và làm giảm nguy cơ xảy ra tác dụng phụ.
Theo HERZLIYA MEDICAL CENTER
Bình luận
Tin mới
  • 02/04/2025

    Nâng cao tầm vóc Việt

    Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế

  • 01/04/2025

    Tăng cường miễn dịch cho trẻ mùa xuân

    Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.

  • 01/04/2025

    Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ: Hiểu đúng và đồng hành cùng người tự kỷ

    Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).

  • 31/03/2025

    Chăm sóc da cho bé vào mùa xuân: Mẹo nhỏ cho mẹ

    Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.

  • 30/03/2025

    Những thay đổi về làn da tuổi mãn kinh

    Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?

  • 30/03/2025

    Người cao tuổi và bệnh giao mùa

    Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.

  • 29/03/2025

    Đi bộ nhanh mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong

    Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.

  • 29/03/2025

    Tại sao bạn bị đau bụng khi chạy?

    Các vấn đề dạ dày khi chạy bộ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây khó chịu cho người chạy. Bạn có thể gặp tình trạng co thắt, đau bụng dẫn đến tiêu chảy trong khi chạy.

Xem thêm