Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Cách xử lý vết thương do bị vật nhọn đâm

Nếu vô tình bị vật nhọn đâm vào, dù vết thương nhỏ hay lớn thì cũng nên xử lý đúng cách để tránh bị nhiễm trùng uốn ván.

Không may bị đâm hay bị giẫm phải vật nhọn, có thể chỉ chị trầy xước hay chảy một ít máu nhưng không nên chủ quan vì chưa thể biết vật đâm có gây nhiễm trùng hay nhiễm bệnh gì đó không.

Kim tiêm, gai, đinh, mảnh thủy tinh khi đâm vào da thịt sẽ khiến nạn nhân cảm thấy đau đớn ngay tức thì. Nhưng hãy bình tĩnh để xử lý từng bước một để tránh nhiễm trùng hoặc nhiễm bệnh.

1. Xử lý vật đâm

Nhiều người sẽ rút vật đâm ra ngay lập tức nhưng chỉ nên làm thế nếu nó nhỏ và đâm không sâu (không quá 1 cm). Hãy chắc rằng sẽ không còn mảnh vụn li ti nào trong vết thương vì chúng có thể sẽ gây nhiễm trùng về sau.

Còn nếu bị đâm sâu và vết đâm lớn, rút ra ngay sẽ khiến máu chảy nhiều hơn, khó cầm máu. Ép chặt vết thương lại để ngăn máu bớt chảy. Dùng vải buộc tạm rồi nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất. Hạn chế tối đa việc vận động mạnh, di chuyển nhiều.

2. Cầm máu

Nếu vết thương chảy ít máu, cứ để máu chảy 1-2 phút để rửa sạch bụi bẩn lúc vật nhọn đâm vào. Dùng bông gạc, nếu không có thì dùng vải sạch ấn trực tiếp vào chỗ bị đâm cho máu không chảy nữa đông lại ở đầu vết thương.

Phải rửa sạch bụi bẩn nước vết thương để tránh bị nhiễm trùng. Hãy dùng nước muối ấm để làm sạch.

3. Băng bó vết thương

Nhiều người thường không băng bó vết thương vì nghĩ rằng nó không quá nặng. Nhưng tốt nhất hãy băng lại để tránh nhiễm trùng và bụi bẩn xâm nhập về sau, nhất là khi bị đâm ở lòng bàn chân hoặc tay.

Sau khi rửa vết thương, đợi khô hẳn rồi dùng băng gạc sạch băng bó lại. Thay băng mỗi ngày để đảm bảo vết thương sạch và nhanh lành.

4. Nếu vết thương bất thường

Đến cơ sở y tế, gặp bác sĩ khi:

- Vết thương lớn, vật đâm sâu, chảy nhiều máu lâu ngừng.

- Sau khi băng bó vài ngày mà huyết tương chảy ra có mùi lạ, vết thương sưng, đỏ, tấy, có mủ.

- Mảnh vỡ, dị vật vẫn còn trong vết thương (sờ thấy gai và đau nhói).

- Đi tiêm phòng uốn ván nếu cần.

5. Xử lý vết thương khi nghi vấn vật nhọn có thể bị nhiễm HIV

Khi giẫm hoặc bị kim tiêm đâm phải, nạn nhân thường vô cùng lo lắng. Hãy bình tĩnh và làm theo các bước sau:

- Rút ngay kim tiêm ra.

- Để máu tự chảy, có thể vuốt nhẹ cho máu chảy ra. Tuyệt đối không nặn máu vì sẽ tác động đẩy vi-rút (nếu có) đi vào cơ thể nhanh hơn.

- Dùng nước sạch xả vào vết thương cho đến khi hết chảy máu.

- Tuyệt đối không cầm máu hoặc bịt chặt vết thương.

- Rửa sạch vết thương bằng xà bông rồi dùng dung dịch sát khuẩn như Javel 1/10, cồn 70 độ ít nhất 5 phút.

- Đến ngay cơ sở y tế để làm các biện pháp xử lý cần thiết.

Theo Sức khỏe và Đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 19/04/2024

    Phát hiện ung thư dạ dày bằng hơi thở

    Hơi thở có mùi khiến cho bạn cảm thấy xấu hổ. Nhưng việc kiểm tra hơi thở nhanh ngoài việc có thể giúp bạn thoát khỏi nhiều tình huống khó xử còn có thể cứu mạng bạn. Theo một nghiên cứu, công nghệ kiểm tra hơi thở có thể phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm nhất .

  • 19/04/2024

    Đưa con đến viện ngay nếu con có dấu hiệu này khi mắc cúm B

    Cúm B là một loại cúm mùa do virus, thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Phần lớn khi trẻ mắc cúm B nhẹ sẽ tự khỏi, tuy nhiên virus cũng có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Nếu trẻ mắc cúm B có các dấu hiệu nguy hiểm dưới đây, cha mẹ cần đưa con đến viện ngay để điều trị.

  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

  • 18/04/2024

    Tại sao bạn hay cảm thấy buồn ngủ quá mức?

    Buồn ngủ quá mức là gì và tại sao bạn lại gặp phải tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/04/2024

    6 thực phẩm trong chế độ ăn giúp giảm nguy cơ ung thư

    Ung thư có thể phòng ngừa nhờ điều chỉnh lối sống với những thói quen tốt cho sức khỏe như ăn uống lành mạnh. Một số thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng có thể hỗ trợ giảm nguy cơ mắc ung thư.

Xem thêm