Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Sai lầm chết người trong xử trí khi bị chó cắn

Bị chó cắn không phải là điều hiếm gặp, tuy nhiên, việc xử lý sau khi bị cắn không phải ai cũng làm đúng.

Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Thái Nguyên cho biết, trong 4 tháng đầu năm 2015, trên địa bàn tỉnh có gần 4000 ca tiêm phòng dại (tăng 25% so với cùng kì năm ngoái). Đặc biệt, đã có 3 người tử vong, cao hơn năm 2014. Trong các ca tử vong, 2 người đã không đi tiêm phòng dại khi bị chó cắn. Bệnh dại vốn vô cùng nguy hiểm, đe doạ đến tính mạng nạn nhân. Tuy nhiên, nhiều người còn chưa biết cách sơ cứu đúng đắn khi bị chó cắn.

Những cách chữa trị chó cắn sai lầm

Không tiêm phòng

Tiêm phòng là cách tốt nhất để đối phó với bệnh dại, tuy nhiên, nhiều người chủ quan không tiêm, dẫn đến những hậu quả xấu. Theo báo cáo của Dự án khống chế và loại trừ bệnh dại - Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, mỗi năm cả nước có khoảng 300.000 người bị chó cắn, nhưng có đến 40% không đi tiêm phòng. 7 tháng đầu năm 2014 có 40 ca tử vong vì bệnh dại. Nguyên nhân là hầu hết các nạn nhân đều chủ quan bỏ qua việc phòng bệnh.

Chó là loài vật trung thành nhưng cũng rất có thể nổi nóng và tấn công con người

Nhờ thầy lang kiểm tra vi-rút dại

Tháng 3/2015, anh Phạm Văn T. (26 tuổi, xã Tiên Cảnh, huyện Tiên Phước, Quảng Nam) bị chó cắn. Anh đã không tiêm vắc-xin bệnh dại mà đến nhờ một thầy lang ở huyện Điện Bàn để kiểm tra xem con chó cắn mình có bị dại hay không. Khi được thầy lang 'chẩn đoán' là con chó không mắc bệnh, anh đã yên chí không chữa bệnh, vô tư làm việc bình thường. Đến ngày 4/5, anh T. lên cơn dại, biểu hiện lo lắng, mệt mỏi, sợ nước, sợ gió. Người nhà đưa đến bệnh viện điều trị nhưng nạn nhân đã tử vong sau đó 2 ngày.

Vết thương vốn dĩ không thể nói lên được con chó có mang bệnh hay không. Việc nhờ thầy lang kiểm tra là vô cùng sai lầm. Do đó, an toàn nhất là đến kiểm tra tiêm phòng ở Trung tâm Y tế dự phòng hoặc trạm y tế địa phương.

Tuyệt đối không trêu đùa con vật, dù một vết xước nhỏ do chúng gây nên cũng có thể dẫn đến bệnh dại

Chủ quan vì chó nhà

Tháng 1/2015, bà N.T.Đ. (68 tuổi, thôn Tứ Trung 1, xã Quế Lâm, huyện Nông Sơn, Quảng Nam) bị chó nhà cắn vào ngón chân. Tuy nhiên, do chủ quan là chó nhà, bà đã không đi tiêm phòng. Đến cuối tháng 2/2015,  bà lên cơn dại với các biểu hiện nhức đầu, lo lắng, sợ nước, sợ gió… Tuy được đưa đến viện điều trị nhưng bà đã tử vong.

Bệnh dại không chừa bất kì con chó nào, dù đó là chó nhà nuôi. Khi chúng đã mang vi-rút dại, vết cắn sẽ truyền bệnh và khiến người bị cắn tử vong nếu không được tiêm phòng kịp thời.

Cách xử lý đúng đắn khi bị chó cắn

Khi phát hiện có người bị chó cắn, cần nhanh chóng dùng các biện pháp để tách con chó ra khỏi nạn nhân, tránh gây thêm thương tích. Vết thương cần được rửa dưới vòi nước chảy nhẹ, tránh để tổn thương nặng thêm. Sau đó, rửa lại vết thương bằng xà phòng sát khuẩn hoặc dung dịch sát trùng. Nếu vết thương chảy máu, cứ để máu chảy chừng 10 phút đầu rồi mới băng lại. Với các vết thương sâu, trúng phải mạch máu lớn, cần cầm máu bằng ga-rô rồi nhanh chóng đưa bệnh nhân đi cấp cứu.

Sau khi bị chó cắn, cần sát trùng vết thương và đi tiêm phòng dại

Phải tiến hành tiêm phòng ngay nếu nạn nhân bị chó cắn là trẻ nhỏ, vết cắn sâu hoặc nằm ở các bộ phận nguy hiểm như đầu, mắt, đầu chi, cơ quan sinh dục… Ngoài ra, nếu trước đó con chó từng cắn người hoặc có biểu hiện lên cơn dại, con vật sống trong vùng dịch dại hoặc bạn không thể theo dõi được con vật cũng đều cần đi tiêm phòng.

Với các vết thương nhẹ, xa thần kinh trung ương (như cẳng chân), con vật không có biểu hiện dại, đã được tiêm phòng, sống trong khu vực không có bệnh dại, có thể chỉ cần theo dõi con vật trong vòng 10 ngày để xem xét khả năng tiêm phòng. Nếu con vật vẫn sống khoẻ mạnh thì không cần tiêm. Nhưng nếu nó bị mất tích, lên cơn dại hoặc bị giết trước 10 ngày thì việc chủng ngừa là vô cùng cần thiết.

Để phòng chống bệnh dại, các gia đình nuôi chó, mèo cần tiêm phòng đầy đủ cho vật nuôi, xích hoặc nhốt cẩn thận, ra đường mang rọ mõm. Mọi người, đặc biệt là trẻ em không nên đùa nghịch quá nhiều với vật nuôi, hạn chế khả năng bị chúng tấn công.

 
ThS. Nguyễn Kiên Cường - Y học Dự phòng - Viện Y học dự phòng Quân đội cho biết: Nếu sau khi bị chó cắn, con vật có biểu hiện ủ rũ, buồn bã, mệt mỏi, bỏ ăn cần đến ngay trung tâm y tế dự phòng của địa phương để được tư vấn và tiêm phòng vắc-xin ngừa dại và tiêm huyết thanh kháng dại. Con chó cần được nhốt và tiếp tục theo dõi, mời bác sĩ thú ý đánh giá khả năng mắc bệnh dại của con vật. Nếu con chó chết trong vòng 3-7 ngày tới, không loại trừ khả năng con vật chết do bệnh dại. Nếu con chó bị chết, cần tiêm vắc-xin phòng dại đầy đủ.
Thanh Nguyên - Theo Sức khỏe và Đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 25/04/2024

    Tập thể dục khi mang thai

    Duy trì thói quen tập thể dục thường xuyên trong suốt thai kỳ có thể giúp bạn khỏe mạnh và cảm thấy tốt nhất. Tập thể dục cũng có thể cải thiện tư thế của bạn và giảm một số khó chịu thường gặp như đau lưng và mệt mỏi. Một số bằng chứng cho thấy tập thể dục có thể ngăn ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ (bệnh tiểu đường phát triển trong thai kỳ), giảm căng thẳng và tăng cường sức chịu đựng cần thiết cho quá trình chuyển dạ và sinh nở.

  • 24/04/2024

    Ngủ không quá 5 giờ mỗi đêm khiến da chảy xệ và nhiều nếp nhăn gấp đôi

    Thiếu ngủ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây lão hoá da. Nghiên cứu cho thấy người ngủ không đủ giấc làm tăng gấp đôi nếp nhăn và sự chảy xệ da so với người có giấc ngủ chất lượng.

  • 24/04/2024

    Mẹo chăm sóc da dầu mùa Hè

    Nhiệt độ cao kết hợp với ánh nắng khiến tuyến bã nhờn trên da hoạt động mạnh mẽ, da đổ nhiều dầu và dễ nổi mụn. Một vài mẹo chăm sóc da dưới đây giúp bạn kiểm soát dầu nhờn trên da.

  • 24/04/2024

    Nỗi lo an toàn thực phẩm mùa nắng nóng

    Thời tiết nắng nóng càng làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Cùng với sự quản lý của cơ quan chức năng, người dân cần nâng cao ý thức trách nhiệm, bởi nếu xuê xoa với bất kỳ vi phạm an toàn thực phẩm dù là nhỏ cũng gây hậu quả khôn lường.

  • 24/04/2024

    Tránh ăn gì khi bị viêm kết mạc để nhanh khỏi?

    Tuy chế độ ăn không giúp chữa khỏi viêm kết mạc (đau mắt đỏ) nhưng việc hạn chế ăn một số loại thực phẩm, đồ uống có thể giúp giảm bớt các triệu chứng và thúc đẩy quá trình phục hồi nhanh hơn.

  • 24/04/2024

    Triệu chứng của ung thư buồng trứng

    Hiện nay, ngày càng nhiều phụ nữ bị mắc phải căn bệnh ung thư buồng trứng, vậy triệu chứng của bệnh là gì, hãy cũng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

  • 23/04/2024

    Các phương pháp giảm đau nửa đầu mạn tính

    Chứng đau nửa đầu mạn tính có thể phòng ngừa và được điều trị một cách triệt để. Hiện nay, có rất nhiều loại thuốc và cũng như các phương pháp điều trị thích hợp giúp làm giảm các cơn đau nửa đầu mạn tính.

  • 23/04/2024

    Căng thẳng quá mức gây suy giảm nhiều chất dinh dưỡng trong cơ thể

    Căng thẳng mạn tính và kéo dài không chỉ ảnh hưởng sức khoẻ tinh thần mà còn khiến cơ thể có nguy cơ cạn kiệt nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu, ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch và sự phục hồi thể chất.

Xem thêm