Triệu chứng của việc thiếu ngủ là những vấn đề với sự tập trung, thiếu hụt năng lượng và hay cáu giận – nghe có vẻ không quá nghiêm trọng nhưng những triệu chứng này chính là hồi chuông cảnh tỉnh cho cơ thể bạn. Một nghiên cứu mới đây được công bố tại “Hypertension” – một tạp chí y khoa của Hội liên hiệp tim mạch Mỹ đã chỉ ra rằng: Thiếu ngủ sẽ gây ra những chu trình không mong muốn trong cơ thể và sự trục trặc khi điều hòa môi trường bên trong cơ thể. Điều đó có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim!
Trong xã hội hiện tại, những cơ hội và yêu cầu của công việc đã khiến nhiều người phải làm việc nhiều hơn và muộn hơn, điều đó đã dẫn tới những ca làm việc ban ngày bình thường có xu hướng được bổ sung bởi các ca làm đêm. Mất ngủ dài ngày có thể ảnh hưởng đến chức năng tim mạch và những ảnh hưởng không mong muốn sẽ tiếp tục gia tăng khi thói quen ăn uống cũng như ngủ nghỉ bị thay đổi thường xuyên.
Các nhà nghiên cứu thấy rằng: cả hai nhóm đều gia tăng nguy cơ bị bệnh tim, nhưng nhóm 2 có nguy cơ cao hơn. Những người tham gia nghiên cứu ở nhóm 2 cũng bị giảm khả năng điều hòa của tim, nhịp tim nhanh vào ban đêm – điều kiện thuận lợi dẫn tới cao huyết áp. Sự kết hợp của thiếu ngủ và ngủ trễ giờ cũng có liên quan mật thiết với việc tăng bài tiếp norepinephrine, một hoocmon có tác dụng co tĩnh mạch, tăng huyết áp và giãn khí quản.
Ở con người nói riêng và động vật nói chung, tất cả các chu trình vật lý và hành vi, đặc biệt là thức – ngủ, theo nhịp sinh học bình thường được điều hòa bởi não bộ. Khi chế độ ngủ nghỉ bị thay đổi, không ăn khớp với nhịp sinh học mà não điều khiển, bệnh lý sẽ xảy ra.
Những ảnh hưởng này chắc chắn sẽ lớn hơn đối với những người làm ca đêm. Đây cũng là nhóm đối tượng chiếm 15-30% công nhân ở các nước công nghiệp.
Những nghiên cứu trước đây cũng đã có thấy việc phá vỡ thói quen ngủ nghỉ cũng có liên quan tới đái tháo đường và ung thư vú.
Tuy nhiên, ca làm việc thì khó có thể thay đổi, và càng không thể bắt những người làm việc ca đêm phải đổi ca hay thôi việc được, họ còn phải làm việc để kiếm sống.
Vậy, để làm giảm bớt những tác hại của việc làm ca đêm, các nhà khoa học khuyên bạn nên tuân theo một chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên và ngủ nhiều hơn nếu có thể.
Cà phê từ lâu đã trở thành thức uống quen thuộc của hàng triệu người mỗi sáng. Tuy nhiên, uống bao nhiêu là đủ để tốt cho sức khỏe và khi nào thì trở thành quá nhiều?
Khi nước kiềm ngày càng phổ biến, các tuyên bố xung quanh lợi ích sức khỏe và khả năng cải thiện sức khỏe tổng thể của nó cũng tăng theo. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải xem xét kỹ lưỡng những khẳng định này. Vì vậy, hãy cùng tìm hiểu và khám phá sự thật về nước kiềm và những lợi ích thật sự của nước kiềm.
Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.
Chế độ ăn uống lành mạnh không thể thiếu thực phẩm giàu creatine - hợp chất tự nhiên giúp cung cấp năng lượng cho cơ bắp, cải thiện hiệu suất tập luyện và sức khỏe não bộ.
Có rất nhiều loại bệnh võng mạc khác nhau. Những bệnh này có thể do gen di truyền từ cha mẹ hoặc từ tổn thương võng mạc tích lũy trong suốt cuộc đời. Một số loại bệnh võng mạc phổ biến hơn các bệnh khác.
Chuối là một trong những loại thực phẩm có lợi ích dinh dưỡng đáng kể. Vậy khi ăn chuối luộc có tác dụng gì?
Nhiễm ký sinh trùng có thể dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe như các triệu chứng về tiêu hóa không rõ nguyên nhân, ngứa, thiếu máu, đau cơ và khớp, ăn không thấy no,… Cùng tìm hiểu về 10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng qua bài viết sau đây!
Nước dừa có thành phần dinh dưỡng đặc biệt và nhiều lợi ích cho sức khỏe như cung cấp chất điện giải, giúp hạ huyết áp... Đây là lý do nước dừa ngày càng trở thành lựa chọn phổ biến của nhiều người.