Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Chăm sóc da, mắt, rốn ở trẻ sơ sinh

Chăm sóc da, mắt, rốn đúng cách cho trẻ sơ sinh không chỉ đem lại sự thoải mái cho trẻ mà còn giúp trẻ được sạch sẽ, giảm nguy cơ nhiễm khuẩn…

Giảm nguy cơ nhiễm khuẩn, ngăn ngừa các bệnh về da, tăng cường tuần hoàn da và giúp sự bài tiết da được dễ dàng hơn đem lại sự thoải mái cho trẻ.

Giảm nguy cơ các bệnh về mắt sau sinh.

Ngăn ngừa nhiễm khuẩn rốn.

Lợi ích

Đem lại sự thoải mái cho trẻ

Trẻ được sạch sẽ giảm nguy cơ nhiễm khuẩn

Những lưu ý khi chăm sóc da

Luôn giữ ấm không bị hạ nhiệt độ trong và sau khi tắm.

Tắm cho trẻ sau 24 giờ (trường hợp đặc biệt có thể tắm sau 6 giờ).

Đảm bảo an toàn cho trẻ.

Không tắm cho trẻ khi trẻ đang hạ thân nhiệt.

Một số vấn đề có thể xảy ra khi chăm sóc da, rốn cho trẻ

* Tổn thương da do nước quá nóng.

Phòng ngừa: Sử dụng nước ấm 37 – 380 C

* Trẻ bị hạ nhiệt độ

Phòng ngừa:

Nhiệt độ nước tắm 37 – 380 C

Phòng tắm kín, tránh gió lùa, nhiệt độ 28 – 300 C

Tắm từng phần, ủ ấm vùng chưa tắm

* Bỏng da vùng quanh rốn do sử dụng cồn iode.

Phòng ngừa: Không được sát trùng bằng cồn iode vùng da quanh rốn.

* Nhiễm trùng rốn: Vệ sinh rốn không đúng

Phòng ngừa: Vệ sinh rốn hàng ngày, đúng hướng dẫn.

Chuẩn bị

Địa điểm

Phòng tắm kín gió, mùa đông có máy sưởi hoặc điều hòa.

Nhiệt độ phòng 280C – 300

Dụng cụ

Chậu tắm (2 chiếc).

Khăn tắm, khăn khô, khăn lau người.

Áo, tã, bỉm, chăn có mũ.

Xà phòng tắm dành cho trẻ sơ sinh.

Nước sạch, nhiệt độ nước khoảng 370C­ – 380C

Bông, gạc, cồn Iode 1%.

Nước muối sinh lý 9‰.

Các bước tiến hành

Rửa tay

Đỡ trẻ lên xoa nhẹ toàn thân, tạo thoải mái cho trẻ.

Rửa mặt

Lau mắt: Dùng khăn sạch và ấm lau từ cầu giữa của mũi lau ra phía ngoài mắt. Nếu một mắt trẻ bị đau thì lau mắt sạch trước lau mắt đau sau, không sử dụng một vị trí khăn lau 2 mắt

Lau phần còn lại của mặt trẻ bằng khăn mềm.

Vệ sinh bên ngoài vành tai.

Tắm thân

Cởi quần áo trẻ

Tay trái đỡ lưng, gáy và đầu trẻ, tay phải đỡ mông trẻ từ từ đặt trẻ vào chậu tắm.

Tay phải xoa nhẹ nhàng từ trên xuống dưới chú ý các nếp gấp cổ, nách, khuỷu tay, bàn tay, bàn chân. Lau rửa bộ phận sinh dục đặc biệt với trẻ gái.

Tay phải đỡ đầu cổ và ngực, tay trái kỳ cọ và xoa phần lưng mông.

Tráng người ở chậu nước tráng.

Lau khô, mặc áo, ủ chăn ấm cho trẻ.

Gội đầu:

Thay nước tắm.

Cho một chút xà phòng, xoa đầu trẻ nhẹ nhàng, tráng sạch rồi lau khô

Chăm sóc rốn.

Tháo kẹp rốn sau 48h.

Một tay dùng gạc vô trùng nâng cuống rốn.

Quan sát cuống rốn (chân, mặt cắt, dây rốn) và vùng da xung quanh.

Rốn tươi: Chấm cồn iode 1% từ mặt cắt của rốn xuống thân rốn, chân rốn.

Rốn khô: Chấm cồn iode 1% từ chân rốn lên thân rốn.

Sát trùng da xung quanh rốn từ trong ra ngoài, rộng khoảng 5cm bằng bông cồn 70o. Chú ý nhẹ nhàng với bệnh nhân đẻ non tránh gây tổn thương da.

Trong ngày đầu rốn còn tươi, có thể băng bằng gạc vô khuẩn. Những ngày sau rốn có thể để hở. Không rắc bất cứ một loại thuốc gì vào chân rốn.

Theo dõi trẻ sau khi chăm sóc da, rốn, mắt

Theo dõi toàn trạng, tím tái, cơn ngừng thở.

Theo dõi thân nhiệt: ủ ấm cho trẻ sau khi tắm, cặp nhiệt độ cho trẻ nếu thấy cần.

Theo dõi nhiễm trùng rốn: đỏ vùng da xung quanh rốn, chân rốn rỉ dịch vàng có mùi hôi, mủ cần đưa đến cơ sở y tế khám và điều trị.

Nếu mắt trẻ có nhiều dỉ, hoặc chảy nước mắt liên tục cần đưa đến cơ sơ sở y tế khám vì trẻ sơ sinh có thể viêm mắt hoặc tắc tuyến lệ sau sinh.

Theo Bệnh viện Nhi Trung Ương
Bình luận
Tin mới
  • 03/04/2025

    Đẻ mắc vai hay dấu hiệu “con rùa” trong sản khoa

    Đẻ mắc vai hay còn gọi là dấu hiệu “con rùa” - là tình trạng xảy ra khi một hoặc cả hai vai của em bé bị kẹt trong quá trình sinh thường. Không có dấu hiệu báo trước và không có cách nào để ngăn ngừa tình trạng này xảy ra. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể bao gồm việc em bé quá lớn, xương chậu của mẹ nhỏ hoặc đỡ đẻ sai tư thế. Tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng bao gồm cả chấn thương thần kinh cho em bé. Cùng đọc bài viết sau để hiểu thêm về tình trạng này!

  • 02/04/2025

    Nâng cao tầm vóc Việt

    Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế

  • 01/04/2025

    Tăng cường miễn dịch cho trẻ mùa xuân

    Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.

  • 01/04/2025

    Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ: Hiểu đúng và đồng hành cùng người tự kỷ

    Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).

  • 31/03/2025

    Chăm sóc da cho bé vào mùa xuân: Mẹo nhỏ cho mẹ

    Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.

  • 30/03/2025

    Những thay đổi về làn da tuổi mãn kinh

    Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?

  • 30/03/2025

    Người cao tuổi và bệnh giao mùa

    Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.

  • 29/03/2025

    Đi bộ nhanh mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong

    Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.

Xem thêm