Tiêu chảy, sút cân không rõ nguyên nhân, đau bụng… có vẻ như đây là các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích? Có thể. Tuy nhiên các triệu chứng này cũng thường xuất hiện ở những căn bệnh khác như bệnh Celiac, bệnh Crohn, viêm loét đại tràng, cường giáp hay thậm chí ung thư đại tràng.
Dưới đây là danh sách những bệnh thường hay bị chản đoán nhầm
Chẩn đoán: Trầm cảm
Thực tế: Bệnh ngưng thở lúc ngủ
Bất kỳ ai đã từng thức trắng đêm đều nhận thấy một điều rằng tình trạng thiếu ngủ sẽ khiến bạn vô cùng mệt mỏi vào ngày hôm sau. Tuy nhiên với những người mắc chứng ngưng thở lúc ngủ - những người hầu như chưa bao giờ có được một đêm ngon giấc – thì tâm trạng tồi tệ vào ngày hôm sau có thể rất giống với các triệu chứng của bệnh trầm cảm. Trên thực tế, một nghiên cứu đã chứng minh rằng khoảng 73% bệnh nhân mắc chứng ngưng thở đều xuất hiện những triệu chứng tương tự trầm cảm – bao gồm suy nghĩ muốn tự làm hại bản thân và ý muốn tự tử. Tuy nhiên, khi những bệnh nhân trong nghiên cứu được điều trị chứng ngưng thở lúc ngủ thì một số đã không còn tâm trạng buồn rầu, ủ rũ.
Các triệu chứng của trầm cảm – chủ yếu là cảm giác buồn bã, vô vọng, thiếu năng lượng và lo lắng – phổ biến đến nỗi mà một số căn bệnh khác cũng dễ bị nhầm lẫn với chứng trầm cảm như bệnh tuyến giáp, rối loạn lưỡng cực, thiếu vitamin D và hạ đường huyết.
Chẩn đoán: Hội chứng ruột kích thích
Thực tế: Bệnh Celiac
Nhiều người cho rằng chẩn đoán bệnh Celiac có vẻ khá đơn giản – bởi việc ăn những thực phẩm chứa gluten như bánh mỳ có thể kích thích khởi phát các triệu chứng. Tuy nhiên, Celiac là một căn bệnh rất khó nắm bắt và thường phải mất một thời gian dài để có thể chẩn đoán chính xác được. Một phần của vấn đề: Các triệu chứng của căn bệnh này lại khá giống với các bệnh về tiêu hóa khác. Ngoài ra, do không có một xét nghiệm đặc hiệu nào đối với hội chứng ruột kích thích (IBS) nên các bác sỹ thường chẩn đoán nhầm bệnh Celiac với IBS. The National Foundation for Celiac Awareness ước tính rằng khoảng 83% người Mỹ mắc bệnh Celiac đều không được chẩn đoán, hoặc chẩn đoán nhầm với các bệnh khác.
Chẩn đoán: Đau nửa đầu migraine
Thực tế: Đột quỵ
Theo Hiệp hội tim mạch Hoa Kỳ, nếu bạn là đối tượng dưới 50 tuổi, phải nhập viện trong tình trạng chân tay tê cứng, khó nói, nhìn mờ, các bác sỹ sẽ dễ dàng chẩn đoán rằng bạn đang bị đau nửa đầu, chóng mặt hay thậm chí ngộ độc rượu. Khi các nhà khoa học xem xét các số liệu trên bệnh nhân đột quỵ từ 16 – 50 tuổi, 14% bệnh nhân đã được gửi trả về nhà bởi bác sỹ cho rằng họ chỉ bị mắc chứng đau nửa đầu hay quá say rượu. Do vậy, những bệnh nhân này đã không được nhận điều trị phù hợp chỉ vì chẩn đoán sai. Vấn đề nằm ở chỗ, hầu như các bác sỹ đều cho rằng các bệnh nhân dưới 45 tuổi hiếm khi xảy ra đột quỵ.
Chẩn đoán: Viêm khớp dạng thấp
Thực tế: Hội chứng đau cơ xơ hóa
Theo Trung tâm kiểm soát và phòng chống dịch bệnh Hoa Kỳ CDC, khoảng 52.5 triệu người Mỹ đã từng được chẩn đoán mắc chứng viêm khớp. Tuy nhiên, các triệu chứng như sưng đau các khớp cũng hay gặp phải với những bệnh nhân mắc chứng đau cơ xơ hóa, một căn bệnh đặc trưng bởi tình trạng đau mạn tính trong cơ, dây chằng, gân và các tổ chức phần mềm của cơ thể. Đau cơ xơ hóa cũng thường đi kèm với nhức đầu, buồn ngủ và rối loạn tiêu hóa.
Do vậy lời khuyên của CDC là nếu các cơn đau có xu hướng di chuyển từ vị trí này sang vị trí khác trên cơ thể ít nhất trong 3 tháng và không thể giải thích bằng nguyên nhân nào khác, hãy cân nhắc tới khả năng mắc chứng đau cơ xơ hóa và yêu cầu bác sỹ kiểm tra lại.
Chẩn đoán: Đa xơ cứng
Thực tế: Bệnh Lyme
Mệt mỏi, đau đầu, đau cơ khớp là những triệu chứng cùng xuất hiện trong cả hai bệnh đa xơ cứng và bệnh Lyme. Một số triệu chứng khác của bệnh Lyme cũng tương tự như trong một số bệnh khác (như đau cơ xơ hóa và cúm). Trong một nghiên cứu, 76% phụ nữ mắc bệnh Lyme đều xuất hiện những triệu chứng dễ gây nhầm lẫn với một số bệnh khác. Do trong hầu hết trường hợp, bác sỹ thường chẩn đoán bệnh đa xơ cứng cũng như bệnh Lyme bằng phương pháp loại trừ dần những căn bệnh khác nên việc nhầm lẫn giữa hai căn bệnh này cũng không quá ngạc nhiên.
Nhiễm ký sinh trùng có thể dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe như các triệu chứng về tiêu hóa không rõ nguyên nhân, ngứa, thiếu máu, đau cơ và khớp, ăn không thấy no,… Cùng tìm hiểu về 10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng qua bài viết sau đây!
Nước dừa có thành phần dinh dưỡng đặc biệt và nhiều lợi ích cho sức khỏe như cung cấp chất điện giải, giúp hạ huyết áp... Đây là lý do nước dừa ngày càng trở thành lựa chọn phổ biến của nhiều người.
Dù là trà đen, trà xanh, trà trắng hay trà ô long, trà nóng hay trà đá đều có nguồn gốc từ cây trà, Camellia sinensis. Nhưng trà thảo mộc thì khác. Trà thảo mộc bắt nguồn từ việc ngâm nhiều loại hoa, lá hoặc gia vị trong nước nóng. Hầu hết các loại trà này đều không có caffeine. Bạn có thể bắt đầu bằng những túi trà làm sẵn hoặc ngâm các nguyên liệu rời và sau đó lọc bỏ bã.
Nhiều người thực hiện thải độc cơ thể theo hướng dẫn truyền miệng và trên các nền tảng xã hội... và hiện nay đang dấy lên trào lưu thải độc bằng nước cốt chanh. Vậy sự thật về phương pháp thải độc này như thế nào?
Dầu dừa là một chất dưỡng ẩm tự nhiên. Nhiều người bị chàm nhận thấy dầu dừa có tác dụng làm dịu da và giảm các triệu chứng như khô và ngứa.
Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.
Mật ong với nghệ có thể được dùng cùng nhau trong chế độ ăn hằng ngày và thực phẩm bổ sung, vậy tác dụng của chúng có mạnh hơn khi kết hợp?
Du lịch là dịp để khám phá thiên nhiên, trải nghiệm văn hóa và tận hưởng những khoảnh khắc thư giãn. Tuy nhiên, bên cạnh những điều thú vị, các chuyến đi đôi khi cũng tiềm ẩn những rủi ro nhỏ nhưng phiền toái, chẳng hạn như những vết thương do côn trùng cắn