Magne đặc biệt quan trọng với sức khỏe của phụ nữ.
Nhu cầu magne với phụ nữ
Magne (hay magie) là chất xúc tác cho hơn 300 enzyme đảm nhiệm các chức năng quan trọng của cơ thể, từ tổng hợp năng lượng, chức năng cơ bắp và thần kinh, quá trình tạo xương, kiểm soát huyết áp… Tuy nhiên, cơ thể không thể tự tổng hợp magne mà cần bổ sung qua chế độ ăn uống.
Theo khuyến nghị của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, nhu cầu magne hàng ngày của nữ giới tuổi từ 20-69 là 270-290 mg/ngày. Nhu cầu có thể tăng cao trong giai đoạn mang thai.
Khi cơ thể thiếu hụt magne, chị em có biểu hiện mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, nôn mửa, yếu cơ bắp. Tình trạng thiếu magne nghiêm trọng còn có thể gây rối loạn nhịp tim, chuột rút, tê bì chân tay, co giật.
Người bệnh đái tháo đường type 2, người cao tuổi, nghiện rượu bia, người mắc bệnh lý đường tiêu hóa có nguy cơ thiếu magne cao hơn cả. Trong trường hợp này, bạn nên đi khám, làm các xét nghiệm cần thiết và bổ sung magne theo chỉ định của bác sĩ.
Để cung cấp đủ magne cho cơ thể, bạn nên bổ sung những nguồn thực phẩm giàu magne vào chế độ ăn hàng ngày gồm: Hạt hạnh nhân, rau cải bó xôi, yến mạch, đậu đen, bơ lạc, khoai tây, gạo lứt, sữa chua ít béo không đường, chuối, cá hồi, bánh mì nguyên cám, ức gà, quả bơ…
Magne đem lại nhiều lợi ích với sức khỏe phái đẹp
Bảo vệ xương chắc khỏe
Magne có mối liên hệ mật thiết với sức khỏe xương ở phụ nữ sau mãn kinh.
Khoảng 60% lượng magne trong cơ thể tập trung ở xương, tạo điều kiện cho quá trình khoáng hóa, tạo xương. Cung cấp đủ magne cho cơ thể giúp chị em phòng ngừa tình trạng loãng xương.
Hình thành cơ bắp
Magne tham gia vào quá trình tổng hợp protein, giúp tạo nên cơ bắp. Sau tuổi ngoài 30, cứ 10 năm thì cơ thể phụ nữ mất đi từ 3-5% khối lượng cơ bắp. Vì vậy, chị em nên kịp thời bổ sung magne cho cơ thể, kết hợp chế độ ăn đầy đủ protein và tập luyện đều đặn.
Giảm nhẹ triệu chứng tiền kinh nguyệt
Nghiên cứu cho thấy, phụ nữ mắc hội chứng tiền kinh nguyệt với những biểu hiện như đau bụng kinh, tâm trạng thay đổi thất thường… có nồng độ magne trong máu thấp hơn người không gặp vấn đề trong kỳ kinh.
Bổ sung khoảng 150-300mg magne mỗi ngày có thể giúp chị em cải thiện tình trạng này. Nguyên nhân là magne có thể giúp giảm nồng độ prostaglandin – các chất hóa học tạo ra cảm giác đau và triệu chứng tiền kinh nguyệt.
Giảm stress
Magne có khả năng điều hòa hormone căng thẳng cortisol và các chất dẫn truyền thần kinh trong não. Nếu thiếu magne, thần kinh dễ bị kích thích, gây ra căng thẳng và lo âu. Bổ sung đầy đủ magne cho cơ thể giúp chị em ứng phó với các tình huống stress trong cuộc sống tốt hơn.
Ngăn ngừa đau nửa đầu
Bổ sung magne ở dạng magne oxide thường được dùng để hỗ trợ cải thiện đau nửa đầu.
Nghiên cứu phát hiện ra mối liên hệ giữa cơn đau nửa đầu và nồng độ magne trong máu thấp. Cơ thể thiếu magne khiến các mạch máu não bị co lại, tạo ra tiền đề cho cơn đau đầu. Bổ sung viên uống magne liều lượng 600mg/ngày có thể giảm tần suất đau nửa đầu tới 42%.
Thư giãn cơ bắp
Tắm muối Epsom là liệu pháp giảm đau nhức cơ bắp được nhiều người ưa chuộng. Trong muối Epsom chứa nhiều magne giúp cơ bắp thư giãn. Ngoài ra, khi bổ sung magne vào chế độ ăn hoặc thực phẩm chức năng cũng giúp bạn làm dịu tình trạng cơ bắp căng thẳng sau khi tập luyện, vận động.
Cải thiện huyết áp
Magne giúp duy trì độ đàn hồi của thành mạch máu, từ đó hỗ trợ điều hòa huyết áp. Sau thời kỳ mãn kinh, nguy cơ mắc tăng huyết áp và các bệnh lý tim mạch khác ở phụ nữ tăng đáng kể.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 6 lợi ích sức khỏe khi bổ sung magne oxide.
Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế
Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.
Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).
Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.
Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?
Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.
Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.
Các vấn đề dạ dày khi chạy bộ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây khó chịu cho người chạy. Bạn có thể gặp tình trạng co thắt, đau bụng dẫn đến tiêu chảy trong khi chạy.