Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

6 "kẻ thù thầm lặng" đang hủy hoại thận của bạn mỗi ngày

Thận là cơ quan quan trọng nhưng thường bị bỏ quên trong chế độ chăm sóc sức khỏe hàng ngày. Bài viết này sẽ giúp bạn nhận biết những thực phẩm có thể gây hại cho thận, từ đó có những lựa chọn thông minh hơn trong chế độ ăn uống để bảo vệ sức khỏe thận lâu dài.

Bạn thường xuyên được nghe những lời khuyên về cách giữ gìn trái tim khỏe mạnh, nhưng chăm sóc thận lại không phải là điều bạn thường nghe bác sĩ nói. Tầm quan trọng của cơ quan này thường bị bỏ qua. Thận giúp duy trì sức khỏe toàn diện của cơ thể bằng cách lọc các chất độc và chất lỏng dư thừa trong máu. Ngoài ra, thận còn tiết ra hormone erythropoietin (EPO), giúp kích thích tủy xương sản xuất hồng cầu, tham gia vào việc chuyển hóa vitamin D thành dạng hoạt động của nó (calcitriol), giúp cơ thể hấp thụ canxi từ thức ăn và duy trì sức khỏe của xương. Nếu chức năng thận suy giảm, các chất thải độc hại sẽ tích tụ trong cơ thể, gây ảnh hưởng đến các cơ quan khác.

Tổn thương thận thường không thể phục hồi, vì vậy những người không chăm sóc thận có thể đối mặt với những rủi ro sức khỏe đáng kể, dẫn đến phải lọc máu hoặc thậm chí cấy ghép thận. Để tránh những thay đổi lối sống cực đoan này, bạn nên hiểu rõ những thực phẩm nào có hại cho thận và cần giảm thiểu hoặc loại bỏ chúng khỏi chế độ ăn uống của mình.

1. Muối

Bạn có biết? Lượng muối dư thừa trong cơ thể có thể gây ra tăng huyết áp, từ đó tạo áp lực lên thận của bạn. Theo giám sát mức tiêu thụ natri trong cộng đồng năm 2015 và năm 2021, do Bộ Y tế và WHO tiến hành điều tra quốc gia, sau 5 năm, mức độ tiêu thụ natri của người dân Việt Nam giảm từ 3.760 mg/người/ngày xuống 3.360 mg/người/ngày (tương ứng với 9,4 g và 8,4 g muối). Tuy nhiên, mức này vẫn cao hơn nhiều so với mức tối đa 2.300 mg là nhu cầu khuyến nghị dành cho người Việt Nam.

Người Việt Nam có thói quen tiêu thụ nhiều  các loại gia vị nhiều muối như bột canh, nước mắm, nước tương, mì chính. Thức ăn nhanh, thức ăn chế biến sẵn là những nguồn thực phẩm chứa nhiều muối và natri, cụ thể:

  • Các loại thực phẩm đóng hộp (pate, thịt hộp, cá hộp…)
  • Các loại thịt chế biến sẵn như thịt nguội, xúc xích
  • Pizza đông lạnh
  • Đồ ăn vặt như khoai tây chiên, bánh quy mặn
  • Các loại gia vị pha sẵn như sốt BBQ, sốt pha sẵn
  • Nước sốt salad
  • Thực phẩm ngâm chua như dưa muối, cà muối

Hãy nhớ rằng, việc kiểm soát lượng muối trong chế độ ăn uống không chỉ giúp bảo vệ thận mà còn tốt cho sức khỏe tổng thể của bạn.

Đọc thêm tại bài viết: Bị suy thận nước tiểu sẽ có màu gì?

2. Đường

Bạn không cần phải là người mê đồ ngọt mới tiêu thụ nhiều đường. Sự thật là đường có mặt trong hầu hết các loại thực phẩm, từ tự nhiên đến chế biến, vì vậy việc nhận biết sự hiện diện âm thầm nhưng phổ biến của đường là điều cực kỳ quan trọng. Trái cây chứa đường tự nhiên, đồng thời cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Đây là nguồn đường tốt cho sức khỏe. Mặt khác, thực phẩm có đường thêm vào thường nghèo nàn về giá trị dinh dưỡng. Đây mới là thủ phạm chính gây hại cho sức khỏe của bạn.

Các loại bánh ngọt, bánh mì, đồ ăn vặt là những loại thực phẩm chứa nhiều đường mà có thể bạn không ngờ tới. Vậy nên hãy đọc kỹ nhãn dinh dưỡng và chú ý đến lượng đường trong thực phẩm bạn tiêu thụ hàng ngày. Việc này không chỉ giúp bảo vệ răng miệng mà còn góp phần quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể, bao gồm cả sức khỏe thận.

3. Nước ngọt có ga

Một nghiên cứu gần đây cho thấy việc tiêu thụ hai lon hoặc nhiều hơn đồ uống có ga mỗi ngày, dù là loại thông thường hay không đường, ít calo, có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh thận mạn tính. Cả đồ uống có ga và nước uống tăng lực đều có nguy cơ dẫn đến hình thành sỏi thận.

4. Thịt và các sản phẩm từ sữa

Chế độ ăn giàu protein động vật từ thịt và các sản phẩm từ sữa có thể gây tổn thương thận do khó chuyển hóa. Điều này tạo gánh nặng lớn cho thận, khiến việc loại bỏ chất thải trở nên khó khăn. Chế độ ăn giàu protein có thể gây ra hoặc làm trầm trọng thêm các vấn đề thận hiện có. Ngoài ra, các nghiên cứu chỉ ra nhiều lợi ích sức khỏe khi chuyển từ chế độ ăn dựa trên động vật sang chế độ ăn dựa trên thực vật. Thực phẩm thực vật đa sắc màu là nguồn dinh dưỡng dồi dào và có thể ngăn ngừa bệnh mạn tính.

5. Caffeine

Caffeine có trong cà phê, trà, nước ngọt và thực phẩm cũng có thể gây áp lực lên thận. Caffeine là chất kích thích, có thể làm tăng lưu lượng máu, huyết áp và gây căng thẳng cho thận. Việc tiêu thụ caffeine quá mức cũng đã được chứng minh là làm tăng nguy cơ mắc sỏi thận.

Đọc thêm tại bài viết: Bệnh thận và nhiễm trùng huyết

6. Thực phẩm biến đổi gen (GMO)

Tác hại của thực phẩm biến đổi gen (GMO) lên thận vẫn đang là chủ đề gây tranh cãi trong giới khoa học. Một số nghiên cứu trên động vật cho thấy tiềm năng ảnh hưởng tiêu cực, bao gồm thay đổi cấu trúc tế bào thận, rối loạn chức năng lọc, dấu hiệu viêm ở thận. Tuy nhiên, các nghiên cứu này chủ yếu được thực hiện trên động vật và cần thêm bằng chứng để xác nhận tác động trên người. Các cơ quan quản lý như FDA và EFSA vẫn khẳng định thực phẩm GMO được phê duyệt là an toàn. Dù vậy, để thận trọng, bạn nên cân nhắc đa dạng hóa nguồn thực phẩm và tham khảo ý kiến bác sĩ nếu có lo ngại về sức khỏe thận liên quan đến việc tiêu thụ thực phẩm GMO.

Tóm lại, xây dựng một chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh và hạn chế những loại thực phẩm nêu trên, đồng thời duy trì lối sống lành mạnh như uống đủ nước, tập thể dục đều đặn và kiểm tra sức khỏe định kỳ đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe thận. 

Hoàng Hà Linh - Viện Y học ứng dụng Việt Nam -
Bình luận
Tin mới
  • 05/07/2025

    Uống bao nhiêu cà phê là quá nhiều?

    Cà phê từ lâu đã trở thành thức uống quen thuộc của hàng triệu người mỗi sáng. Tuy nhiên, uống bao nhiêu là đủ để tốt cho sức khỏe và khi nào thì trở thành quá nhiều?

  • 05/07/2025

    Những câu hỏi thường gặp về nước kiềm

    Khi nước kiềm ngày càng phổ biến, các tuyên bố xung quanh lợi ích sức khỏe và khả năng cải thiện sức khỏe tổng thể của nó cũng tăng theo. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải xem xét kỹ lưỡng những khẳng định này. Vì vậy, hãy cùng tìm hiểu và khám phá sự thật về nước kiềm và những lợi ích thật sự của nước kiềm.

  • 05/07/2025

    Vai trò của chất béo trong chế độ ăn lành mạnh

    Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.

  • 04/07/2025

    Bổ sung creatine đúng cách để cải thiện sức khỏe

    Chế độ ăn uống lành mạnh không thể thiếu thực phẩm giàu creatine - hợp chất tự nhiên giúp cung cấp năng lượng cho cơ bắp, cải thiện hiệu suất tập luyện và sức khỏe não bộ.

  • 04/07/2025

    Tìm hiểu về các loại bệnh võng mạc

    Có rất nhiều loại bệnh võng mạc khác nhau. Những bệnh này có thể do gen di truyền từ cha mẹ hoặc từ tổn thương võng mạc tích lũy trong suốt cuộc đời. Một số loại bệnh võng mạc phổ biến hơn các bệnh khác.

  • 03/07/2025

    5 lợi ích tiềm năng khi ăn chuối luộc

    Chuối là một trong những loại thực phẩm có lợi ích dinh dưỡng đáng kể. Vậy khi ăn chuối luộc có tác dụng gì?

  • 03/07/2025

    10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng

    Nhiễm ký sinh trùng có thể dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe như các triệu chứng về tiêu hóa không rõ nguyên nhân, ngứa, thiếu máu, đau cơ và khớp, ăn không thấy no,… Cùng tìm hiểu về 10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng qua bài viết sau đây!

  • 02/07/2025

    Lý do nước dừa là thức uống tự nhiên kỳ diệu

    Nước dừa có thành phần dinh dưỡng đặc biệt và nhiều lợi ích cho sức khỏe như cung cấp chất điện giải, giúp hạ huyết áp... Đây là lý do nước dừa ngày càng trở thành lựa chọn phổ biến của nhiều người.

Xem thêm