Nồng độ creatinin tăng cao có thể báo hiệu rối loạn chức năng thận.
Chỉ số creatinine bao nhiêu là suy thận?
Creatinine là sản phẩm của sự thoái hóa creatin trong các cơ và được lọc qua cầu thận. Nếu không được cơ thể nhanh chóng tái hấp thu ở ống thận, creatinine đọng lại và phản ánh chức năng lọc của thận.
Mức độ creatinine trong cơ thể thường phụ thuộc vào khối lượng cơ, giới tính, tuổi tác và các yếu tố sức khỏe khác. Nếu chỉ số creatinine máu cao, điều đó có nghĩa là thận hoạt động không tốt và nguy cơ suy thận rất cao.
Từ kết quả xét nghiệm chỉ số creatinine, có thể phân loại theo từng giai đoạn bệnh suy thận như sau:
Chỉ số creatinine dưới 130mmol/l => suy thận độ I.
Chỉ số creatinine 130 – 299mmol/L => suy thận độ II.
Chỉ số creatinine 300 – 499mmol/L => suy thận độ IIIa.
Chỉ số creatinine 500 – 899mmol/L => suy thận độ IIIb.
Chỉ số creatinine trên 900mmol => suy thận độ IV.
Làm sao để giảm creatinine trong máu?
Thói quen ăn uống, sinh hoạt lành mạnh giúp kiểm soát chỉ số creatinine và bảo vệ chức năng thận.
Một số phương pháp dưới đây giúp ngăn ngừa sự gia tăng nồng độ creatinine:
- Tập thể dục thường xuyên, vừa sức: Người bệnh nên thường xuyên tập thể dục bằng các bài tập như yoga, chạy, đi bộ, thể dục nhịp điệu, đạp xe trong nhà... để kiểm soát nồng độ creatinine ở mức cho phép.
- Uống đủ nước: Người bệnh nên uống nước đầy đủ, theo khuyến cáo của bác sĩ để cung cấp lượng dịch vừa đủ cho cơ thể. Thiếu nước làm giảm lượng nước tiểu, khiến creatinine không được thải ra ngoài. Ngược lại, nếu tiêu thụ quá nhiều nước sẽ làm tăng áp lực lên thận.
- Chế độ ăn bổ sung protein hợp lý: Người suy thận nên hạn chế ăn các loại thực phẩm như thịt chó, hải sản; Kiểm soát lượng protein từ động vật hấp thụ vào cơ thể, không ăn quá nhiều vì sẽ làm tăng gánh nặng cho thận.
- Bổ sung nhiều chất xơ: Chất xơ giúp giảm mức creatinine trong cơ thể bằng cách hỗ trợ thải độc. Người bệnh nên ăn những thực phẩm giàu chất xơ như trái cây, rau, cây họ đậu và các loại ngũ cốc.
Giải pháp hỗ trợ cải thiện suy thận nhờ thảo dược
Để cải thiện tình trạng suy thận, nhiều người có xu hướng lựa chọn sản phẩm thảo dược. Tiêu biểu là thực phẩm bảo vệ sức khỏe chứa thành phần chính dành dành.
Dành dành là thảo dược đã được nghiên cứu có tác dụng hỗ trợ chống xơ hóa thận và giảm tổn thương thận thông qua cơ chế giảm đường huyết, giảm stress oxy hóa.
Sản phẩm còn chứa nhiều thành phần khác như đan sâm, hoàng kỳ, linh chi đỏ,... giúp bổ thận, lợi tiểu; Hỗ trợ giảm biểu hiện phù thũng, rối loạn tiểu tiện, tiểu khó, tiểu rắt, vô niệu do thận kém.
Theo khảo sát của Tạp chí Kinh tế Việt Nam năm 2021, tỷ lệ người dùng hài lòng về sản phẩm chứa thành phần chính là dành dành lên đến 92,9%.
Bên cạnh việc thực hiện chế độ ăn uống, tập luyện lành mạnh, sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, người bệnh suy thận nên kết hợp sử dụng sản phẩm chứa thành phần chính là dành dành giúp kiểm soát các triệu chứng và biến chứng suy thận, ngăn nguy cơ phải chạy thận.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Suy thận độ 1 creatinin là bao nhiêu?
Nếu không được xử trí kịp thời, hạ đường huyết có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Tuy nhiên, chế độ ăn uống khoa học hoàn toàn có thể hỗ trợ phòng và điều trị hạ đường huyết hiệu quả.
Một trong những câu hỏi phổ biến nhất mà các bậc cha mẹ đặt ra trong những năm đầu nuôi con là: "Con tôi nên uống loại sữa nào và vào thời điểm nào?". Từ giai đoạn sơ sinh đến khi cai sữa và chuyển sang chế độ ăn thông thường, vai trò của sữa trong chế độ dinh dưỡng của trẻ thay đổi đáng kể theo từng giai đoạn phát triển.
Chức năng tuyến giáp có liên quan chặt chẽ với dinh dưỡng thông qua chế độ ăn uống. Các vi chất dinh dưỡng như i-ốt, selen, sắt, kẽm, đồng, magiê, vitamin A và vitamin B12 ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp và điều hòa hormon tuyến giáp trong suốt cuộc đời. Do vậy, những thay đổi trong chế độ ăn uống có thể làm thay đổi hệ vi khuẩn đường ruột, thiếu hụt vi chất dinh dưỡng, dẫn đến những thay đổi trong chức năng tuyến giáp.
Mùa hè năm nay được dự báo nắng nóng gay gắt nên thực phẩm giải nhiệt, bảo vệ sức khỏe càng được người dân ưu tiên lựa chọn. Tuy nhiên, người dân cần nhận thức đúng để đưa ra lựa chọn chính xác
Dứa là loại trái cây nhiệt đới có hương vị thơm ngon được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, đôi khi việc tiêu thụ dứa với một số loại thực phẩm lại không có lợi cho sức khỏe.
Đầu bạn đang đau nhức, bạn bị ngạt mũi, chảy nước mũi, hắt hơi, khó thở, rồi khứu giác và vị giác cũng rối loạn. Đây là những dấu hiệu phổ biến của cảm cúm, dị ứng thời tiết, viêm xoang. Một số thực phẩm có thể giúp bạn giảm các triệu chứng này !
Sữa giả không chỉ đơn giản là không có giá trị dinh dưỡng mà nó còn có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe người dùng, đặc biệt là phụ nữ mang thai cần được chăm sóc dinh dưỡng và đảm bảo an toàn sức khỏe.
Đối với người mắc bệnh lao vú, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng để tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ quá trình điều trị và phục hồi sức khỏe.