Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Tìm hiểu về tuyến thượng thận

Tuyến thượng thận là một phần của hệ thống nội tiết - một tập hợp các tuyến sản xuất hormone. Do đó, các rối loạn gây ảnh hưởng đến tuyến thượng thận cũng có thể gây ảnh hưởng rộng rãi đến sức khỏe của bạn. Nếu bạn nghi ngờ mình bị rối loạn tuyến thượng thận, hãy đến gặp bác sĩ.

Tuyến thượng thận

Hai tuyến thượng thận nằm trên mỗi quả thận của bạn. Mặc dù có kích thước nhỏ nhưng tuyến thượng thận chịu trách nhiệm thực hiện nhiều chức năng liên quan đến hormone trong cơ thể bạn.

Tuyến thượng thận là một phần của hệ thống nội tiết - một tập hợp các tuyến sản xuất hormone. Do đó, các rối loạn gây ảnh hưởng đến tuyến thượng thận cũng có thể gây ảnh hưởng rộng rãi đến sức khỏe của bạn. Nếu bạn nghi ngờ mình bị rối loạn tuyến thượng thận, hãy đến gặp bác sĩ.

Tuyến thượng thận có chức năng gì?

Tuyến thượng thận có hình dạng là một hình tam giác ở đầu mỗi quả thận. Mỗi tuyến thượng thận có vỏ thượng thận bên ngoài. Nó chịu trách nhiệm sản xuất một số hormone steroid nhất định, bao gồm aldosterone và cortisol. Mỗi tuyến cũng chứa một tủy thượng thận bên trong, có chức năng sản sinh ra một số hormone khác bao gồm adrenaline và noradrenaline.

Aldosterone giúp kiểm soát huyết áp bằng cách kiểm soát sự cân bằng kali và natri trong cơ thể. Cortisol hoạt động kết hợp với adrenaline và noradrenaline để giúp điều chỉnh phản ứng của cơ thể với căng thẳng. Cortisol cũng giúp điều chỉnh quá trình trao đổi chất, lượng đường và huyết áp của cơ thể.

Tuyến thượng thận được kiểm soát bởi tuyến yên, là một phần khác của hệ thống nội tiết. Tuyến yên nằm trong đầu và là cơ quan điều khiển chính của các tuyến nội tiết. Các tín hiệu bất thường có thể làm gián đoạn lượng hormone mà tuyến yên yêu cầu tuyến thượng thận sản xuất. Điều này có thể khiến cơ thể sản xuất quá ít hoặc quá nhiều hormone, gây mất cân bằng nội tiết tố và có thể gây ra nhiều triệu chứng và vấn đề sức khỏe.

Đọc thêm tại bài viết: Thực phẩm giúp chữa lành tuyến thượng thận

Những rối loạn nào ảnh hưởng đến tuyến thượng thận?

Rối loạn tuyến thượng thận có thể xuất hiện khi:

  • Tuyến yên không thể kiểm soát việc sản xuất hormone đúng cách
  • Có khối u (lành tính hoặc không ung thư) phát triển trong tuyến thượng thận
  • Có khối u ác tính hoặc ung thư phát triển trong tuyến thượng thận
  • Nhiễm trùng phát triển ở tuyến thượng thận
  • Bạn được di truyền một số đột biến gen nhất định

Những rối loạn này bao gồm các bệnh sau:

  • Bệnh Addison: Bệnh tự miễn hiếm gặp này phát triển khi tuyến thượng thận của bạn không sản xuất đủ cortisol hoặc aldosterone. Đây là một căn bệnh tự hủy hoại, trong đó hệ thống miễn dịch của chính bạn có thể tấn công các mô tuyến thượng thận.
  • Hội chứng Cushing: Rối loạn hiếm gặp này xảy ra khi tuyến thượng thận sản xuất quá nhiều cortisol. Sử dụng steroid lâu dài cũng có thể gây ra các triệu chứng tương tự.
  • U tủy thượng thận: Trong bệnh lý này, các khối u phát triển trong tủy tuyến thượng thận. Những khối u này hiếm khi là ung thư.
  • Ung thư tuyến thượng thận: Bệnh này xảy ra khi các khối u ác tính phát triển ở tuyến thượng thận.
  • Tăng sản thượng thận bẩm sinh: Những người mắc chứng rối loạn nội tiết tố di truyền này gặp khó khăn trong việc sản xuất hormone tuyến thượng thận. Rối loạn này có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của cơ quan sinh dục ở nam giới.

Đọc thêm tại bài viết: Tìm hiểu về suy tuyến thượng thận nguyên phát (Addison)

Các triệu chứng của rối loạn tuyến thượng thận là gì?

Các triệu chứng rối loạn tuyến thượng thận có thể bao gồm:

  • Chóng mặt
  • Mệt mỏi quá mức
  • Đổ mồ hôi
  • Buồn nôn
  • Nôn mửa
  • Tăng cảm giác thèm muối
  • Lượng đường trong máu thấp
  • Huyết áp thấp, còn được gọi là hạ huyết áp
  • Kinh nguyệt không đều
  • Có các mảng tối trên da
  • Đau cơ và khớp
  • Tăng hoặc giảm cân

Các triệu chứng rối loạn tuyến thượng thận lúc đầu có xu hướng xuất hiện nhẹ nhàng. Theo thời gian, chúng thường xấu đi và trở nên thường xuyên hơn. Nếu bạn thường xuyên gặp phải bất kỳ vấn đề sức khỏe nào trong số này, hãy tới gặp bác sĩ.

Rối loạn tuyến thượng thận được chẩn đoán như thế nào?

Bác sĩ có thể sẽ sử dụng xét nghiệm máu và chẩn đoán hình ảnh để chẩn đoán rối loạn tuyến thượng thận. Xét nghiệm máu sẽ sử dụng để đo các chỉ số như là:

  • Hormone tuyến thượng thận
  • Hormone tuyến yên
  • Đường glucoza
  • Kali
  • Natri

Nếu bác sĩ nghi ngờ bạn bị rối loạn tuyến thượng thận, họ có thể yêu cầu bạn làm thêm xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh như siêu âm, MRI và chụp X-quang để tạo ra hình ảnh về tuyến thượng thận và tuyến yên của bạn. Điều này có thể giúp bác sĩ phát hiện các khối u nếu có, sự suy giảm các mô nội tiết và các dấu hiệu bệnh khác.

Rối loạn tuyến thượng thận được điều trị như thế nào?

Nếu bạn được chẩn đoán mắc chứng rối loạn tuyến thượng thận, bác sĩ sẽ kê đơn điều trị để giúp tuyến thượng thận hoạt động bình thường trở lại. Họ có thể sẽ kê toa liệu pháp thay thế hormone nếu bạn có chức năng tuyến thượng thận thấp, chẳng hạn như bệnh Addison gây ra. Họ cũng có thể đề nghị dùng thuốc cũng như xạ trị nếu các tuyến thượng thận của bạn sản xuất quá nhiều hormone.

Phẫu thuật là một lựa chọn điều trị khác cho một số rối loạn tuyến thượng thận. Bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật nếu:

  • Bạn có khối u ác tính mà có thể được loại bỏ bằng phẫu thuật
  • Bạn có khối u lành tính trên tuyến thượng thận hoặc tuyến yên
  • Điều trị bằng thuốc ức chế hormone thất bại

Trong quá trình điều trị, bác sĩ sẽ cần xét nghiệm máu định kỳ để kiểm tra nồng độ hormone của bạn. Vì tuyến thượng thận có liên quan đến các cơ quan khác trong hệ thống nội tiết nên bác sĩ có thể sẽ kiểm tra các dấu hiệu bệnh ở tuyến tụy, cơ quan sinh dục, tuyến giáp và tuyến yên.

Tiên lượng của rối loạn tuyến thượng thận là gì?

Tuyến thượng thận của bạn và các hormone mà chúng sản xuất rất cần thiết cho sức khỏe hàng ngày. Nếu bạn được chẩn đoán mắc chứng rối loạn tuyến thượng thận, điều quan trọng là phải tuân theo kế hoạch điều trị do bác sĩ chỉ định. Tiên lượng bệnh của mỗi người sẽ khác nhau, tùy thuộc vào chẩn đoán bệnh. Hãy hỏi bác sĩ để biết thêm thông tin về chẩn đoán cụ thể, kế hoạch điều trị và triển vọng lâu dài của bạn.

Bác sĩ Đoàn Hồng - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Healthline
Bình luận
Tin mới
  • 08/09/2024

    Những điều cần biết về vaccine phòng sốt xuất huyết

    Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, đặc biệt phổ biến ở các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam. Với sự gia tăng của các ca bệnh trong những năm gần đây, việc phát triển và sử dụng vaccine phòng sốt xuất huyết đã trở thành một bước tiến quan trọng trong công tác phòng chống dịch bệnh.

  • 08/09/2024

    3 cách tự nhiên giúp giảm buồn nôn

    Buồn nôn là cảm giác khó chịu, gây mệt mỏi mà bất kỳ ai cũng có thể gặp phải. Nó có thể xuất phát từ cảm giác hết sức tự nhiên khi bạn ăn thức ăn lạ, có mùi, có thể là do say tàu xe hoặc cảm lạnh và dưới đây là một số cách tự nhiên giúp bạn giảm cơn buồn nôn.

  • 07/09/2024

    Chuyên gia chia sẻ cách “sử dụng” thời gian hàng ngày để kéo dài tuổi thọ

    Nathan K. LeBrasseur, chuyên gia hàng đầu về lão hóa tại bệnh viện Mayo Clinic (Mỹ), khẳng định rằng lối sống lành mạnh chính là chìa khóa để ngăn ngừa nhiều bệnh tật và kéo dài tuổi thọ.

  • 07/09/2024

    Lý do bạn nên hiến máu thường xuyên

    Hiến máu là một nghĩa cử nhân đạo và cao đẹp. Hành động này không chỉ giúp cho những bệnh nhân đang cần máu mà còn tốt cho sức khỏe người hiến tặng.

  • 07/09/2024

    Vũ khí bí mật chống lại viêm nhiễm phụ khoa

    Probiotics là các vi sinh vật sống có lợi cho sức khỏe, thường được tìm thấy trong các thực phẩm lên men như sữa chua, kim chi, dưa chua hoặc dưới dạng thực phẩm bổ sung.

  • 07/09/2024

    Những thói quen trang điểm có thể gây tổn thương mắt

    Trang điểm là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của nhiều chị em phụ nữ. Tuy nhiên, các chuyên gia về thị lực cảnh báo một số thói quen trang điểm có thể gây tổn thương mắt.

  • 06/09/2024

    Đôi môi nói lên điều gì về sức khỏe?

    Đôi môi căng mọng, mềm mại giúp gương mặt tràn đầy sức sống. Trái lại, một vài dấu hiệu sau cho thấy đôi môi đang “lên tiếng” cảnh báo bạn cần quan tâm đến một số vấn đề sức khỏe.

  • 06/09/2024

    Béo phì ảnh hưởng đến làn da thế nào?

    Tình trạng thừa cân, béo phì không chỉ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và đái tháo đường, mà còn ảnh hưởng tới sức khỏe làn da. Một vài vấn đề da liễu có liên hệ mật thiết với cân nặng của bạn.

Xem thêm