Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Tại sao nên hạn chế sử dụng chiết xuất tuyến thượng thận?

Bạn cảm thấy mệt mỏi và căng thẳng? Có thể là do tuyến thượng thận của bạn đang có vấn đề!

Tại sao nên hạn chế sử dụng chiết xuất tuyến thượng thận?

Nhiều người nghĩ rằng lối sống hiện đại 24/7, quá nhiều caffein có thể gây tổn thương tuyến thượng thận, và chiết xuất tuyến thượng thận có thể giúp đảo ngược những tổn thương này. Nhưng điều này có thể không chính xác.

Tuyến thượng thận là gì?

Tuyến thượng thận nằm trên thận của bạn, bao gồm hai phần: tuyến ngoài (vỏ thượng thận) và tuyến trong (tủy thượng thận).

Khu vực vỏ thượng thận giải phóng trực tiếp một số hormone ảnh hưởng đến sự trao đổi chất và đặc điểm giới tính vào trong máu. Hormone cortisol giúp kiểm soát việc cơ thể bạn sử dụng chất béo, protein và carbohydrate. Nó cũng làm giảm các phản ứng viêm. Một hormon khác, được gọi là aldosterone, giúp điều chỉnh natri và kali trong máu, giúp duy trì lượng máu và huyết áp.

Tủy thượng thận có chức năng gì?

Tủy thượng thận tiết ra hormone giúp bạn đối phó với những căng thẳng về thể chất và tinh thần. Adrenaline, còn được gọi là epinephrine, được gọi là hormone "chiến đấu hay bỏ cuộc". Nó làm cho tim đập nhanh hơn, làm tăng lưu lượng máu đến não và cơ, giúp cơ thể sản xuất đường một cách nhanh chóng để sử dụng làm nhiên liệu.

Noradrenaline, hoặc norepinephrine, gây co mạch máu của bạn. Điều này giúp tăng và duy trì huyết áp trong những tình huống căng thẳng.

 

Khi nào tuyến thượng thận làm việc không hiệu quả?

Tổn thương và bệnh tật là nguyên nhân chính khiến cho tuyến thượng thận không hoạt động bình thường. Ví dụ, bệnh Addison xảy ra khi tổn thương tuyến thượng thận khiến chúng sản xuất ít cortisol và aldosterone hơn bạn cần.

Tuy nhiên, những căng thẳng kéo dài trong cuộc sống hiện đại cũng được coi như thủ phạm khiến tuyến thượng thận hoạt động kém. Lý thuyết cho thấy rằng sự kích thích quá mức của tuyến thượng thận làm cho nó trở nên mệt mỏi. Điều này ngăn cản tuyến thượng thận hoạt động hết công suất. Một số gợi ý rằng sử dụng chất chiết xuất từ ​​thượng thận như một liệu pháp điều trị tình trạng này.

Những người ủng hộ cũng cho rằng các chiết xuất cũng giúp tăng cường hệ miễn dịch và cung cấp các hormone cần thiết khác. Không có bằng chứng để hỗ trợ việc sử dụng chúng.

Chiết xuất từ ​​tuyến thượng thận là gì?

Các tuyến động vật như bò và lợn được thu thập từ lò mổ và sản xuất thành chất chiết xuất từ ​​tuyến thượng thận. Chất chiết xuất được lấy từ toàn bộ tuyến hoặc chỉ là các bộ phận bên ngoài. Thành phần hoạt chất chính trong chiết xuất là hormone hydrocortisone.

Vào đầu thế kỷ XX, chất chiết xuất từ ​​tuyến thượng thận được sử dụng cho nhiều mục đích, và hầu hết đều có sẵn dưới dạng tiêm. Cùng với bệnh Addison, chúng được sử dụng để điều trị:

  • sốc phẫu thuật
  • bỏng
  • ốm nghén
  • dị ứng
  • hen suyễn

Khi các thuốc khác phát triển, chúng hầu hết không còn sử dụng nữa.

Ngày nay, chất chiết xuất tuyến thượng thận chỉ có ở dạng viên. Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã cấm chiết xuất tuyến thượng thận nhập khẩu vào Mỹ năm 1989. FDA cũng đã ban hành các cảnh báo công khai chống lại việc sử dụng chất chiết xuất thượng thận sau khi phát hiện ra rằng hơn 80 người đã phát triển nhiễm trùng từ các sản phẩm bị ô nhiễm.

Chúng có tác dụng không?

Những người ủng hộ nói rằng các chất chiết xuất từ ​​thượng thận làm tăng năng lượng và trí nhớ, và giúp giảm căng thẳng tự nhiên.

Theo Mayo Clinic, chỉ đơn giản là không có cơ sở khoa học nào để xem "suy kiệt thượng thận" như một chẩn đoán. Nhiều bác sĩ sẽ cho bạn biết rằng sự mệt mỏi thượng thận không tồn tại. Tương tự như vậy, không có nghiên cứu nào ủng hộ tuyên bố rằng các chiết xuất thượng thận có thể giúp thiết lập lại chức năng thượng thận.

Chiết xuất tuyến thượng thận có thể có một số hậu quả không mong muốn. Bổ sung chiết xuất tuyến thượng thận khi cơ thể không cần có thể làm cho tuyến thượng thận ngừng hoạt động. Nếu tình trạng này xảy ra, bạn cần ngừng sử dụng chiết xuất tuyến thượng thận và phải mất vài tháng sau đó, tuyến thượng thận của bạn mới hoạt động bình thường trở lại.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Ung thư biểu mô vỏ thượng thận

Võ Dung - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Healthline
Bình luận
Tin mới
  • 01/10/2023

    Cholesterol LDL là gì và tại sao bạn nên theo dõi chỉ số này?

    Lipoprotein cholesterol tỷ trọng thấp (LDL), là loại cholesterol xấu có thể làm tăng nguy cơ đau tim và đột qụy. Cholesterol LDL đóng vai trò quan trọng trong việc tích tụ các chất béo bên trong động mạch, có thể khiến các mạch máu bị thu hẹp theo thời gian, làm tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ.

  • 30/09/2023

    Ăn phô mai có lợi gì cho sức khỏe của bạn?

    Các loại phô mai từng bị coi là thực phẩm kém lành mạnh vì hàm lượng chất béo bão hòa cao, có thể làm tăng cholesterol trong cơ thể. Tuy nhiên, nghiên cứu mới cho thấy chúng cũng có thể mang tới những lợi ích nhất định.

  • 30/09/2023

    Cách chăm sóc bàn chân và cẳng chân khi mắc bệnh tiểu đường

    Bệnh tiểu đường có lẽ được biết đến nhiều nhất với các triệu chứng điển hình như lượng đường trong máu cao và đi tiểu thường xuyên. Bên cạnh đó, tình trạng bệnh lý này cũng có thể dẫn đến các biến chứng ảnh hưởng đến bàn chân và cẳng chân của bạn. Điều này đòi hỏi người bệnh phải biết cách chăm sóc tốt cho bàn chân của mình. Dưới đây là lý do tại sao bạn nên chăm sóc đặc biệt cho phần chi dưới nếu mắc bệnh tiểu đường và cách chăm sóc bàn chân dành cho người tiểu đường.

  • 30/09/2023

    Bơ động vật và bơ thực vật: Loại nào tốt hơn?

    Bơ động vật và bơ thực vật là nguyên liệu không thể thiếu trong ẩm thực, nhất là với ngành bánh. Nó không chỉ góp phần tạo nên hương thơm đặc trưng mà còn giúp chiếc bánh thêm mềm mịn hơn. Tuy nhiên, nhiều người thắc mắc loại bơ nào bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe hơn?

  • 30/09/2023

    Hệ miễn dịch của bạn phụ thuộc vào dưỡng chất nào?

    Hệ miễn dịch là một trong những "tuyến phòng thủ" của cơ thể giúp chống lại các tác nhân bên ngoài. Hệ miễn dịch không khỏe sẽ khiến cơ thể dễ mắc nhiều bệnh. Chế độ dinh dưỡng có vai trò quan trọng tăng cường khả năng miễn dịch, điển hình là việc cung cấp 5 dưỡng chất sau.

  • 30/09/2023

    Dấu hiệu ở lưỡi "tố" cơ thể thiếu vitamin B12

    Vitamin B12 là một vi chất quan trọng đối với cơ thể. Vì vậy, nếu thiếu loại vitamin này sẽ gây ra nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau, bao gồm vấn đề về lưỡi.

  • 30/09/2023

    Sàng lọc HIV: Những điều cần biết

    Xét nghiệm sàng lọc HIV sẽ kiểm tra xem bạn có bị nhiễm virus HIV hay không. Khoảng 1,2 triệu người ở Mỹ nhiễm HIV. Nhưng cứ 7 người thì có 1 người không biết tình trạng nhiễm HIV của mình. Ngoài ra, khoảng 40% số ca nhiễm mới lây lan bởi những người không biết về tình trạng HIV của mình hoặc chưa xét nghiệm.

  • 30/09/2023

    Tại sao chúng ta không thể ngửi thấy mùi cơ thể của chính mình?

    Sau đây là những điều thú vị về khứu giác và mùi hương cơ thể của con người.

Xem thêm