Thiếu hụt magne có thể gây ra nhiều vấn đề với sức khỏe.
Bác sĩ Kishan Vithlani, Giám đốc y tế tại Qured, thuộc Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh (NHS) cho biết: "Magne (magiê) là một khoáng chất cần thiết cho cơ bắp, dây thần kinh, xương và giúp ổn định lượng đường trong máu. Nếu không nhận đủ magne trong chế độ ăn uống trong thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe như đái tháo đường, nhịp tim không đều dẫn đến đau tim hoặc đột quỵ. Bên cạnh đó, nó cũng làm tăng khả năng mắc bệnh loãng xương của bạn".
Dưới đây là 4 dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang thiếu magne bạn cần lưu ý:
Chán ăn
Chứng chán ăn có thể chỉ ra những vấn đề sức khỏe khác nhau như: Căng thẳng, bệnh dạ dày, tác dụng phụ của thuốc và tình trạng thiếu magne.
Nếu cảm thấy buồn nôn, nôn kèm với chán ăn điều quan trọng bạn cần làm là kiểm tra mức magne.
Co giật cơ và chuột rút
Các dấu hiệu phổ biến của thiếu magne bao gồm co giật cơ và chuột rút. Tuy nhiên, co giật cơ không tự chủ có thể còn do nhiều nguyên nhân khác như mệt mỏi quá mức hoặc uống quá nhiều caffeine.
Mệt mỏi, suy nhược
Mức magne thấp có thể ảnh hưởng đến nhiều quá trình của cơ thể, từ đó gây ra tình trạng mệt mỏi và suy nhược.
Các vấn đề về sức khỏe tâm thần
Thiếu hụt magne có thể tác động tới sức khỏe tâm thần như thờ ơ (được đặc trưng bởi sự tê liệt về tinh thần hoặc thiếu cảm xúc). Sự thiếu hụt tồi tệ hơn thậm chí có thể dẫn đến mê sảng và hôn mê.
Một số nghiên cứu còn cho rằng có mối liên hệ giữa lượng magne thấp và chứng trầm cảm.
Cần bổ sung bao nhiêu magne mỗi ngày?
Theo hướng dẫn của Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh (NHS), người lớn trong độ tuổi từ 19-64 thường cần 300mg magne/ngày đối với nam và 270mg magne/ngày đối với nữ.
Khi dùng chất bổ sung bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ và tuân thủ đúng hướng dẫn sử dụng trên bao bì.
NHS khuyên không nên dùng liều magne cao (vượt quá 400mg/ngày) vì nó có thể dẫn đến tiêu chảy trong thời gian ngắn và một số tác dụng lâu dài khác.
Bổ sung magne từ chế độ ăn uống thế nào?
Bạn có thể dễ dàng bổ sung magne qua các thực phẩm quen thuộc như: Rau lá xanh, các loại hạt, quả bơ, đậu phụ và ngũ cốc nguyên hạt (yến mạch, lúa mạch), chocolate, chuối, cá béo (cá thu, cá hồi)...
"Thêm các thực phẩm giàu magne vào chế độ ăn không chỉ cung cấp magne. Các loại hạt, các loại đậu và rau lá xanh còn chứa nhiều chất xơ cần thiết và các chất dinh dưỡng khác quan trọng cho sức khỏe tổng thể. Ví dụ, nguồn chất xơ cao hỗ trợ tiêu hóa, thúc đẩy hệ vi sinh vật đường ruột khỏe mạnh và hỗ trợ nhu động ruột. Ngoài ra, nhiều loại thực phẩm giàu magne còn cung cấp các loại vitamin và khoáng chất có tác dụng tăng cường khả năng miễn dịch và duy trì các chức năng khác nhau của cơ thể", chuyên gia dinh dưỡng và huấn luyện viên sức khỏe Yasmeen Alsumait giải thích.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Vai trò và khuyến cáo bổ sung Kali và Magnesi cho cơ thể khỏe mạnh.
Khi nước kiềm ngày càng phổ biến, các tuyên bố xung quanh lợi ích sức khỏe và khả năng cải thiện sức khỏe tổng thể của nó cũng tăng theo. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải xem xét kỹ lưỡng những khẳng định này. Vì vậy, hãy cùng tìm hiểu và khám phá sự thật về nước kiềm và những lợi ích thật sự của nước kiềm.
Chế độ ăn uống lành mạnh không thể thiếu thực phẩm giàu creatine - hợp chất tự nhiên giúp cung cấp năng lượng cho cơ bắp, cải thiện hiệu suất tập luyện và sức khỏe não bộ.
Có rất nhiều loại bệnh võng mạc khác nhau. Những bệnh này có thể do gen di truyền từ cha mẹ hoặc từ tổn thương võng mạc tích lũy trong suốt cuộc đời. Một số loại bệnh võng mạc phổ biến hơn các bệnh khác.
Chuối là một trong những loại thực phẩm có lợi ích dinh dưỡng đáng kể. Vậy khi ăn chuối luộc có tác dụng gì?
Nhiễm ký sinh trùng có thể dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe như các triệu chứng về tiêu hóa không rõ nguyên nhân, ngứa, thiếu máu, đau cơ và khớp, ăn không thấy no,… Cùng tìm hiểu về 10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng qua bài viết sau đây!
Nước dừa có thành phần dinh dưỡng đặc biệt và nhiều lợi ích cho sức khỏe như cung cấp chất điện giải, giúp hạ huyết áp... Đây là lý do nước dừa ngày càng trở thành lựa chọn phổ biến của nhiều người.
Dù là trà đen, trà xanh, trà trắng hay trà ô long, trà nóng hay trà đá đều có nguồn gốc từ cây trà, Camellia sinensis. Nhưng trà thảo mộc thì khác. Trà thảo mộc bắt nguồn từ việc ngâm nhiều loại hoa, lá hoặc gia vị trong nước nóng. Hầu hết các loại trà này đều không có caffeine. Bạn có thể bắt đầu bằng những túi trà làm sẵn hoặc ngâm các nguyên liệu rời và sau đó lọc bỏ bã.
Nhiều người thực hiện thải độc cơ thể theo hướng dẫn truyền miệng và trên các nền tảng xã hội... và hiện nay đang dấy lên trào lưu thải độc bằng nước cốt chanh. Vậy sự thật về phương pháp thải độc này như thế nào?