Dành thời gian cho bản thân là một phần quan trọng để cân bằng cuộc sống của mỗi người.
1. Liên tục cảm thấy mệt mỏi
Cảm giác mệt mỏi thường xuyên, ngay cả sau khi ngủ đủ 7-8 tiếng, là dấu hiệu cho thấy bạn đang thiếu hụt thời gian nghỉ ngơi và thư giãn cho bản thân.
Tình trạng kiệt sức kéo dài này sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng xử lý công việc hàng ngày của bạn.
2. Cáu kỉnh và dễ bực bội
Cáu gắt là một trạng thái cảm xúc hoàn toàn bình thường của mỗi con người, đến từ những căng thẳng, áp lực đời sống.
Tuy nhiên, nếu bạn thường xuyên cáu gắt với người thân hoặc cảm thấy bực bội bất thường, đây có thể là dấu hiệu của kiệt sức về mặt cảm xúc và tinh thần.
3. Khó tập trung
Bạn không cần thiết tập trung vào tất cả mọi thứ đang làm, tuy nhiên trong công việc sự tập trung là rất cần thiết. Nếu bạn thường xuyên gặp khó khăn trong việc tập trung hoặc đưa ra quyết định, đó có thể là dấu hiệu cho thấy đầu óc bạn đang quá tải và cần được nghỉ ngơi.
4. Thay đổi khẩu vị và thói quen ăn uống
Không phải ai cũng là người sành ăn, nhưng chúng ta đều có một sở thích và thói quen ăn uống riêng.
Tuy nhiên, một số người bắt đầu ăn quá nhiều hoặc mất hứng thú với đồ ăn, ngay cả với món yêu thích. Theo các chuyên gia, đây có thể là biểu hiện rõ ràng của việc căng thẳng và mất cân bằng cảm xúc.
5. Tránh né giao tiếp xã hội
Dành thời gian cho bản thân là điều cần thiết, nhưng việc thường xuyên né tránh bạn bè, gia đình và các hoạt động xã hội có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang kiệt sức về mặt cảm xúc và cần thời gian riêng tư để nạp lại năng lượng.
6. Cảm thấy choáng ngợp
Hoàn thành tốt nhiệm vụ công việc và gia đình là điều cần thiết. Tuy nhiên, nếu bạn thường xuyên cảm thấy choáng ngợp bởi những công việc hàng ngày, đây có thể là dấu hiệu cho thấy bạn cần dành thời gian cho bản thân để tái tạo năng lượng
7. Cảm thấy kiệt sức về thể chất
Thiếu hụt sự chăm sóc bản thân không chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến tinh thần mà còn tác động đến sức khỏe thể chất. Theo các chuyên gia, những cơn đau nhức cơ thể, đau đầu hoặc các vấn đề về dạ dày không rõ nguyên nhân có thể bắt nguồn từ căng thẳng và nhu cầu chăm sóc bản thân chưa được đáp ứng đầy đủ.
Do đó, việc dành thời gian cho sở thích, tập thể dục, ngủ đủ giấc, ăn uống lành mạnh và chia sẻ tâm sự với người thân hoặc chuyên gia là vô cùng quan trọng để cải thiện sức khỏe tinh thần và thể chất, từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống.
8. Suy nghĩ tiêu cực và bi quan
Suy nghĩ tiêu cực và bi quan thường xuyên là biểu hiện của các vấn đề tâm thần, tâm lý như: Rối loạn nhân cách, trầm cảm, hoang tưởng, stress, rối loạn lo âu, rối loạn cảm xúc… Các bệnh lý này gây nên sự bất ổn về hành vi, cảm xúc.
Nhận thức được xu hướng suy nghĩ tiêu cực về bản thân là bước đầu tiên để cải thiện sức khỏe tinh thần. Lúc này, việc tập trung vào việc chăm sóc bản thân là vô cùng quan trọng. Điều này sẽ giúp bạn xây dựng lại hình ảnh tích cực về bản thân và từ đó nâng cao sức khỏe tinh thần một cách hiệu quả.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Tại sao dành thời gian nghỉ ngơi lại tốt cho sức khỏe?
Bệnh loãng xương là tình trạng mất khối lượng và chất lượng xương. Theo thống kê của Quỹ loãng xương quốc gia Hoa Kỳ, bệnh ảnh hưởng đến khoảng 10 triệu người tại Hoa Kỳ, trong đó 80% là phụ nữ.
Nghiên cứu cho thấy, năm 44 tuổi và 60 tuổi là hai mốc thời gian khiến cơ thể người lão hóa nhanh chóng. Vì thế ngay từ sớm, người ngoài 40 tuổi cần tập thể dục kháng lực để đẩy lùi tốc độ lão hóa.
Nghiên cứu phát hiện ra rằng những người thường xuyên uống nước ngọt có gas có nguy cơ đột quỵ cao hơn 22% so với những người không uống.
Trẻ em là đối tượng dễ mắc viêm mũi họng mỗi khi trái gió trở trời. Cha mẹ nên nắm rõ nguyên tắc chăm sóc trẻ bị viêm mũi họng để con nhanh khỏi bệnh.
HIV tấn công hệ thống miễn dịch của bạn, khiến bạn khó chống lại những yếu tố có thể khiến bạn bị bệnh. Khi virus làm suy yếu khả năng phòng vệ tự nhiên của bạn, bạn có thể nhận thấy các dấu hiệu trên khắp cơ thể.
Sốt là biểu hiện thường gặp khi cơ thể trẻ bị nhiễm virus, vi khuẩn hoặc bất kỳ tác nhân gây bệnh nào. Cha mẹ nên bình tĩnh theo dõi thân nhiệt của con để đưa ra hướng xử trí phù hợp.
Nhiều người đã nghe nói ăn sushi tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, liệu điều này có đúng không dưới góc nhìn của các chuyên gia dinh dưỡng?.
Trẻ bị viêm họng sốt cao thường do thay đổi thời tiết, độ ẩm cao, môi trường nhiều vi khuẩn, virus. Nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Vậy, cha mẹ cần phải làm gì khi trẻ bị sốt cao do viêm họng?