Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Chế độ ăn cho người bệnh loét thực quản

Chế độ ăn uống là một phần quan trọng trong quá trình điều trị loét thực quản. Bất kể nguyên nhân gây ra các triệu chứng loét thực quản là gì, việc tuân theo chế độ ăn đặc biệt có thể giúp ích.

Theo ThS.BSNT Đào Trần Tiến - Phó khoa Tiêu hóa - Gan mật - Tụy, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội, loét thực quản là tình trạng viêm gây tổn thương niêm mạc thực quản. Tổn thương này chủ yếu xảy ra do bệnh trào ngược dạ dày thực quản (chiếm 2 - 7%) hoặc viêm thực quản kéo dài, không được điều trị dứt điểm. Triệu chứng cụ thể sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân gây loét. Điều trị loét thực quản, điều quan trọng nhất là bác sĩ cần xác định chính xác nguyên nhân gây loét, từ đó đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát các triệu chứng và hỗ trợ quá trình phục hồi của người bệnh loét thực quản. Dưới đây là những lưu ý và khuyến nghị về chế độ ăn cho người bệnh loét thực quản:

1. Tầm quan trọng của chế độ ăn cho người bệnh loét thực quản

Bệnh loét thực quản có thể gây khó khăn trong việc ăn uống, dễ dẫn đến suy dinh dưỡng. Chế độ ăn uống hợp lý giúp người bệnh được cung cấp đủ dinh dưỡng để duy trì sức khỏe tổng thể và tránh các biến chứng. Thực phẩm giàu dinh dưỡng giúp cung cấp các chất cần thiết cho quá trình phục hồi và tái tạo niêm mạc thực quản.

Chế độ ăn cho người bệnh loét thực quản- Ảnh 1.

Bệnh loét thực quản có thể gây khó khăn cho ăn uống và ảnh hưởng tới cuộc sống của người mắc. Ảnh minh họa

Trào ngược acid dạ dày là một trong những nguyên nhân chính gây ra loét thực quản. Chế độ ăn uống có thể giúp kiểm soát lượng acid trong dạ dày và giảm trào ngược. Loét thực quản gây ra các tổn thương và viêm nhiễm, do đó cần tránh các loại thực phẩm gây kích ứng niêm mạc thực quản.

Loét thực quản thường có khả năng tự khỏi mà không cần can thiệp nhưng để hỗ trợ quá trình phục hồi, người ăn có thể áp dụng chế độ ăn thực quản hoặc thức ăn mềm. Mục đích của chế độ ăn này là làm cho việc ăn uống bớt đau đớn hơn, ngăn thức ăn lưu lại trong thực quản và gây kích ứng.

2. Các dưỡng chất cần thiết cho người bệnh loét thực quản

Loét thực quản là tình trạng niêm mạc thực quản bị tổn thương, gây ra các triệu chứng khó chịu như đau rát ngực, khó nuốt, buồn nôn. Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát triệu chứng và hỗ trợ quá trình phục hồi. Dưới đây là các dưỡng chất cần thiết cho người bệnh loét thực quản:

Protein: Protein là thành phần thiết yếu để xây dựng và phục hồi các mô bị tổn thương ở thực quản. Protein giúp duy trì sức khỏe tổng thể và tránh các biến chứng. Nguồn thực phẩm: Thịt nạc (gà, cá, thịt bò nạc), trứng, đậu phụ, sữa và các sản phẩm từ sữa ít béo, các loại đậu.

Chất chống oxy hóa: Chất chống oxy hóa đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ tế bào khỏi tổn thương do gốc tự do, từ đó hỗ trợ quá trình phục hồi của người bệnh loét thực quản.

Vitamin A: Giúp duy trì niêm mạc khỏe mạnh và hỗ trợ quá trình lành vết thương. Nguồn thực phẩm: gan, cà rốt, khoai lang, bí đỏ rau xanh đậm.

Vitamin C: Giúp bảo vệ tế bào khỏi tổn thương và hỗ trợ quá trình lành vết thương. Nguồn thực phẩm: Cam, quýt, dâu tây, ớt chuông, bông cải xanh.

Vitamin E: Bảo vệ tế bào khỏi tổn thương và giảm viêm. Nguồn thực phẩm: Các loại hạt (hạnh nhân, hạt hướng dương), dầu thực vật.

Selen: Là một khoáng chất chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp bảo vệ tế bào khỏi tổn thương. Hỗ trợ chức năng hệ miễn dịch. Nguồn thực phẩm: Hải sản (cá ngừ, cá mòi), thịt gà, trứng, gạo lứt.

Kẽm: Tham gia vào quá trình lành vết thương và tăng cường hệ miễn dịch. Nguồn thực phẩm: Thịt bò, thịt gà, hải sản, các loại hạt.

Sắt: Cần thiết cho việc tạo máu và vận chuyển oxy đến các mô. Nguồn thực phẩm: Thịt đỏ, gan, rau xanh đậm.

Chất xơ: Chất xơ giúp điều hòa nhu động ruột và giảm trào ngược acid. Nguồn thực phẩm: Ngũ cốc nguyên hạt, rau xanh, trái cây.

Chất béo lành mạnh: Chất béo lành mạnh giúp giảm viêm và hỗ trợ quá trình hấp thụ vitamin. Nguồn thực phẩm: Dầu ô liu, dầu hạt lanh, quả bơ, các loại hạt.

Probiotics: Probiotics giúp cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột và giảm viêm. Nguồn thực phẩm: Sữa chua, kefir, dưa chua.

Đọc thêm tại bài viết sau: Trào ngược dạ dày thực quản

3. Lưu ý về chế độ ăn uống với người bệnh loét thực quản

Chế độ ăn cho người bệnh loét thực quản- Ảnh 3.

Người bệnh loét thực quản nên ăn thức ăn mềm, dễ nuốt và ăn từng phần nhỏ. Ảnh minh họa

Loét thực quản có thể gây đau đớn và khó chịu, việc tuân thủ chế độ ăn mềm sẽ giúp bệnh nhân cảm thấy dễ chịu trong quá trình chữa lành. Chế độ ăn này bao gồm những thực phẩm mềm, dễ nuốt và không gây kích ứng thực quản.

Người bệnh nên lựa chọn những loại protein từ thịt bò xay hoặc thịt lợn xay nhuyễn, thịt gia cầm nấu chín nhừ sẽ bảo vệ thực quản. Món súp từ nước dùng thịt sẽ giúp làm mềm bí, khoai tây (không có vỏ), cà rốt, đậu Hà Lan và các loại rau khác, đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng. Thịt nên xay hoặc băm nhỏ, cá thái lát mỏng. Trứng (trừ trứng chiên), đậu nấu chín, món hầm với thịt xay hoặc xé nhỏ.

Nên thay đổi thường xuyên giữa các món súp, cháo, canh hầm mềm để người bệnh có hứng thú ăn uống hơn. Khi ăn cơm cũng nên nấu chín mềm thức ăn, với các loại rau lá cần cắt nhỏ, nấu kỹ và người bệnh nên ăn miếng nhỏ, nhai thật kỹ.

Các chuyên gia dinh dưỡng thường khuyên những người bị loét thực quản nên ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày, thay vì 2 hoặc 3 bữa lớn theo tiêu chuẩn.

Uống từng ngụm chất lỏng khi ăn thức ăn rắn trong các bữa ăn chính và bữa ăn nhẹ để làm ẩm thức ăn.

Ăn chậm trong bầu không khí thoải mái. Ngồi thẳng khi ăn. Giữ nguyên tư thế ngồi ít nhất 45-60 phút sau khi ăn. Cố gắng tránh ăn trong vòng 3 giờ trước khi đi ngủ. Hơn nữa, người bệnh nên tránh nằm xuống cho đến ít nhất 2 giờ sau khi ăn.

Khi bị loét thực quản, người bệnh không nhất thiết phải kiêng hoàn toàn gia vị. Điều quan trọng là cần bổ sung nhiều chất xơ từ rau quả và trái cây, lựa chọn loại mềm, dễ nuốt như chuối, bơ, đào,...

Ngoài ra, người bệnh cũng nên tránh tất cả các loại thực phẩm, đồ uống làm cho triệu chứng trở nên trầm trọng hơn. Người bệnh trong quá trình điều trị loét thực quản nên tránh các loại:

  • Cà phê, trà và tất cả các đồ uống có chứa caffeine khác;
  • Nước ngọt;
  • Socola;
  • Rượu bia;
  • Trái cây họ cam quýt vì trái cây họ cam quýt thường có màng (cam, chanh, quýt hoặc bưởi) có thể gây kích ứng thực quản;
  • Thức ăn cay nóng;
  • Thực phẩm nhiều chất béo, chẳng hạn như đồ chiên, nướng;
  • Tránh các loại thịt dai, bánh mì hoặc vỏ bánh mì cứng và các loại ngũ cốc cứng, thô khác có thể gây kích ứng thực quản;
  • Tất cả các loại trái cây tươi và khô có hạt hoặc vỏ, ví dụ như nho, chà là, sung.

Mừng sinh nhật 7 tuổi, Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM - Viện Y học ứng dụng Việt Nam dành tặng khách hàng ưu đãi độc quyền diễn ra từ 1/4- 20/4 duy nhất tại VIAM clinic! Liên hệ ngay hotline 0935.18.3939 / 024.3633.5678  hoặc truy cập viamclinic.vn để đặt lịch ngay!

 
 

 

 

Thiên Châu - Theo Sức khỏe và đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 26/04/2025

    Cách xác định và điều trị hành vi chống đối xã hội ở trẻ em

    Các hành vi tiêu cực và chống đối xã hội có thể được quản lý, nhưng nếu không được can thiệp kịp thời, nó có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng hơn ở tuổi trưởng thành.

  • 25/04/2025

    Quà vặt bủa vây cổng trường không thể xem là…chuyện vặt

    “Xiên bẩn”- món quà vặt không còn xa lạ với nhiều người, nhất là trẻ em. Với mức giá chỉ từ 2.000 đồng/xiên nhưng tiềm ẩn đầy nguy cơ có hại cho sức khỏe. Từ lâu, câu chuyện quà vặt ở cổng trường không thể xem là… chuyện nhỏ.

  • 25/04/2025

    Tại sao ngộ độc thức ăn nhiễm vi khuẩn tụ cầu vàng lại nguy hiểm tính mạng?

    Ngộ độc thực phẩm do nhiễm vi khuẩn tụ cầu vàng là một trong những ngộ độc có thể nguy hiểm đến tính mạng nếu không được bù dịch đúng cách và điều trị kịp thời.

  • 25/04/2025

    Giảm áp lực, vượt qua căng thẳng mùa thi

    Sức khỏe tinh thần của trẻ em trong mùa thi là một vấn đề đáng quan tâm hàng đầu, đặc biệt khi căng thẳng và áp lực học tập ngày càng gia tăng. Bài viết này sẽ đi sâu vào tìm hiểu nguyên nhân gây căng thẳng cho trẻ, biểu hiện của stress và các phương pháp giúp trẻ giảm căng thẳng, thư giãn tinh thần để đạt kết quả tốt nhất trong mùa thi.

  • 24/04/2025

    Các bước dưỡng da giảm nếp nhăn từ tuổi 30

    Một làn da căng mịn, ít nếp nhăn hoàn toàn có thể đạt được nếu bạn chăm sóc đúng cách và kiên trì...

  • 24/04/2025

    Phình đại tràng do nhiễm độc là gì?

    Phình đại tràng do nhiễm độc là một bệnh lý hiếm gặp nhưng lại là một bệnh nguy hiểm. Bạn có thể mắc bệnh này nếu bạn bị viêm đại tràng nghiêm trọng và cần tích cực điều tri sớm để tránh các chất độc bắt đầu rò rỉ vào máu của bạn và gây nguy hiểm. Cùng tìm hiểu về chứng bệnh này qua bài viết sau đây!

  • 23/04/2025

    Nám da có trị hết hẳn được không?

    Nám da là tình trạng da liễu phổ biến, đặc biệt ở phụ nữ. Nám da gây ra các mảng da sẫm màu, thường xuất hiện ở mặt, trán... Có thể điều trị nám hết hẳn hay không còn tùy vào tình trạng nám khác nhau cũng như phương pháp điều trị.

  • 23/04/2025

    Tìm hiểu về MCT – chất béo giúp trẻ tăng cân hiệu quả

    MCT – viết tắt của Medium-Chain Triglycerid – là chất béo có độ dài trung bình, có trong các thực phẩm hàng ngày. MCT được ứng dụng rộng rãi trong các sản phẩm thực phẩm, đặc biệt là các sản phẩm sữa bởi tính hữu ích đối với sức khỏe, đặc biệt trong dinh dưỡng cho trẻ nhỏ, trẻ nhẹ cân hay suy dinh dưỡng. Bài viết dưới đây sẽ giúp hiểu rõ hơn về MCT và hiệu quả của bổ sung MCT giúp tăng cân ở trẻ nhẹ cân, suy dinh dưỡng.

Xem thêm