Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Uống sữa có thể gây trào ngược acid dạ dày?

Trào ngược acid là một trong những vấn đề tiêu hóa phổ biến. Nhiều người lựa chọn uống sữa như một cách để giúp giảm cảm giác khó chịu ở dạ dày. Tuy nhiên, trên thực tế, trong một vài trường hợp, sữa lại có thể gây ra và làm trầm trọng triệu chứng trào ngược acid, đặc biệt đối với những người không dung nạp lactose.

Có mối liên hệ giữa sữa và chứng trào ngược acid dạ dày?

Trào ngược dạ dày xảy ra khi acid dạ dày trào ngược vào thực quản, gây ra ợ nóng. Trong một số trường hợp, trào ngược acid thường xuyên hoặc liên tục thậm chí có thể dẫn đến trào ngược dạ dày thực quản (Gastroesophageal Reflux Disease - GERD), một bệnh lý nghiêm trọng và dai dẳng hơn. 

Sữa có thể gây trào ngược acid?

Trào ngược acid có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm chế độ ăn uống không lành mạnh (chẳng hạn như ăn nhiều thực phẩm chiên rán, nhiều dầu mỡ, thực phẩm giàu chất béo như phô mai, bơ, sữa tươi nguyên chất, đồ uống có chứa caffeine...), căng thẳng, nằm ngay sau khi ăn và một số tình trạng bệnh lý.

Mặc dù có một số biện pháp khắc phục tại nhà có thể giúp giảm nồng độ acid, nhưng uống sữa là một trong những cách phổ biến nhất được sử dụng để giảm sự khó chịu do chứng trào ngược acid dạ dày gây ra. Tuy nhiên, một số người phàn nàn về việc gặp phải các triệu chứng trào ngược trầm trọng hơn do sữa.

Theo bác sĩ dinh dưỡng người Ấn Độ Rohini Patil, sữa có thể tạm thời giảm acid dạ dày trong thời gian ngắn, nhưng tác dụng lâu dài của nó có thể biến đổi
Theo bác sĩ dinh dưỡng người Ấn Độ Rohini Patil, sữa có thể tạm thời giảm acid dạ dày trong thời gian ngắn, nhưng tác dụng lâu dài của nó có thể biến đổi
Hướng dẫn lâm sàng, chẩn đoán và kiểm soát bệnh trào ngược dạ dày thực quản của Đại học Tiêu hóa Mỹ (American College of Gastroenterology) không liệt kê các sản phẩm từ sữa là nguyên nhân gây ra acid và ợ chua. Tuy nhiên, các sản phẩm sữa giàu chất béo, chẳng hạn như sữa tươi nguyên chất và sữa chua lại có thể dẫn đến chứng ợ nóng. Trên thực tế, một nghiên cứu được thực hiện vào năm 2022 do Viện Tiểu đường, Tiêu hóa và Thận Quốc gia Mỹ cũng cho thấy tiêu thụ thực phẩm giàu chất béo có thể gây ra hoặc làm trầm trọng thêm triệu chứng trào ngược acid dạ dày.

Chất béo trong sữa khiến cơ thắt thực quản dưới (Lower Esophageal Sphincter - LES) giãn ra, làm acid dạ dày trào ngược lên thực quản và gây trầm trọng các triệu chứng bệnh. Hơn nữa, protein trong sữa có thể kích thích sản xuất gastrin - một loại hormone làm tăng tiết acid dạ dày. Mặc dù sữa có thể giúp giảm cơn khó chịu cho một số người, nhưng nó có thể dẫn đến tăng acid và hiện tượng trào ngược đối với những người khác, đặc biệt khi họ uống sữa và sử dụng các sản phẩm từ sữa với số lượng lớn.

Trào ngược acid và hội chứng không dung nạp lactose

Không dung nạp lactose xảy ra khi cơ thể không có khả năng tiêu hóa lactose (một loại đường tự nhiên trong sữa) dẫn đến các triệu chứng như đầy hơi, khó tiêu và tiêu chảy. Đối với những người mắc hội chứng này, uống sữa có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng trào ngược acid bằng cách tăng sản xuất acid và gây khó chịu hơn cho dạ dày. 

Sữa có thể gây ra các vấn đề về Tiêu hóa đối với những người không dung nạp lactose, dẫn đến khó chịu và trào ngược dạ dày
Sữa có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa đối với những người không dung nạp lactose, dẫn đến khó chịu và trào ngược dạ dày
Làm thế nào để giải quyết tình trạng trào ngược acid dạ dày do sữa gây ra?

Để kiểm soát trào ngược acid do sữa gây ra, hãy ghi nhớ 5 lời khuyên dưới đây:

  1. Chuyển sang dùng sữa ít béo hoặc các sản phẩm thay thế có nguồn gốc từ thực vật như sữa hạnh nhân, sữa đậu nành hoặc sữa yến mạch.

  2. Giảm lượng tiêu thụ các sản phẩm sữa để hạn chế nguy cơ sản sinh quá nhiều acid.

  3. Uống sữa với lượng ít hơn để tránh gây quá tải cho hệ tiêu hóa.

  4. Tránh nằm ngay sau khi uống sữa để phòng tránh acid trào ngược vào thực quản.

  5. Nếu bạn không dung nạp lactose, hãy dùng sữa không chứa lactose để ngăn ngừa tình trạng khó chịu về tiêu hóa có thể làm trầm trọng thêm tình trạng trào ngược.

Ghi nhớ những lời khuyên này để kiểm soát chứng trào ngược acid. Nếu bạn vẫn không thấy các triệu chứng thuyên giảm, đừng ngần ngại tham khảo ý kiến ​​của các bác sĩ và chuyên gia y tế để xử lý và điều trị tình trạng bệnh đúng cách.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Men vi sinh có giúp chống trào ngược axit dạ dày?

Trang Hương - Theo suckhoecong
Bình luận
Tin mới
  • 01/04/2025

    Tăng cường miễn dịch cho trẻ mùa xuân

    Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.

  • 01/04/2025

    Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ: Hiểu đúng và đồng hành cùng người tự kỷ

    Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).

  • 31/03/2025

    Chăm sóc da cho bé vào mùa xuân: Mẹo nhỏ cho mẹ

    Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.

  • 30/03/2025

    Những thay đổi về làn da tuổi mãn kinh

    Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?

  • 30/03/2025

    Người cao tuổi và bệnh giao mùa

    Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.

  • 29/03/2025

    Đi bộ nhanh mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong

    Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.

  • 29/03/2025

    Tại sao bạn bị đau bụng khi chạy?

    Các vấn đề dạ dày khi chạy bộ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây khó chịu cho người chạy. Bạn có thể gặp tình trạng co thắt, đau bụng dẫn đến tiêu chảy trong khi chạy.

  • 28/03/2025

    3 nhóm người nên hạn chế ăn chanh

    Hầu hết mọi người có thể ăn chanh hoặc uống nước chanh một cách an toàn nhưng vì chanh có tính acid nên nó có nguy cơ gây bất lợi cho một số trường hợp cụ thể. Vậy nhóm người nào nên hạn chế ăn chanh?

Xem thêm