Stress thường gây ra nhiều tác động xấu đến làn da, khiến da nổi mụn, lão hóa sớm.
Dấu hiệu stress biểu hiện trên làn da
Stress, căng thẳng là nguyên nhân gây ra nhiều vấn đề sức khỏe như mất ngủ, rối loạn tiêu hóa, cáu bẳn, bồn chồn. Bên cạnh đó, da là cơ quan lớn nhất trong cơ thể nên cũng không thể tránh được tác động từ stress.
Theo các chuyên gia, “thủ phạm” khiến làn da bị xấu đi do stress là bởi hormone cortisol tăng cao, kéo theo hàng loạt phản ứng sinh học khác trong cơ thể. Cụ thể:
Da nổi mụn và đổ nhiều dầu
Cortisol kích thích các tuyến bã nhờn sản xuất ra nhiều dầu thừa, khiến làn da dễ nổi mụn trứng cá. Nếu bạn nhận thấy trên da xuất hiện các nốt mụn đầu trắng, mụn đầu đen sau khoảng thời gian áp lực, rất có thể làn da bạn đang bị stress nặng nề.
Da có nhiều dấu hiệu lão hóa
Stress, căng thẳng có thể khiến bạn trông già hơn tuổi. Tín hiệu stress kéo dài góp phần dẫn tới lão hóa sớm, với các dấu hiệu như da nhiều nếp nhăn và vết chân chim, da chảy xệ.
Da đỏ, ngứa ngáy và bong vảy
Làn da phản ứng với stress với các biểu hiện như đỏ da, nổi mề đay
Người đối mặt với stress, căng thẳng liên tục dễ nhận thấy các vùng da đỏ và bong vảy. Hiện tượng này xảy ra khi các mạch máu ở lớp hạ bì giãn nở, khiến bề mặt da phía trên có màu đỏ hồng. Ngoài ra, bạn còn có thể thấy da nổi mề đay, ngứa ngáy.
Nguy cơ bùng phát vảy nến, rosacea
Các bệnh da liễu như vảy nến, rosacea (chứng đỏ mặt, bệnh hồng ban) đều dễ trở nặng hoặc bùng phát khi người bệnh gặp các tác nhân gây stress. Nồng độ cortisol tăng cao gây rối loạn phản ứng miễn dịch, kích thích hiện tượng viêm ở làn da vốn dễ tổn thương.
Vảy nến gây ra các mảng da dày, màu đỏ có vảy và ngứa ngáy. Trong khi đó, người mắc chứng rosacea thường có biểu hiện với các vết đỏ ửng ở vùng má và mũi, đôi khi nổi mụn mủ nặng.
Herpes môi
Bệnh herpes môi gây ra những mụn nước nhỏ nằm trên và xung quanh môi. Khi bạn đã từng nhiễm herpes trước đó, virus sẽ ngủ im trong các tế bào thần kinh trên da của bạn và có thể tái phát trở lại dưới các tác nhân kích thích như stress, căng thẳng.
Làm thế nào để chăm sóc làn da bị stress?
Chăm sóc làn da stress bằng cách biện pháp thư giãn, kết hợp dùng mỹ phẩm chứa chất chống oxy hóa như trà xanh.
Những biểu hiện trên là cách làn da báo hiệu bạn nên chủ động kiểm soát stress, giải tỏa căng thẳng trong cuộc sống. Việc đầu tiên bạn cần làm là điều chỉnh lối sống, dành nhiều thời gian hơn cho các hoạt động chăm sóc bản thân và làm dịu tâm trạng.
Về chế độ dinh dưỡng, chế độ ăn uống đủ chất với nhiều protein, chất béo lành mạnh, rau lá xanh và trái cây giúp làn da tái cân bằng.
Khi làn da đang kích ứng vì stress, bạn có thể hỗ trợ quá trình phục hồi làn da bằng các sản phẩm làm dịu da chứa niacinamide, ceramide hoặc chiết xuất trà xanh. Các chất chống oxy hóa như trà xanh giúp trung hòa tác hại của các gốc tự do trên da.
Tập thể dục vào ban ngày, ngủ đủ giấc về đêm cũng giúp bạn giảm mức độ stress, từ đó cải thiện sức khỏe làn da.
Nếu những vấn đề da liễu như vảy nến, mụn trứng cá, chứng đỏ mặt kéo dài, bạn nên đi khám tại cơ sở chuyên khoa da liễu để có biện pháp điều trị kịp thời.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 8 thói quen hàng ngày để có một làn da khỏe đẹp.
Mùa hè mang theo những ngày nắng kéo dài, không khí oi bức và nền nhiệt độ cao, tạo nên nhiều thách thức đối với sức khỏe con người. Một trong những ảnh hưởng phổ biến nhưng ít được chú ý là tình trạng đau đầu do nóng.
Chất béo là một trong ba nhóm dưỡng chất thiết yếu, cùng với carbohydrate và protein, có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể con người.
Mùa hè đến, cái nắng gay gắt không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi mà còn tiềm ẩn những mối nguy hiểm khôn lường đối với sức khỏe, trong đó đột quỵ nhiệt là một trong những tình trạng đáng lo ngại nhất.
Cá cơm là một nguồn dinh dưỡng ấn tượng, mang lại những lợi ích sức khỏe đáng ngạc nhiên.
Kháng sinh (hay thuốc kháng sinh) đóng vai trò then chốt trong y học hiện đại, giúp điều trị hiệu quả các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn.
Chất béo thường bị hiểu lầm là “kẻ thù” của sức khỏe, đặc biệt là đối với tim mạch và cân nặng. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cho thấy không phải tất cả chất béo đều có hại. Ngược lại, một số loại chất béo tốt lại đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì năng lượng, hấp thụ vitamin và bảo vệ cơ thể khỏi viêm nhiễm. Trong đó, dầu ăn có nguồn gốc thực vật như dầu ô liu, dầu bơ, dầu mè... không chỉ mang lại hương vị phong phú cho món ăn mà còn cung cấp các acid béo có lợi cho tim mạch, não bộ và hệ miễn dịch.
Mùa hè với những ngày nắng gay gắt không chỉ mang đến niềm vui của những chuyến đi chơi mà còn ẩn chứa nguy cơ sức khỏe mà ít ai để ý: cảm nắng. Đây là một tình trạng nghiêm trọng xảy ra khi cơ thể không thể tự điều hòa nhiệt độ trong môi trường nóng bức, dẫn đến những hậu quả khôn lường nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời.
Gan đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể. Lựa chọn đúng loại thực phẩm cũng như tránh những chất có hại góp phần bảo vệ chức năng gan khỏe mạnh.