Da của bạn có thể trông đỏ hoặc tím hoặc được bao phủ bởi các mảng bám có thể gây châm chích và bỏng rát, khi khô và dày lên, nó cũng có thể làm bong tróc các vảy da.
Tại sao da bị bong tróc khi bị vẩy nến?
Phát ban do bệnh vẩy nến làm bong vảy bởi vì nó phát triển các tế bào da với tốc độ nhanh hơn so với da không bị ảnh hưởng.
Thông thường phải mất gần một tháng để lớp tế bào biểu bì dưới cùng đẩy lên lớp trên cùng của da. Tuy nhiên, với những người mắc bệnh vẩy nến thì quá trình này bị đẩy nhanh lên, dẫn đến các tế bào thừa phát triển, sau đó chết và bong ra khỏi bề mặt da. Các tế bào thừa có thể gây ra tình trạng bong tróc hàng ngày, cùng với các vảy lớn hơn có thể rơi ra.
Tình trạng bong tróc ảnh hưởng đến tinh thần của bạn
Bong tróc và đóng vảy là một trong những triệu chứng khó chịu nhất mà những người mắc bệnh vẩy nến gặp phải. Một số người không hiểu về tình trạng này có thể nghĩ rằng bệnh vẩy nến dễ lây lan hoặc liên quan đến vệ sinh kém. Nhưng cả hai giả định đều sai sự thật.
Tác động của bệnh vẩy nến không chỉ là những khó chịu về thể chất như đau, bong tróc, ngứa mà nó còn ảnh hưởng đến trạng thái tinh thần của bạn.
Những yếu tố làm gia tăng tình trạng bong tróc da?
Một số yếu tố làm gia tăng tình trạng bong tróc da như:
Làm thế nào để kiểm soát được tình trạng bong tróc?
Có nhiều cách bạn có thể làm giảm tình trạng da bong tróc do bệnh vẩy nến.
Chăm sóc da
Sử dụng corticosteroid trong thời gian ngắn có thể giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh vẩy nến da đầu. Clobetasol propionate là một ví dụ và có sẵn trong dầu gội kê đơn. Gội đầu thường xuyên cũng có lợi vì nó loại bỏ vảy trước khi chúng có cơ hội tích tụ trên da đầu.
Dầu gội trị gàu có thể không hiệu quả trong việc điều trị bệnh vảy nến. Điều này là do các nguyên nhân gây ra 2 bệnh này là khác nhau. Gàu xảy ra vì những lý do như da quá khô hoặc nhiều dầu, nhiễm trùng hoặc nhạy cảm với dầu gội. Bệnh vẩy nến xảy ra do hệ thống miễn dịch hoạt động quá mức.
Các sản phẩm trị bệnh vẩy nến da đầu khác bao gồm:
Bạn có thể sử dụng khi đi ngủ và che đầu bằng mũ tắm.
Một số cách giữ ẩm làn da:
Khám bác sĩ da liễu
Có những phương pháp điều trị mà bạn cần phải đến gặp bác sĩ da liễu.
Có thể tiêm corticosteroid trực tiếp vào vị trí bệnh vẩy nến da đầu. Bạn chỉ có thể tiêm một số lượng hạn chế những mũi tiêm này, phương pháp này thường mang lại nhiều hiệu quả.
Các liệu pháp ánh sáng, như Excimer laser, có hiệu quả và không gây đau đớn mặc dù chúng có thể gây mẩn đỏ và cảm giác cháy nắng.
Phương pháp điều trị kéo dài khoảng 10 phút, hai hoặc ba lần mỗi tuần và có thể tiếp tục trong vài tuần.
Dinh dưỡng
Giảm viêm thông qua chế độ ăn uống có thể làm dịu cơn bùng phát bệnh vẩy nến và giảm xuất hiện vảy da.
Các loại thực phẩm nên ăn:
Những thực phẩm cần tránh bao gồm:
Một số người mắc bệnh vẩy nến cũng nhạy cảm với gluten. Vì vậy, bác sĩ có thể sẽ kiểm tra xem bạn có mắc bệnh celiac không để loại bỏ gluten khỏi chế độ ăn uống.
Tinh thần
Bệnh vẩy nến gây căng thẳng, nhưng ở một số người, căng thẳng là nguyên nhân gây ra bệnh vẩy nến. Thực hiện các bước để giảm căng thẳng có thể giúp giảm tần suất bùng phát bệnh vẩy nến và bong tróc da.
Một vài liệu pháp có hiệu quả bao gồm:
Ngoài ra, bạn cũng có thể thử thiền định, bắt đầu một sở thích mới để giải tỏa căng thẳng. Nếu tình trạng bệnh kéo dài và không thuyên giảm thì bạn nên đi khám để được thăm khám và điều trị.
Mùa hè mang theo những ngày nắng kéo dài, không khí oi bức và nền nhiệt độ cao, tạo nên nhiều thách thức đối với sức khỏe con người. Một trong những ảnh hưởng phổ biến nhưng ít được chú ý là tình trạng đau đầu do nóng.
Chất béo là một trong ba nhóm dưỡng chất thiết yếu, cùng với carbohydrate và protein, có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể con người.
Mùa hè đến, cái nắng gay gắt không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi mà còn tiềm ẩn những mối nguy hiểm khôn lường đối với sức khỏe, trong đó đột quỵ nhiệt là một trong những tình trạng đáng lo ngại nhất.
Cá cơm là một nguồn dinh dưỡng ấn tượng, mang lại những lợi ích sức khỏe đáng ngạc nhiên.
Kháng sinh (hay thuốc kháng sinh) đóng vai trò then chốt trong y học hiện đại, giúp điều trị hiệu quả các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn.
Chất béo thường bị hiểu lầm là “kẻ thù” của sức khỏe, đặc biệt là đối với tim mạch và cân nặng. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cho thấy không phải tất cả chất béo đều có hại. Ngược lại, một số loại chất béo tốt lại đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì năng lượng, hấp thụ vitamin và bảo vệ cơ thể khỏi viêm nhiễm. Trong đó, dầu ăn có nguồn gốc thực vật như dầu ô liu, dầu bơ, dầu mè... không chỉ mang lại hương vị phong phú cho món ăn mà còn cung cấp các acid béo có lợi cho tim mạch, não bộ và hệ miễn dịch.
Mùa hè với những ngày nắng gay gắt không chỉ mang đến niềm vui của những chuyến đi chơi mà còn ẩn chứa nguy cơ sức khỏe mà ít ai để ý: cảm nắng. Đây là một tình trạng nghiêm trọng xảy ra khi cơ thể không thể tự điều hòa nhiệt độ trong môi trường nóng bức, dẫn đến những hậu quả khôn lường nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời.
Gan đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể. Lựa chọn đúng loại thực phẩm cũng như tránh những chất có hại góp phần bảo vệ chức năng gan khỏe mạnh.