Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Vì sao da đầu đổ nhiều mồ hôi và cách cải thiện?

Da đầu đổ nhiều mồ hôi khiến tóc bết, khó chịu, ngứa ngáy và tăng nguy cơ các bệnh về da. Tìm hiểu nguyên nhân tình trạng nhiều mồ hôi da đầu cũng như cách khắc phục tại nhà.

Nguyên nhân và cách giảm đổ mồ hôi da đầu ở người lớn.

Theo một nghiên cứu đăng trên tập san Rối loạn phần phụ về da (Skin appendage disorders) năm 2016, con người có hàng triệu tuyến mồ hôi eccrine (loại tuyến phổ biến hơn cả) có mặt ở nhiều vị trí trên khắp cơ thể người với các mật độ khác nhau. Tuyến mồ hôi eccrine xuất hiện nhiều nhất ở lòng bàn tay, lòng bàn chân và da đầu.

Nguyên nhân da đầu nhiều mồ hôi

Nhiệt độ và độ ẩm

Nhiệt độ và độ ẩm cao là nguyên nhân kích thích ra mồ hôi khắp cơ thể, gồm cả da đầu. Khi nhiệt độ tăng lên, phản ứng tự nhiên của cơ thể là hạ nhiệt bằng cách tiết mồ hôi. Độ ẩm cao có thể làm cho làn da trở nên nhờn dính và đổ mồ hôi nhiều hơn.

Hoạt động thể chất

Tập thể dục hoặc các hoạt động gắng sức kết hợp nhiệt độ cơ thể tăng cao dẫn đến tăng tiết mồ hôi, kể cả mồ hôi da đầu.

Căng thẳng và lo âu

Sự căng thẳng và cảm giác lo âu cũng có khả năng kích thích tuyến mồ hôi của cơ thể. Hiện tượng này là một phần trong phản ứng "chiến hay chạy" (fight or flight) - cách cơ thể chuẩn bị để bạn hành động, hoặc chạy trốn khỏi các tình huống được bản thân đánh giá là nguy hiểm hoặc đầy thách thức.

Thay đổi nội tiết tố

Sự dao động nội tiết tố ví dụ trong độ tuổi dậy thì, mang thai hoặc mãn kinh, có thể ảnh hưởng đến sự sản xuất mồ hôi trên khắp cơ thể, bao gồm cả da đầu.

Một số tình trạng bệnh lý

Ngoài các yếu tố trên, một số vấn đề sức khoẻ nhất định như tăng tiết mồ hôi (đổ mồ hôi quá nhiều), rối loạn tuyến giáp và mất cân bằng nội tiết tố có thể góp phần khiến da đầu đổ mồ hôi.

Cách giảm mồ hôi da đầu tại nhà

Cách chăm sóc da đầu mùa nóng để giảm mồ hôi

Cách chăm sóc da đầu mùa nóng để giảm mồ hôi.

Giữ da đầu sạch sẽ

Duy trì vệ sinh da đầu là bước đầu tiên để ngăn ngừa mái tóc bóng nhờn. Bạn nên gội đầu đều đặn (2-3 lần/tuần) với dầu gội dịu nhẹ giúp loại bỏ và ngăn ngừa sự tích tụ của mồ hôi, dầu và bụi bẩn trên da đầu, từ đó giảm tiết mồ hôi.

Sử dụng sản phẩm ngăn mồ hôi

Bạn có thể dùng các sản phẩm chống mồ hôi chuyên dụng được thiết kế cho da đầu để giúp giảm tiết mồ hôi. Những sản phẩm này thường chứa các hợp chất nhôm có tác dụng ngăn tạm thời các ống dẫn mồ hôi.

Thử các biện pháp tự nhiên

Một số thành phần tự nhiên như cây phỉ, giấm táo và dầu cây trà (dầu tràm trà) có đặc tính làm se da có thể giúp kiểm soát dầu thừa và mồ hôi trên da đầu. Bạn có thể pha loãng các thành phần này với nước và thoa lên da đầu dưới dạng nước xả hoặc dạng xịt.

Chọn vải thoáng mát

Bạn nên chọn những chiếc mũ hoặc khăn trùm đầu nhẹ, thoáng khí làm từ sợi tự nhiên như cotton hoặc vải sợ tre. Những chất liệu này cho phép không khí lưu thông tốt hơn và giúp thấm mồ hôi, giảm độ ẩm cho da đầu.

Kiểm soát căng thẳng

Thực hành các kỹ thuật giảm căng thẳng như thở sâu, thiền, yoga hoặc chánh niệm để giúp giảm thiểu cảm xúc căng thẳng và lo âu.

Duy trì đủ nước

Uống đủ nước mỗi ngày có thể giúp điều chỉnh nhiệt độ cơ thể và ngăn ngừa đổ mồ hôi quá nhiều. Bạn nên đặt mục tiêu uống ít nhất tám cốc nước mỗi ngày, chia thành nhiều lần uống trong ngày.

Hạn chế caffeine và thực phẩm cay

Caffeine và thức ăn cay có thể kích thích tuyến mồ hôi và làm tăng tình trạng đổ mồ hôi. Hạn chế ăn những chất này có thể giúp giảm mồ hôi da đầu.

Khám da liễu

Nếu tình trạng đổ nhiều mồ hôi da đầu vẫn không thuyên giảm dù đã thử nhiều biện pháp khắc phục tại nhà nói trên, bạn nên đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn biện pháp điều trị phù hợp.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 6 mẹo để có da đầu khoẻ mạnh.

Nguyễn Thanh - Theo suckhoecong
Bình luận
Tin mới
  • 05/05/2024

    6 tình trạng sức khỏe nguy hiểm liên quan đến nắng nóng

    Khi thời tiết nắng nóng, nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến nhiệt sẽ tăng lên. Nếu không được điều trị nhanh chóng, có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Vậy có phòng ngừa được không?

  • 05/05/2024

    5 biện pháp giảm nồng độ axit uric hiệu quả

    Axit uric là một chất thải tự nhiên được hình thành do sự phân hủy của thực phẩm có chứa purin chúng ta ăn hàng ngày. Sự tích tụ quá mức có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe như bệnh gout và sỏi thận...

  • 05/05/2024

    Top thực phẩm "giải nhiệt" mùa nắng nóng

    Trong mùa hè nắng nóng "khốc liệt", làm mát cơ thể là điều rất quan trọng. Những thực phẩm sau sẽ giải nhiệt cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch và giúp bạn khỏe mạnh hơn trong ngày hè.

  • 05/05/2024

    Bệnh Brucellosis

    Brucellosis là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn lây lan từ động vật sang người. Bạn có thể mắc bệnh brucellosis nếu bạn tiêu thụ sữa, pho mát hoặc các sản phẩm từ sữa khác chưa tiệt trùng từ động vật bị nhiễm bệnh.

  • 04/05/2024

    Bệnh gout có cần tránh ăn cá?

    Người bệnh gout thường được khuyên không nên ăn thực phẩm chứa nhiều purine - hợp chất hóa học có trong các tế bào của cơ thể và trong nhiều loại thực phẩm, trong đó có các loại cá, để phòng ngừa tái phát cơn gout cấp. Nhưng có cần tránh ăn cá hoàn toàn?

  • 04/05/2024

    Giảm cân cấp tốc: Coi chừng loãng xương

    Quá trình giảm cân đem lại nhiều lợi ích với sức khỏe tổng thể, nhưng có thể làm suy giảm mật độ xương. Đặc biệt, giảm cân cấp tốc với chế độ ăn kiêng kham khổ khiến nhiều người đối mặt với nguy cơ loãng xương cao.

  • 04/05/2024

    Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn uống như thế nào

    Một trong những nguyên nhân chủ yếu gây rối loạn tiêu hóa là do chế độ ăn uống không hợp lý. Chính vì vậy, điều chỉnh chế độ ăn uống có vai trò quan trọng trong phòng ngừa và điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ em.

  • 04/05/2024

    Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây rụng tóc nội tiết tố androgen

    Tóc mỏng đi, phần trán rộng ra hoặc mảng hói ngày càng phát triển hơn, đó có thể là những dấu hiệu của tình trạng rụng tóc nội tiết tố androgen. Rụng tóc do nội tiết tố androgen, còn được gọi là hói đầu, là loại rụng tóc phổ biến nhất.

Xem thêm