Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Làm thế nào để bảo vệ làn da khi hoạt động ngoài trời?

Hoạt động ngoài trời dưới ánh nắng gay gắt của mùa Hè làm tăng nguy cơ cháy nắng, ung thư da. Áp dụng các biện pháp chống nắng kỹ càng giúp bạn bảo vệ làn da khỏi tác động tiêu cực của tia cực tím.

Bức xạ cực tím (UV) gây ra tới 90% số ca mắc ung thư da không phải u hắc tố, và 84% số ca ung thư hắc tố. Một nghiên cứu tại Australia cho thấy, người chơi golf có nguy cơ ung thư cao gấp đôi người không chơi bộ môn thể thao ngoài trời này.

Để bảo vệ làn da khỏi ánh nắng, nhất là trong ngày Hè, người thường xuyên hoạt động, làm việc ngoài trời cần thực hiện các biện pháp sau:

Dùng kem chống nắng phù hợp

Trên thị trường, kem chống nắng thường được chia thành 2 dạng là hóa học và vật lý. Cả hai đều có hiệu quả bảo vệ da khá tốt, miễn là bạn chọn sản phẩm quang phổ rộng (broad-spectrum), tức có thể phòng ngừa tác hại của cả tia UVA lẫn UVB.

Kem chống nắng vật lý có ưu điểm phù hợp với da nhạy cảm, không cần thoa trước khi ra ngoài trời. Kem chống nắng hóa học cần thoa 15-20 phút trước khi ra ngoài nắng để đạt hiệu quả tốt nhất.

Chọn sản phẩm có chỉ số SPF cao

Chỉ số SPF thể hiện khả năng chống lại tia UVB - tia cực tím gây ra tình trạng cháy nắng, bỏng da. SPF 30 cho thấy sản phẩm có thể ngăn chặn 97% tia cực tím, trong khi sản phẩm SPF 50 có thể ngăn chặn khoảng 98%.

Thông thường, SPF 30 là đủ để bảo vệ da. Nhưng nếu bạn hoạt động nhiều giờ ngoài trời, hãy chọn sản phẩm có SPF càng cao càng tốt. Bên cạnh đó, cứ 2 tiếng bạn cần thoa lại kem chống nắng một lần để phát huy hiệu quả bảo vệ tốt nhất, đặc biệt khi bạn đổ nhiều mồ hôi.

Dùng lượng kem chống nắng đủ nhiều

Dùng lượng kem chống nắng đủ để bảo vệ da khi làm việc, hoạt động ngoài trời

Dù dùng sản phẩm chống nắng dạng kem, gel hay sữa (lotion), bạn cũng cần sử dụng lượng đủ nhiều để che phủ vùng da cần bảo vệ. Mẹo “đo lường” kem chống nắng trên mặt được ước tính bằng lượng kem dài bằng 2 ngón tay.

Với sản phẩm chống nắng dạng xịt, bạn nên xịt khi ở trong nhà, hoặc xịt vào tay rồi thoa lên người để tránh hao phí.

Không bỏ quên những vị trí dễ cháy nắng

Ung thư da hắc sắc tố thường xuất hiện ở những vùng da không được che phủ như tay, chân, lưng, mặt. Ngoài ra, chúng cũng có thể xuất hiện ở môi, da đầu, thậm chí là sau tai. Vì vậy, bạn đừng quên dùng sản phẩm chống nắng cho những vị trí này. Trên thị trường còn có son môi có SPF 30, bột chống nắng da đầu.

Dùng trang phục chống nắng

Sử dụng mũ rộng vành, kính râm, áo dài tay để bảo vệ làn da khi hoạt động dưới trời nắng gắt

Người làm việc nhiều giờ ngoài trời nên dùng trang phục bảo hộ lao động phù hợp, kết hợp dùng thêm mũ rộng vành để chắn bớt các tia UV có hại. Bạn có thể tìm mua mũ, nón có vành 7-12cm, làm từ vải có khả năng chống tia cực tím (chỉ số UPF) để bảo vệ da đầu, cổ, tai, vai và lưng. Vải có mật độ dệt càng cao thì có thể ngăn tia UV xuyên qua càng tốt.

Kính râm cũng là phụ kiện cần thiết, giúp bảo vệ mắt khỏi tia UV và nguy cơ ung thư.

Giải lao trong bóng râm

Người làm việc, hoạt động ngoài trời nắng nên sắp xếp thời gian giải lao hợp lý để tránh nắng ở nơi có bóng râm. Bất cứ khi nào có thể, bạn hãy rời xa khỏi vùng bị nắng chiếu. Nghỉ ngơi trong bóng râm cũng giúp giảm nguy cơ say nắng, kiệt sức do nhiệt.

Làm việc vào sáng sớm hoặc chiều muộn

Dù là công việc làm vườn, chơi thể thao với con, hay dắt thú cưng đi dạo, bạn nên thực hiện trong những khung giờ ánh nắng chưa quá gay gắt, chỉ số UV không ở ngưỡng nguy hại. Vào mùa Hè, tia cực tím hoạt động mạnh nhất từ 10-16h hàng ngày.

Khám da liễu hàng năm

Khi khám sức khỏe định kỳ hàng năm, bạn nên khám da liễu toàn diện để bác sĩ kiểm tra, phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường trên da. Một nốt ruồi đáng ngờ, vùng da tổn thương và loét… cũng có thể là triệu chứng ung thư hắc tố. Ung thư da giai đoạn sớm cũng có tiên lượng điều trị và phục hồi cao hơn.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết:   Cách phục hồi làn da bị cháy nắng

 
Quỳnh Trang - Theo suckhoecong
Bình luận
Tin mới
  • 08/09/2024

    3 cách tự nhiên giúp giảm buồn nôn

    Buồn nôn là cảm giác khó chịu, gây mệt mỏi mà bất kỳ ai cũng có thể gặp phải. Nó có thể xuất phát từ cảm giác hết sức tự nhiên khi bạn ăn thức ăn lạ, có mùi, có thể là do say tàu xe hoặc cảm lạnh và dưới đây là một số cách tự nhiên giúp bạn giảm cơn buồn nôn.

  • 07/09/2024

    Chuyên gia chia sẻ cách “sử dụng” thời gian hàng ngày để kéo dài tuổi thọ

    Nathan K. LeBrasseur, chuyên gia hàng đầu về lão hóa tại bệnh viện Mayo Clinic (Mỹ), khẳng định rằng lối sống lành mạnh chính là chìa khóa để ngăn ngừa nhiều bệnh tật và kéo dài tuổi thọ.

  • 07/09/2024

    Lý do bạn nên hiến máu thường xuyên

    Hiến máu là một nghĩa cử nhân đạo và cao đẹp. Hành động này không chỉ giúp cho những bệnh nhân đang cần máu mà còn tốt cho sức khỏe người hiến tặng.

  • 07/09/2024

    Vũ khí bí mật chống lại viêm nhiễm phụ khoa

    Probiotics là các vi sinh vật sống có lợi cho sức khỏe, thường được tìm thấy trong các thực phẩm lên men như sữa chua, kim chi, dưa chua hoặc dưới dạng thực phẩm bổ sung.

  • 07/09/2024

    Những thói quen trang điểm có thể gây tổn thương mắt

    Trang điểm là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của nhiều chị em phụ nữ. Tuy nhiên, các chuyên gia về thị lực cảnh báo một số thói quen trang điểm có thể gây tổn thương mắt.

  • 06/09/2024

    Đôi môi nói lên điều gì về sức khỏe?

    Đôi môi căng mọng, mềm mại giúp gương mặt tràn đầy sức sống. Trái lại, một vài dấu hiệu sau cho thấy đôi môi đang “lên tiếng” cảnh báo bạn cần quan tâm đến một số vấn đề sức khỏe.

  • 06/09/2024

    Béo phì ảnh hưởng đến làn da thế nào?

    Tình trạng thừa cân, béo phì không chỉ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và đái tháo đường, mà còn ảnh hưởng tới sức khỏe làn da. Một vài vấn đề da liễu có liên hệ mật thiết với cân nặng của bạn.

  • 06/09/2024

    Những điều cần biết khi bạn dị ứng penicillin

    Dị ứng penicillin là phản ứng của hệ thống miễn dịch của bạn với thuốc kháng sinh penicillin. Kể từ những năm 1940, penicillin đã trở thành loại thuốc được sử dụng để điều trị các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra. Nhưng một số người gặp phản ứng xấu khi sử dụng loại kháng sinh này.

Xem thêm