Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

8 loại thực phẩm giảm ợ nóng, ợ chua do trào ngược dạ dày khi mang thai

Chứng ợ nóng, ợ chua là một triệu chứng thường gặp khi mang thai. Mặc dù không có gì đáng lo ngại, nhưng chứng ợ nóng, ợ chua có thể gây khó chịu cho bà bầu. Chế độ ăn uống gồm những loại thực phẩm tốt nhất sẽ giảm được chứng ợ nóng khi mang thai.

Có một số loại thực phẩm đã được chứng minh là hữu ích và giúp giảm các triệu chứng trào ngược dạ dày hay ợ nóng, ợ chua ở thai phụ:

1. Sữa

Sữa đã được chứng minh là giúp giảm bớt sự khó chịu do chứng ợ nóng gây ra. Sữa là một chế phẩm có tính kiềm nên giúp tạo ra một hàng rào mỏng bao quanh dạ dày và có thể làm giảm kích ứng. Lý tưởng nhất là sữa tách kem hoặc bán tách kem vì nguồn sữa giàu chất béo có thể khiến chứng ợ nóng trở nên trầm trọng hơn.

BS. Đào Thị Yến Thủy - Trung tâm Dinh dưỡng TP. Hồ Chí Minh: Nhu cầu canxi mỗi ngày cho một người lớn theo dinh dưỡng khuyến cáo là 500mg canxi/người/ngày, vì nếu chỉ ăn các loại thực phẩm khác thì khó mà đạt được số lượng canxi cần thiết. Đặc biệt phụ nữ có thai và cho con bú nhu cầu canxi tăng rất cao (1.000 – 1.200mg canxi/ngày). 

Trong khi đó, 100ml sữa cung cấp 120mg canxi. Do đó, sữa là một nguồn canxi tuyệt vời nên được đưa vào chế độ ăn uống để đảm bảo sức khỏe cho xương của bà bầu. Bạn có thể thêm sữa vào ngũ cốc, dùng sữa làm nguyên liệu nấu ăn hoặc dùng sữa làm chất lỏng chính cho sinh tố hoặc đồ uống nóng. Bà bầu cũng có thể pha một thìa mật ong vào một ly sữa ấm uống để trung hòa axit trong dạ dày.

2. Trà thảo mộc

9 loại thực phẩm giảm ợ nóng, ợ chua do trào ngược dạ dày khi mang thai - Ảnh 2.

Trà thảo mộc tốt cho thai phụ bị trào ngược dạ dày.

Các loại trà thảo mộc như gừng, thì là và bạc hà là những biện pháp khắc phục chứng ợ nóng vì các thảo mộc rất hữu ích trong việc giảm độ axit. Do đó, thai phụ có thể uống trà thảo mộc giữa các bữa ăn như một nguồn cung cấp nước tốt có thể ngăn ngừa hoặc làm giảm các triệu chứng ợ nóng, ợ chua.

3. Thực phẩm lên men

Probiotic có lợi cho quá trình tiêu hóa và hệ vi sinh vật đường ruột, đồng thời thúc đẩy quá trình tiết dịch tiêu hóa có thể giúp giữ cho hệ thống tiêu hóa hoạt động bình thường. Những thứ này có thể giúp ngăn ngừa các vấn đề như khó tiêu và ợ nóng, ợ chua trong một số trường hợp. Có thể sử dụng 1-2 phần những thực phẩm chứa probiotic trong chế độ ăn uống của thai phụ mỗi ngày.

Men vi sinh và kết cấu nhẹ nhàng làm cho sữa chua trở thành một lựa chọn tuyệt vời để giảm thiểu chứng ợ nóng, ợ chua. Giống như sữa, sữa chua có vai trò giúp giảm kích ứng do ợ nóng. Nó là một nguồn probiotic và kiềm có thể giúp trung hòa axit trong dạ dày.

Sữa chua là một nguồn cung cấp canxi và protein tốt khác nên có thể giúp đáp ứng các yêu cầu dinh dưỡng của bạn. Chọn sữa chua nguyên chất và ít chất béo là lựa chọn tốt nhất để giảm chứng ợ nóng. Vì vậy hãy thử thêm sữa chua vào bữa ăn nhẹ hoặc dùng nó như một món ăn trong bữa ăn để giúp giảm nguy cơ ợ chua.

4. Chuối

Chuối có hàm lượng axit thấp hơn hầu hết các loại trái cây. Chuối có đặc tính viêm và có thể làm giảm đầy hơi trong ruột. Hàm lượng chất xơ của nó đảm bảo chuyển động trong ruột diễn ra suôn sẻ. Do đó, chuối là lựa chọn tốt để đảm bảo mỗi ngày và đáp ứng các yêu cầu về chất xơ mà không gây ra các triệu chứng ợ nóng, ợ chua. Chuối có thể được thêm vào sữa chua như một món ăn nhẹ, hoặc thêm vào ngũ cốc

5. Nước ép nha đam và bạc hà

9 loại thực phẩm giảm ợ nóng, ợ chua do trào ngược dạ dày khi mang thai - Ảnh 4.

Nước ép nha đam phù hợp với phụ nữ mang thai.

Nước ép nha đam có thể làm dịu niêm mạc dạ dày, cải thiện triệu chứng ợ nóng nhờ vào các hoạt chất chống viêm, các hoạt chất này có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của các gốc tự do. Bạc hà có thể giúp giảm trào ngược nên rất phù hợp cho phụ nữ mang thai. Đây là một giải pháp tốt cho những người thường xuyên bị ợ chua. Bạc hà giúp giảm lượng acid trong dạ dày và cải thiện tiêu hóa. Nó có tác dụng làm mát giúp giảm đau và rát do trào ngược acid.

6. Ngũ cốc nguyên cám

Các loại ngũ cốc nguyên hạt như gạo lứt, mì ống nâu, bánh mì làm từ ngũ cốc nguyên hạt và yến mạch đều có nhiều chất xơ. Trong một số trường hợp, chất xơ có thể giúp đẩy nhanh quá trình tiêu hóa thức ăn qua dạ dày, giúp thức ăn không bị ứ đọng trong dạ dày lâu hơn mức cần thiết, hạn chế lượng axit sinh ra. Do đó, điều này có thể làm giảm khả năng trào ngược axit.

Để kết hợp ngũ cốc nguyên hạt vào chế độ ăn uống, bà bầu có thể thay thế bánh mì trắng bằng bánh mì nâu hoặc lúa mạch đen vào bữa trưa. Tương tự, có thể làm bữa sáng có chứa yến mạch như cháo hoặc thanh bánh quy ăn sáng.

7. Dứa hoặc đu đủ

Đối với một số phụ nữ, các enzym tiêu hóa trong dứa và đu đủ giúp giảm bớt các triệu chứng ợ nóng, ợ chua. Ăn những loại trái cây này sau bữa ăn có thể hỗ trợ tiêu hóa và giảm khả năng bị ợ nóng. Ăn đu đủ có thể giữ cho bà bầu an toàn khỏi axit vì nó có chứa enzyme papain, giúp cải thiện tiêu hóa. Hàm lượng chất xơ của nó cũng giúp loại bỏ độc tố trong dạ dày.

Tuy nhiên, bà bầu cần lưu ý không ăn quá nhiều, nên ăn chừng mực nhất là quả dứa vì theo BS. Đoàn Xuân Quảng (Khoa Sản bệnh - Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng) nếu ăn quá nhiều, ngoài đau rát miệng có thể làm tăng đường huyết quá mức.  Nếu thai phụ bị đái tháo đường thai kỳ có thể gây ra tình trạng tăng đường huyết, rối loạn đường huyết..,

8. Gừng

Gừng là một phương thuốc tốt cho chứng đau dạ dày, giảm đầy hơi vì vậy, gừng rất tốt để chống lại chứng ợ nóng. Trong số nhiều lợi ích của gừng, nó có thể làm giảm viêm và ngăn axit dạ dày di chuyển lên thực quản. Điều này có thể là do các hợp chất phenolic trong gừng có thể làm dịu kích ứng dạ dày. Phenol cũng được biết là có tác dụng làm giảm co thắt dạ dày có thể cho phép axit từ dạ dày trào lên thực quản.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 8 cách giúp giảm ợ nóng, ợ chua do trào ngược dạ dày khi mang thai.

Theo Sức Khỏe & Đời Sống
Bình luận
Tin mới
  • 16/01/2025

    Chế độ ăn cho người mắc hội chứng urê huyết tán huyết

    Một chế độ ăn uống được kiểm soát cẩn thận có thể giúp cải thiện chất lượng cuộc sống và làm chậm tiến triển của người bị hội chứng urê huyết tán huyết.

  • 16/01/2025

    Phân biệt nấm móng và vẩy nến móng tay

    Nấm móng và bệnh vẩy nến móng là hai tình trạng ảnh hưởng đến móng. Chúng có các triệu chứng tương tự nhau và bạn có thể bị cả nấm móng và vẩy nến móng tay cùng một lúc. Tuy nhiên, hai bệnh là khác nhau và có các phương pháp điều trị riêng biệt.

  • 15/01/2025

    VIAM Clinic Tri ân Bạn cũ - Món quà sức khỏe, Tết thêm vui

    Từ ngày 1/1 - 28/2/2025 Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM - thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam triển khai chương trình tri ân: khám dinh dưỡng miễn phí.

  • 15/01/2025

    Ăn cà chua mỗi ngày có tốt không?

    Nhiều người ăn cà chua hàng ngày vì sở thích và mong muốn nhận được lợi ích sức khỏe từ loại thực phẩm bổ dưỡng này. Vậy ăn cà chua mỗi ngày có tốt không?

  • 15/01/2025

    Đón năm mới khỏe mạnh cùng thói quen chăm sóc sức khỏe từ chuyên gia

    Năm mới đến gần là thời điểm lý tưởng để chúng ta đặt ra những mục tiêu mới cho bản thân. Bên cạnh những kế hoạch về công việc, tài chính, đừng quên dành sự quan tâm đặc biệt cho sức khỏe của bản thân và gia đình.

  • 14/01/2025

    Chế độ ăn khi bị nhiễm giun tóc

    Chế độ ăn uống có thể tạo ra khả năng miễn dịch bảo vệ, hỗ trợ phương pháp điều trị cho người mắc bệnh nhiễm ký sinh trùng đường ruột, trong đó có giun tóc.

  • 14/01/2025

    Bệnh tim mạch mùa lạnh ở người cao tuổi: Nhận biết sớm và phòng tránh

    Người cao tuổi thường dễ mắc các bệnh tim mạch, đặc biệt là trong thời tiết lạnh giá. Nhiệt độ xuống thấp khiến cơ thể phải làm việc nhiều hơn để duy trì thân nhiệt, gây áp lực lên hệ tim mạch. Việc nhận biết sớm các dấu hiệu và áp dụng các biện pháp phòng tránh là vô cùng quan trọng để bảo vệ sức khỏe tim mạch cho người cao tuổi trong mùa lạnh.

  • 14/01/2025

    Chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm: Những điều cần lưu ý để bảo vệ sức khỏe

    Thời tiết hanh khô những ngay với sự chênh lệch nhiệt độ đáng kể giữa ngày và đêm. Ban ngày nắng ấm, chiều tối se lạnh, sáng sớm lại trở nên rét buốt. Sự thay đổi này khiến cơ thể chúng ta khó thích nghi, sức đề kháng suy giảm, dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, tim mạch, thậm chí là đột quỵ. Trẻ em và người lớn tuổi lại càng có nguy cơ cao hơn nên cần được quan tâm đặc biệt. Vậy chúng ta nên làm gì để bảo vệ sức khỏe trong những ngày này?

Xem thêm