Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Trào ngược dạ dày thực quản

Trào ngược axit xảy ra khi chất từ dạ dày trào ngược lên thực quản. Nếu bạn có các triệu chứng của trào ngược axit nhiều hơn hai lần một tuần, bạn có thể mắc một chứng bệnh được gọi là bệnh trào ngược dạ dày thực quản.

Các triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản

Triệu chứng chính là trào ngược axit. Trào ngược axit có thể gây ra cảm giác nóng rát khó chịu ở ngực, có thể di chuyển lên cổ và họng. Cảm giác này thường được gọi là ợ chua. Nếu bạn bị trào ngược axit, bạn có thể cảm thấy chua hoặc đắng ở phía sau miệng. Nó cũng có thể gây trào ngược thức ăn hoặc chất lỏng từ dạ dày vào miệng.

Một số triệu chứng khác bao gồm:

  • buồn nôn
  • đau ngực
  • đau khi nuốt
  • khó nuốt
  • ho mãn tính
  • giọng nói khàn
  • hơi thở hôi

Các lựa chọn điều trị

Để kiểm soát và làm giảm các triệu chứng bác sĩ có thể khuyến khích bạn thực hiện một số thay đổi lối sống nhất định, chẳng hạn như:

  • duy trì trọng lượng vừa phải
  • bỏ thuốc lá, nếu bạn hút thuốc
  • tránh các bữa ăn lớn, nặng vào buổi tối
  • đợi một vài giờ sau khi ăn để nằm xuống
  • nâng cao đầu của bạn trong khi ngủ (bằng cách nâng cao đầu giường của bạn 6-8 cm)

Vấn đề với các biện pháp khắc phục tại nhà

Bạn có thể bắt đầu với các biện pháp khắc phục tại nhà để điều trị chứng ợ nóng của mình. Mặc dù một số phương pháp điều trị tại nhà có thể giúp ích một chút khi thỉnh thoảng bị trào ngược axit, nhưng nếu bạn đã được chẩn đoán mắc trào ngược dạ dày thực quản, rất có thể bạn đang đối mặt với bệnh trào ngược mãn tính. Các vấn đề sức khỏe mãn tính đôi khi có thể được xoa dịu bằng cách thay đổi lối sống, nhưng cũng thường cần một số loại can thiệp y tế.

Một số biện pháp khắc phục tại nhà trôi nổi trên mạng có thể gây hại nhiều hơn là có lợi bao gồm:

  • Uống dung dịch muối nở và nước. Bởi vì baking soda có tính kiềm, nó có khả năng giúp trung hòa độ axit, và hầu hết là an toàn khi tiêu thụ với liều lượng nhỏ. Nhưng baking soda có hàm lượng natri cao và bạn cũng có thể gặp phải tác dụng phụ nếu tiêu thụ quá nhiều.
  • Kẹo cao su. do nước bọt có tính kiềm nhẹ, nên việc nhai kẹo cao su có thế kích thích tuyến nước bọt, giúp trung hòa nồng độ axit trong miệng và cổ họng của bạn.
  • Tiêu thụ gừng. Gừng là một phương pháp khắc phục tại nhà phổ biến cho các vấn đề như buồn nôn và chua bao tử, nhưng vẫn chưa rõ liệu nó có thực sự giúp chữa các triệu chứng ợ chua không thường xuyên hay không. Trên thực tế, trong nhiều nghiên cứu, ợ chua là một triệu chứng của việc dùng quá nhiều gừng.
  • Uống sữa. Do tính kiềm tự nhiên của nó, sữa là một phương pháp điều trị tại nhà khác thường được quảng cáo như một cách để giảm bớt các triệu chứng ợ chua. Thật không may, mặc dù ban đầu nó có thể cảm thấy nhẹ nhàng nhưng chất béo và protein trong sữa có thể làm cho các triệu chứng ợ chua trở nên tồi tệ hơn khi sữa được tiêu hóa. Sữa ít béo có thể dễ dung nạp hơn đối với một số người.
Các yếu tố nguy cơ đối với tình trạng trào ngược

Mặc dù không có một nguyên nhân nào gây ra trào ngược dạ dày thực quản, nhưng có những lựa chọn về lối sống và các yếu tố sức khỏe nhất định có thể giúp chẩn đoá, bao gồm:

  • béo phì
  • có thai
  • rối loạn mô liên kết
  • hút thuốc
  • thường xuyên ăn các bữa ăn lớn
  • liên tục nằm xuống hoặc đi ngủ ngay sau khi ăn
  • ăn nhiều một số loại thực phẩm, chẳng hạn như các sản phẩm chiên giòn hoặc cà chua
  • uống một số loại đồ uống, như soda, cà phê hoặc rượu
  • sử dụng nhiều loại thuốc chống viêm không steroid (NSAIDS), như aspirin hoặc ibuprofen

Chế độ ăn uống gây ra trào ngược dạ dày thực quản

Một số người đã được chẩn đoán mắc trào ngược dạ dày thực quản nhận thấy rằng một số loại thực phẩm và đồ uống có thể gây ra các triệu chứng của họ. Mặc dù các yếu tố gây kích thích có thể rất cá nhân, nhưng có một số loại thực phẩm thường được trích dẫn là dễ gây kích thích hơn những thực phẩm khác. Chúng bao gồm:

  • thức ăn nhiều chất béo (như thức ăn chiên và thức ăn nhanh)
  • trái cây và nước trái cây họ cam quýt
  • cà chua và nước sốt cà chua
  • hành
  • bạc hà
  • cà phê
  • Nước ngọt

Các biến chứng tiềm ẩn của trào ngược dạ dày thực quản bao gồm:

  • viêm thực quản
  • hẹp thực quản, xảy ra khi thực quản của bạn thu hẹp hoặc thắt chặt
  • Barrett thực quản, liên quan đến những thay đổi vĩnh viễn đối với niêm mạc thực quản của bạn
  • ung thư thực quản, ảnh hưởng đến một phần nhỏ những người bị Barrett thực quản
  • mòn men răng, bệnh nướu răng hoặc các vấn đề răng miệng khác

Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng hàng ngày là một trong những cách đơn giản nhất giúp bạn hạn chế trào ngược dạ dày và thực quản. Nếu bạn muốn có một chế độ dinh dưỡng hạn chế trào ngược dạ dày thực quản chuẩn được xây dựng bởi các chuyên gia dinh dưỡng đầu ngành, hãy đăng ký khám dinh dưỡng cùng Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM. 

 

Để đặt lịch khám, Quý khách vui lòng liên hệ Hotline: 0935 18 3939 hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY

Để giảm nguy cơ biến chứng, điều quan trọng là phải thực hiện các bước để quản lý và điều trị các triệu chứng của trào ngược dạ dày thực quản.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 18 cách để giảm đầy hơi

Hồng Ngọc - Viện Y học ứng dụng Việt Nam (theo MedicalNewsToday) -
Bình luận
Tin mới
  • 01/04/2025

    Tăng cường miễn dịch cho trẻ mùa xuân

    Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.

  • 01/04/2025

    Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ: Hiểu đúng và đồng hành cùng người tự kỷ

    Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).

  • 31/03/2025

    Chăm sóc da cho bé vào mùa xuân: Mẹo nhỏ cho mẹ

    Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.

  • 30/03/2025

    Những thay đổi về làn da tuổi mãn kinh

    Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?

  • 30/03/2025

    Người cao tuổi và bệnh giao mùa

    Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.

  • 29/03/2025

    Đi bộ nhanh mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong

    Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.

  • 29/03/2025

    Tại sao bạn bị đau bụng khi chạy?

    Các vấn đề dạ dày khi chạy bộ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây khó chịu cho người chạy. Bạn có thể gặp tình trạng co thắt, đau bụng dẫn đến tiêu chảy trong khi chạy.

  • 28/03/2025

    3 nhóm người nên hạn chế ăn chanh

    Hầu hết mọi người có thể ăn chanh hoặc uống nước chanh một cách an toàn nhưng vì chanh có tính acid nên nó có nguy cơ gây bất lợi cho một số trường hợp cụ thể. Vậy nhóm người nào nên hạn chế ăn chanh?

Xem thêm